MỤC TIÊU.
1. Kiến thức : Nắm vững tính chất cơ bản của phân thức đại số và các ứng dụng như: quy tắc đổi dấu và rút gọn phân số.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng tính chất cơ bản để chứng minh hai phân thức bằng nhau và biết tìm một phân thức bằng phân thức cho trước.
3. Thái độ: Rèn tính nhanh nhẹn, ham học hỏi.
8 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 8 - Tuần: 09 - Tiết: 33: Tính chất cơ bản của phân thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
2. kỹ năng: Biết vẽ một hình bình hành
3. Thái độ: So sánh được sự khác nhau và giống nhau giữa hình bình hành và hình thang
II / Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, các kiến thức liên quan.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, thước thẳng,
III / Các bước lên lớp :
1 / Ổn định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số
2 / Kiểm tra bài cũ: (bảng phụ)
So sánh hai cặp hình sau : cho biết sự giống nhau và khác nhau của chúng
(đều là hình thang, h2 có hai cạnh bên song song)
(đều là hình thang, có hai cạnh bên bằng nhau, h4 có hai cạnh bên song song)
gv giới thiệu h2,h4 là hình bình hành
3 / Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1. Định nghĩa :
-Hs nhận xét ?1
qua quan sát và so sánh hình nêu lên định nghĩa hình bình hành
Gv : hình bình hành có phải là hình thang? Có là hình thang cân ?
Gv : hình thang có hai cạnh bên song song thì suy ra điều gì?
- Hs : suy ra hai cặp cạnh bằng nhau
- Gv : so sánh các góc đối ?
- Hs : Các góc đối bằng nhau
HĐ2. Tính chất :
?2 Gợi ý cho học sinh phát hiện các tính chất về cạnh, góc, về đường chéo.
Hs làm ?2
Gv : giơi thiệu các tính chất và gợi ý để hs chứng minh tính chất 3
HĐ 3. Dấu hiệu nhận biết :
- Hs : vẽ hình từng dấu hiệu
- Gv:hướng dẫn hs chứng minh dấu hiệu 2
(Gợi ý : chứng minh hai cạnh đối song song)
1.Định nghĩa :
Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh đối song song
ABCD là AB // CD
hình bình hành AD // BC
2.Tính chất :
GT ABCD là hình bình hành
AC cắt BD tại O
KL a/ AB = CD; AD = BC
b/ ;
c/ OA = OC; OB = OD
CM
a/ Hình bình hành ABCD là hình thang có hai cạnh bên AD, BC song song nên AD = BC; AB = CD
b/ Kẻ đường chéo AC
(c-c-c)
Kẻ đường chéo BD
(c-c-c)
c/ Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành ABCD
Hai tam giác AOB và COD có :
AB = CD (cạnh đối hbh)
(so le trong)
(so le trong)
(g-c-g)
Suy ra : OA = OC; OB = OD
3 .Dấu hiệu nhận biết :
(SGK)
?3 Các hình bình hành là: a; b; d; e
4 / Cũng cố: Nhắc lại khái niệm về hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
5/ Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và chuẩn bị bài mới:
Học bài và làm bài tập. Hướng dẫn bài 42: Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình bình hành và tính chất trong giấy kẻ ô vuông để tìm các hình bình hành.
Bài 44: Ta chứng minh BEDF là hình bình hành dựa vào dấu hiệu thứ 3.
Chuẩn bị tiết luyện tập
IV / RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 35
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về hình bình hành (các tính chất và dấu hiệu nhận biết)
2. kỹ năng: Biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành
3. Thái độ: Vận dụng các tính chất của hbh để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, 3 điểm thẳng hàng, 2 đường thẳng song song
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, các kiến thức liên quan.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, thước thẳng,
III/ Các bước lên lớp :
1 / Ổn định : Kiểm tra sỉ số lớp
2 / Kiểm tra bài cũ:
- Khi nào tứ giác là hình bình hành? Khi nào hình thang là hình bình hành? vậy hình bình hành có phải là hình thang không? Hình bình hành có những tính chất gì?
3 / Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
BT 43/92sgk
Hs lên bảng giải theo hướng dẫn của giáo viên: Xét các dấu hiệu nhận biết hình bình hành để làm.
BT 44/92sgk
Hs lên bảng giải
có thể chứng minh 2 tam giác bằng nhau
BT 45/ 92sgk
-Có những cách nào cm 2 đường thẳng song song?
- DEBF là hình gì ? Vì sao?
43/92sgk :
Tứ giác ABCD, EFGH là Hbh vì có AB // CD và AB = CD (dấu hiệu5)
Tứ giác MNPQ là hình bình hành (dấu hiệu 2 hoặc 4)
44/92sgk
Ta có : ;
Mà AD = BC(cạnh đối Hbh ABCD)
nên DE = BF.
Ngoài ra DE // BFEBFD là Hbh
Do đó BE = DF
45/92sgk
a/ Ta có:(DE là phân giác)
(BF là phân giác )
Mà
Ta có : AB // CD (so le trong)
Do đó : mà đồng vị .
Vậy DE // BF
b/ Tứ giác DEBF có DE // BF và DF // EB (do AB // CD) nên là hình bình hành (theo ĐN)
4/ Cũng cố: Nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
5/ Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và chuẩn bị bài mới:
- xem lại các bài tập đã giải và làm các bài tập còn lại trong sgk
- hướng dẫn bài 47: AHCK là hình bình hành
; AH = CK
AHD = CKB
- Hướng dẫn bài 49:
AI // CK
Tứ giác AKCI là hình bình hành
IC // AK và IC = AK
IV / RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 36:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Hoàn thiện và củng cố lí thuyết, học sinh hiểu sâu hơn về định nghĩa hình bình hành, nắm vững các tính chất của hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
- Học sinh biết vận dụng tính chất của hình bình hành dể suy ra các góc bằng nhau, các đoạn thẳng bằng nhau, vận dụng các dấu hiệu để nhận biết hình bình hành.
- Rèn kĩ năng chứng minh bài toán hình, các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, các kiến thức liên quan.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, thước thẳng,
III/ Các bước lên lớp :
1 / Ổn định : Kiểm tra sỉ số lớp
2 / Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu định nghĩa, tính chất của hình bình hành, vẽ hình, ghi GT, KL của các tính chất đó ?
- Nêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi GT, KL của bài toán.
- 1 học sinh lên bảng ghi
? Nêu cách chứng minh
- Giáo viên dùng sơ đồ phân tích đi lên để phân tích bài toán cách làm bài:
AHCK là hình bình hành
; AH = CK
AHD = CKB
- Cả lớp chú ý theo dõi và làm bài vào vở
- 1 học sinh lên bảng trình bày
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chứng minh:
? Nêu cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng.
- HS: chứng minh 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng
? So sánh DO và OB ta suy ra điều gì.
Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm và đưa bài tập lên máy chiếu
- Cả lớp thảo luận theo nhóm, đại diện một vài nhóm đưa ra kq của nhóm mình
nhận xét.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 49
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
- GV: ? Nêu cách chứng minh?
- Học sinh:
AI // CK
Tứ giác AKCI là hình bình hành
IC // AK và IC = AK
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên trình bày.
- 1 học sinh lên trình bày
- Học sinh còn lại trình bày vào vở.
BM = MN = DM
BN = NM DM = MN
KN là đtb của BAM; MI là đtb của DCN
Bài tập 47 (tr93-SGK)
a) Chứng minh AHCK là hình bình hành
Theo GT :
Xét AHD và CKB có:
AD = BC (vì ABCD là hình bình hành )
Góc D1= góc B1 (2 góc so le trong)
AHD = CKB (cạnh huyền-góc nhọn)
AH = CK (2)
Từ (1) và (2) tứ giác AHCK là hình bình hành
b) Theo t/c của hình bình hành
Vì HO = OK O thuộc đường chéo AC A, C, O thẳng hàng
Bài tập 46 (tr92-SGK)
Các câu sau đúng hay sai:
a) Hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành Đ
b) Hình thang có 2 cạnh bên song song là hình bình hành Đ
c) Tứ giác có 2 cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
d) Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình bình hành
Bài tập 49 (tr93- SGK)
GT
ABCD là hình bình hành
ID = IC; (IDC)
AK = KB (KAB); BD cắt AI, CK tại M và N
KL
a) AI // CK
b) DM = MN = NB
a) Xét AKCI có: AK // IC, AK = IC
(vì = AB) AKCI là hình thang AI // KC
b) Xét BAM có BK = AK (gt) , KN // BM (chứng minh trên)
KN là đường trung bình của BAM BN = NM (1)
Tương tự ta có: Xét DCN : DI = IC (gt)
MI // NC (cm trên) MI là đườn TB của DCN DM = MN (2)
Từ (1), (2) BM = MN = DM
4/ Củng cố:
- Học sinh nhắc lại các định nghĩa, cách vẽ hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình bình hành .
- Vì hình bình hành cũng là hình thang nên hình bình hành cũng có đường TB (có 2 đường trung bình)
5/ Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và chuẩn bị bài mới:
- Ôn tập lại kiến thức về hình bình hành. Xem lại các bài tập trên
- Chứng minh dấu hiệu 4 ''tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành ''
- Xem và soạn trước bài 8: Đối xứng tâm: Trả lời ?1 ở nhà. tìm hiểu hai điểm khi nào thì được gọi là đối xứng qua một điểm. hai hình như thế nào thì đối xứng qua một điểm. Hình như thế nào thì có đối xứng tâm. Hoàn thành các ? trong phần bài học.
IV / RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 09
Tiết 09
HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu: Nắm vững định nghĩa hình bình hành, tính chất dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
- Rèn kỹ năng vẽ 1 hình bình hành, kỉ năng nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
II.Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, các kiến thức liên quan.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, thước thẳng,
III. Các bước lên lớp :
1/ Ổn định: Kiểm tra sỉ số lớp
2/ Kiểm tra bài cũ : Nêu định nghĩa hình bình hành đã học ?
3/ Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1
GV: Cho HS làm bài tập sau
Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm của CD. Chứng minh rằng DE = BF.
HS:
GV: Vẽ hình ghi GT, KL.
HS:
GV: Nêu hướng chứng minh DE = BF
HS: Để chứng minh DE = BF ta chứng minh ∆ADE = ∆CFB
GV: Yêu cầu HS chứng minh
∆ADE = ∆CFB
HS: Trình bày ở bảng.
HĐ2
GV: Cho hình vẽ, biết ABCD là hình bình hành. Chứng minh AECH là hình bình hành.
HS:
GV: Dựa vào dấu hiệu nào để chứng minh
AECH là hình bình hành.
HS: Ta chứng minh AE = FC; AE // FC
theo dấu hiệu 3.
GV: Yêu cầu HS chứng minh ở bảng.
HS:
Bài 1: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm của CD. Chứng minh rằng DE = BF.
Giải:
Xét ∆ADE và ∆CFB có:
A = C
AD = BC ( cạnh đối hình bình hành)
AE = CF ( = AB)
Do đó: ∆ADE = ∆CFB( c- g- c)
=> DE = BF
Bài 2:
Xét ∆ADE và ∆CBH có:
A = C
AD = BC
ADE = CBH
Do đó: ∆ADE = ∆CBH( g – c - g)
=>AE = FC (1)
Mặt khác: AE // FC ( cùng vuông góc với BD) (2)
Từ (1), (2) => AEHC là hình bình hành.
4 / Cũng cố: Nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
5/ Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và chuẩn bị bài mới:
- GV cho HS về nhà làm các bài tập sau:
Bài tập 1 Cho h×nh bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự lµ trung ®iÓm cña CD, AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở E, F. Chứng minh DE = EF = FB.
Bài tập 2 : Chu vi hình bình hành ABCD bằng 10cm, chu vi tam giác ABD bằng 9cm. Tính độ dài BD.
IV / RÚT KINH NGHIỆM
DUYỆT CỦA TCM
Ngàythángnăm
File đính kèm:
- TOAN 8 TUAN 9(1).doc