I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Giới thiệu cho học sinh những nội dung cơ bản của động tác đội ngũ từng người không có súng, thứ tự động tác tập hợp các đội hình cơ bản và đổi hướng đội hình của tiểu đội, trung đội làm cơ sở để vận dụng vào trong các hoạt động của nhà trường.
2. Yêu cầu:
- Biết hô khẩu lệnh và làm động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân, đọng tác ngồi xuống, đứng dậy, tiến, lùi, qua phải, qua trái, động tác chào, chạy đều, đứng lại.
- Biết hô khẩu lệnh và thứ tự động tác của người chỉ huy, động tác của học sinh khi tập đội hình và đổi hướng đội hình của tiểu đội, trung đội.
- Tích cực tự giác tập luyện để nắm được các động tác, học đến đâu vận dụng đến đó.
II/ NỘI DUNG - TRỌNG TÂM - THỜI GIAN:
1.Nội dung:
a. Phần đội ngũ từng người không có súng:
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Động tác đội ngũ từng người không có súng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững nội dung cơ bản của động tác đội ngũ từng người không có súng, thứ tự động tác tập hợp các đội hình cơ bản và đổi hướng đội hình của tiểu đội, trung đội làm cơ sở để vận dụng vào trong các hoạt động của nhà trường.
2. Yêu cầu:
- Biết hô khẩu lệnh và làm động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân, đọng tác ngồi xuống, đứng dậy, tiến, lùi, qua phải, qua trái, động tác chào, chạy đều, đứng lại.
- Biết hô khẩu lệnh và thứ tự động tác của người chỉ huy, động tác của học sinh khi tập đội hình và đổi hướng đội hình của tiểu đội, trung đội.
- Tích cực tự giác tập luyện để nắm được các động tác, học đến đâu vận dụng đến đó.
II/ NỘI DUNG - TRỌNG TÂM - THỜI GIAN:
1.Nội dung:
a. Phần đội ngũ từng người không có súng:
- Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chổ.
- Đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi.
- Giậm chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại-đi đều, giậm chân khi đang đi.
- Động tác tiến, lùi, qua trái, qua phải, ngồi xuống, đứng dậy.
- Động tác chào.
- Động tác chạy đều, đứng lại.
b. Phần đội ngũ đơn vị:
- Đội hình cơ bản của tiểu đội.
- Đội hình cơ bản của trung đội.
- Đổi hướng của đội hình tiểu đội, trung đội.
2. Trọng tâm:
- Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ.
- Đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi.
- Giậm chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại-đi đều, giậm chân khi đang đi.
- Đội hình cơ bản của tiểu đội.
3. Thời gian: Tổng thời gian 12 tiết (540 phút).
- Làm thủ tục thao trường và phổ biến ý định bài giảng (5 phút).
- Thực hành giảng dạy (510 phút).
- Kết thúc giảng dạy (25 phút).
III/ TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP:
1. Tổ chức:
- Lấy lớp học để lên lớp.
- Lấy tổ học tập để luyện tập động tác từng người và đội hình của tiểu đội.
- Lấy lớp học để luyện tập trung đội.
2. Phương pháp:
- Đối với giáo viên:
+ Phần đội ngũ từng người không súng giáo viên lên lớp theo phương pháp làm mẫu, diễn giải. Tiến hành thực hiện theo 3 bước để nắm nội dung các động tác.
+ Phần đội ngũ đơn vị giáo viên dùng sơ đồ, hình vẽ để giới thiệu, sau đó lấy học sinh (hoặc đội mẫu) để xếp từng loại đội hình.
- Đối với học sinh:
+ Nghe, quan sát động tác mẫu, tiến hành luyện tập theo 3 bước để nắm nội dung các động tác.
Từng cá nhân trong đội hình tổ chức nghiên cứu.
Từng cá nhân trong đội hình tổ tập chậm từng động tác.
Từng cá nhân trong đội hình tổ tập tổng hợp.
IV/ ĐỊA ĐIỂM:
- Sân giáo dục thể chất trường.
V/ VẬT CHẤT BẢO ĐẢM:
- Bãi tập: Chọn khu vực tương đối bằng phẳng và rộng, sân bóng đá, bóng chuyền để làm nơi lên lớp và luyện tập.
- Bảng, phấn, giáo án của giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, đầy đủ.
- Trang phục của giáo viên và học sinh: Quần áo đồng phục theo thống nhất, đi giày vải, đội mũ cứng.
VI/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
- Kiểm tra bài tập: trước khi thực hành giảng dạy giáo viên kiểm tra điều kiện an toàn của bài tập, dự kiến vị trí tập hợp đội hình khi nghe giảng, vị trí luyện tập, kiểm tra đánh giá kết quả.
- Tập trung lớp học, kiểm tra quân số, các vật chất phục vụ việc học tập, kiểm tra trang phục của học sinh theo quy định.
- Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn, kĩ luật, tác phong, vệ sinh, đi lại trong thời gian vào lớp.
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY
A- PHỔ BIẾN Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY:
Nêu tên bài học
Mục đích yêu cầu
Tổ chức phương pháp (Phổ biến như phần ý định giảng dạy)
Nội dung, thời gian
B- NỘI DUNG GIẢNG DẠY:
I/ PHẦN ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG:
☼ - Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ:
☼ - Vấn đề huấn luyện 1: Đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi:
- Ý nghĩa: Dùng khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của quân đội chính quy.
1. Động tác đi đều:
- Khẩu lệnh: “ Đi đều - BƯỚC!” có dự lệnh và động lệnh, “Đi đều” là dự lệnh “BƯỚC” là động lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “BƯỚC”, làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước cách chân phải 60cm (tính từ gót chân nọ đến gót chân kia), đặt gót chân rồi chuyển sang đặt cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và hơi nâng lên, cánh tay dưới gần thành một đường thăng bằng, nắm tay hơi úp xuống, mép dưới cao ngang mép trên thắt lưng to, khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ cách thân người 20cm thẳng đường khuy áo, tay trái thẳng về sau một cách tự nhiên, lòng bàn tay nắm hờ quay và trong, mắt nhìn thẳng.
+ Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60cm, tay trái đánh ra trước như tay phải, tay phải đánh ra phía sau như tay trái. Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc đọ 110 bước /phút.
2. Động tác đứng lại:
- Khẩu lệnh: “Đứng lại - ĐỨNG!” Có dự lệnh và động lệnh, dự lệnh là “đứng lại”, động lệnh là “ĐỨNG”.
Khi nghe dứt động lệnh “ĐỨNG”rơi vào chân phải, làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước (bàn chân chếch sang trái 22.50).
+ Cử động 2: Chân phải bước lên ngang với chân trái (bàn chân chếch sang phải 22.50), hai tay trở thành tư thế đứng nghiêm.
3. Động tác đổi chân trong khi đi:
- Khẩu lệnh trong khi đi là “một” rơi vào chân trái khi bàn chân chạm đất, “hai” rơi và chân phải khi bàn chân chạm đất. Khi thấy mình đi sai với nhịp hô thì nhanh chóng đổi chân để kịp điều chỉnh nhịp bước đúng với nhịp của đội hình.
- Động tác: làm 3 cử động.
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước.
+ Cử động 2: Chân phải bước tiếp một bước ngắn (bước đệm) đặt sau gót chân trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước một bước ngắn (lúc này tay phải đánh về trước, tay trái đánh về sau có dừng lại).
+ Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp bước thống nhất.
*Chú ý: Khi đổi chân không nhảy lò cò, tay chân phối hợp nhịp nhàng.
☼ – Vấn đề huấn luyện 2: Giậm chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại - đi đều, giậm chân khi đang đi:
+ Ý nghĩa: Để đều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự.
1. Giậm chân:
- Khẩu lệnh: “Giậm chân - GIẬM” có dự lệnh và động lệnh, dự lệnh “giậm chân”, động lệnh “GIẬM”.
Đang đứng tại chổ, nghe dứt động lệnh “GIẬM”, chân trái nhấc lên, đầu bàn chân cách mặt đất 20cm, tay phải đánh ra trước, tay trái đánh về sau (như đi đều) rồi đặt chân trái xuống. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chổ.
2. Đang giậm chân đứng lại:
- Khẩu lệnh: “Đứng lại - ĐỨNG!” Có dự lệnh và động lệnh, dự lệnh là “đứng lại” động lệnh là “ĐỨNG”.
Khi nghe dứt động lệnh “ĐỨNG”rơi vào chân phải, làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái giậm thêm một bước (mũi bàn chân chếch sang trái 22.50).
+ Cử động 2: Gót chân phải đưa về ngang với gót chân trái (mũi bàn chân chếch sang phải 22.50), hai tay trở về tư thế đứng nghiêm.
3. Động tác đổi chân khi đang giậm:
- Khẩu lệnh trong khi giậm là “một” rơi vào chân trái khi bàn chân chạm đất, “hai” rơi và chân phải khi bàn chân chạm đất. Khi thấy mình giậm sai với nhịp hô thì nhanh chóng đổi chân để kịp điều chỉnh nhịp bước đúng với nhịp của đội hình.
- Động tác: làm 3 cử động
+ Cử động 1: Chân trái giậm 1 bước, dừng lại
+ Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp 2 bước tại chỗ (tay trái đánh về phía trước, tay phải đánh về phía sau có dừng lại)
+ Cử động 3: Chân trái giậm tiếp một bước, rồi hai chân thay nhau giậm theo nhịp thống nhất.
4.Giậm chân khi đang đi:
- Khẩu lệnh: “Giậm chân - GIẬM” có dự lệnh và động lệnh, dự lệnh “giậm chân”, động lệnh “GIẬM”.
Đang đi đều nghe dứt động lệnh “GIẬM” rơi vào chân phải, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhất lên, đầu bàn chân cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chổ (tay đánh tự nhiên như đi đều).
5. Đang giậm chân chuyển sang đi đều:
- Khẩu lệnh: “ Đi đều - BƯỚC!” có dự lệnh và động lệnh, “Đi đều” là dự lệnh “BƯỚC” là động lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “BƯỚC” rơi vào chân phải, chân trái bước lên rồi chuyển thành đi đều.
6. Những điểm chú ý:
- Khi đổi chân, tay và chân phối hợp nhịp nhàng.
- Khi đặt bàn chân xuống đất, đặt mũi bàn chân xuống trước rồi đặt cả bàn chân.
☼ - Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái:
II/ PHẦN ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ:
- Đội hình cơ bản của tiểu đội.
- Đội hình cơ bản của trung đội.
- Đổi hướng đội hình của tiểu đội và trung đội.
III/ KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP:
* Phổ biến kế hoạch và hướng dẫn luyện tập: 05 phút.
1. Nội dung luyện tập:
- Đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi.
- Giậm chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại, đi đều, giậm chân khi đang đi.
2. Thời gian: 75 phút
3. Tổ chức - phương pháp:
- Tổ chức: Theo từng tổ luyện tập ( tổ trưởng duy trì).
- Phương pháp: Tập theo 4 bước.
+ Bước 1: Từng người tự nghiên cứu – 5 phút..
+ Bước 2: Từng người luyện tập (tập chậm đến nhanh dần đến thuần thục động tác) – 20 phút.
+ Bước 3: Nhóm tập luyện (có hô tập và bình tập, xoay vòng trong nhóm)30 phút.
+ Bước 4: Tổ luyện tập (Tổ trưởng duy trì) – 20 phút.
4. Vị trí luyện tập: Gồm 3 điểm tập:
+ Điểm tập 1
+ Điểm tập 2 Chỉ ngoài thực địa.
+ Điểm tập 3
5. Ký tín hiệu trong quá trình luyện tập:
+ 1 hồi còi: bắt đầu tập.
+ 2 hồi còi: đổi tập.
+ 3 hồi còi: về vị trí tập trung.
* Duy trì luyện tập: 70 phút
Phương pháp, duy trì, hướng dẫn, sửa tập của giáo viên và phương pháp luyện tập của học sinh giống như nội dung 1.
IV/ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
- Thành phần kiểm tra:
+ Phần đội ngũ từng người kiểm tra đại diện một số học sinh của tổ học tập.
+ Phần đội ngũ đơn vị kiểm tra tất cả các tổ học tập.
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra tất cả nội dung đã học.
- Địa điểm kiểm tra: Sân giáo dục thể chất trường.
- Phương pháp tiến hành:
+ Giáo viên phổ biến thành phần và nội dung kiểm tra.
+ Thực hành kiểm tra: Gọi mỗi nhóm từ 2 đến 3 học sinh lên thực hiện theo ý định của giáo viên.
+ Đánh giá kết quả kiểm tra:
Số TT
HỌ VÀ TÊN
CẤP BẬC
LỚP
NỘI DUNG
KIỂM TRA
KẾT QUẢ
KIỂM TRA
GHI CHÚ
ĐIỂM
X.LOẠI
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Phần ba: KẾT THÚC GIẢNG DẠY
Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài.
Hướng dẫn nội dung cần ôn luyện.
Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học.
Kiểm tra vật chất, quân số, trang bị chuyển nội dung buổi học.
File đính kèm:
- GDQP(2).doc