Bài giảng môn Đại số 8 - Tiết 62: Luyện tập (tiếp)

Kiến thức:

 - Củng cố và luyện tập cách giải; cách trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn; bất phương trình đưa được về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn số.

 2. Kĩ năng:

 - Giải thành thạo các bất phương bậc nhất một ẩn và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số.

 - Vởn dụng thành thạo các phép biến đổi bất phương trình để đưa bất phương trình đã cho về dạng ax + b > 0 ; ax + b < 0 ; ax + b 0 ; ax + b 0 để tìm nghiệm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 8 - Tiết 62: Luyện tập (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:27/3/2014 Thực hiện tại lớp 8A2 Tiết 62: Luyện tập A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố và luyện tập cách giải ; cách trình bày lời giải bất phương trình bậc nhất một ẩn ; bất phương trình đưa được về dạng bất phương trình bậc nhất một ẩn số. 2. Kĩ năng: - Giải thành thạo các bất phương bậc nhất một ẩn và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số. - Vởn dụng thành thạo các phép biến đổi bất phương trình để đưa bất phương trình đã cho về dạng ax + b > 0 ; ax + b < 0 ; ax + b 0 ; ax + b 0 để tìm nghiệm. 3. Thái độ: - Có ý thức tính toán cẩn thận; chính xác khoa học trong khâu trình bày lời giải; vận dụng vào giải một bài toán thưc tế. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. GV : Giáo án, phiếu học tập, máy chiếu, thước thẳng. 2. HS : SGK, đồ dùng học tập, vở ghi. C. Tiến trình dạy và học I. Kiểm tra bài cũ : * Bài tập: khoanh tròn đáp án em cho là đúng ? 1) Giá trị nào của x sau đây là nghiệm của bất phương trình: x2 - x < 5 a) x = 3 b) x = -3 c) x = 2 d) x = -2 2) Hình vẽ sau biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào? /////////////////////////.///////////////[ 0 1 a) x > 1 b) x 1 c) x < 1 d) x 1 3) Bất phương trình nào dưới đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn: a) x - y > 0 b) 2 - 3x 0 d) 0x - 1 > 0 4) Nghiệm của bất phương trình: -2x > 10 là a) x > 5 b) x > -5 c) x < 5 d) x < -5 5) Nghiệm của bất phương trình: 2x + 2 > 6 là a) x > 2 b) x > -2 c) x < 2 d) x < -2 HS: Nêu đáp án và giải thích tại sao em chọ đáp án đó. GV: Sau mỗi câu chốt kiến thức cần nắm. II. Vào bài Trong các tiết trước các em đã được nghiên cứu về bất phương trình một ẩn và bất phương trình bậc nhất một ẩn. Để củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học chúng ta đi nghiên cứu tiếp tiết học hôm nay. III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Củng cố cách giải bpt bậc nhất một ẩn và tìm hiểu các bpt đưa được về dạng bpt bậc nhất một ẩn. - GV: đưa ra bài tập 1.1 và yêu cầu 2 học sinh lên giải - HS: dưới lớp làm bài ra vở. - GV: yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng và cho biết bạn đã giải 2 bpt trên bằng cách nào. - HS: Nhận xét và nêu lại từng bước làm. - GV: đưu tiếp phần bài tập 1.2 - Gv: hai bpt này có là bpt bậc nhất một ẩn không? - HS: không - GV: hai vế của bpt a có đạc điểm gì? - HS: có chưa ngoặc. - GV: ta có thể đưa bpt ở phần này về dạng giống như ở bài trên để giải không? Bằng cách nào? - HS: bỏ ngoặc ở hai vế - GV: ở vế trái em bỏ ngoặc bằng cách nào? Vế phải em bỏ ngoặc bằng cách nào? - HS: Vế trái bỏ ngoặc bằng cách nhân 3 vào đa thức; vế phải đổi dấu số hạng trong ngoặc. - GV: đặt câu hỏi tương tự như vậy đối với phần b - HS: lên bảng làm; học sinh dưới lớp cùng làm, nhận xét kết quả và nêu lại cách làm. - GV: Qua hai ví dụ vừa rồi em hãy rút ra các bước làm cơ bản - HS: nêu. - GV: chiếu cách làm. - GV: yêu cầu học sinh về nhà biểu diễn hai tập nghiệm a, b. - GVĐVĐ: Quay trở lại phần b của bài 1.2 có bạn giải như sau. Theo em bạn làm đúng hay sai và bạn đã làm như thế nào. - GV: chiếu cách làm. - HS: Nêu cách làm. - GV(chốt): Mỗi bài toán thường có nhiều cách giải, xong khi làm bài ta nên lựa chọn cách làm nào nhanh nhất và ngắn gọn nhất thì làm. - GV: Để tiếp tục củng cố cách giải bpt ta đi nghiên cứu tiếp bài tập 2. - HS : đọc yêu cầu đề bài ? Giá trị biểu thức 2x - 5 không âm có nghĩa là như thế nào. - HS: biểu thức 2x - 5 lớn hơn hoặc bằng không ? Để tìm được x em phải làm công việc gì. - HS: giải bpt 2x - 5 0 ? Giá trị của biểu thức -3x không lớn hơn giá trị của biểu thức -7x + 5 có nghĩa là như thế nào. - HS: -3x -7x + 5 ? Để tìm được x ở câu b em phải làm gì. - HS : giải bpt -3x -7x + 5 - GV: yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài. - HS: dưới lớp cùng làm bài và nhận xét. * ở phần này học sinh có thể kết luận sai thành tập nghiệm. - GV: nên sửa kết luận theo đúng yêu cầu đề bài. - GV: đưa tiếp bài tập 3 để củng cố cách giải bpt - HS: bạn Đoàn quên chuyển vế không đổi dấu Bạn Viên quên khi chia số âm không đổi chiều. - GV: vậy khi giải bpt em cần chú ý đến điều gi? - HS: Khi chuyển vế phải đổi dấu Khi chia hai vế cho số âm ta phải đổi chiều. * Bài tập 1 : 1.1, Giải các bpt và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. a) 2x + 3 > 0 2x > -3 2x : 2 > -3 : 2 x > Vậy tập nghiệm của bpt là: S = {x/x > } ////////////[ . 0 b) 6 + 3x 7x + 2 3x - 7x 2 - 6 -4x -4 x 1 Vậy tập nghiệm của bpt là: S = {x/x 1} 1.2, Giải bpt sau: a) x + 3(x + 2) > 9x - (2x - 2) x + 3x + 6 > 9x - 2x + 2 4x + 6 > 7x + 2 4x - 7x > 2 - 6 -3x > -4 x < b) 6(x-1) < 4( x-1) 6x - 6 < 4x - 4 6x - 4x < -4 + 6 2x < 2 x < 1 Vậy bpt có nghiệm là: x < 1 Cách 2: Vậy bpt có nghiệm là: x < 1 * Bài tập 2: (Bài tập 29 SGK) a) Ta có: 2x - 5 0 2x 5 x Vậy với x thì biểu thức 2x - 5 không âm b) Theo bài ta có: -3x -7x + 5 -3x + 7x 5 4x 5 x Vậy với x thì giá trị của biểu thức -3x không lớn hơn giá trị của biểu thức -7x + 5 * Bài tập 3: Hai bạn Đoàn, Viên giải bpt: 3x - 6 + x 9 + 9x như sau: - Đoàn: 3x - 6 + x 9 + 9x 3x + x + 9x 9 - 6 13x 3 x Vậy nghiệm của bpt là: x - Viên: 3x - 6 + x 9 + 9x 3x + x - 9x 9 + 6 -5x 15 -5x : (-5) 15 : (-5) x -3 Vậy nghiệm của bpt là: x -3 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài toán có lới văn. - HS : đọc yêu cầu đề bài. - GV : phân tích bài toán : ĐTBM = Văn x 2 + Toán x 2 + TA + Sử Tổng hệ số - GV: vậy nếu cô gọi điểm thi môn Toán của Chiến là x thì các em hãy giải bài toán này bằng cách hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập (3’) - HS: làm xong đổi chéo nhận xét cách làm thông qua đáp án của GV. - GV: thu bài lại để kiểm tra và yêu cầu học sinh về giải lại bài toán vào vở. Qua bài toán vừa rồi để đạt được học sinh giỏi bạn Chiến đã đặt cho mình một mục tiêu phấn đấu đó là điểm thi môn Toán phải từ 7,5 trở lên. Vậy cô mong rằng trong các bạn ngồi đây mỗi bạn hãy đặt ra cho mình một mục tiêu để mình phấn đấu sao cho hoàn thành mục tiêu đó. * Bài tập 4: (Bài tập 33 SGK) (Học sinh về nhà giải) IV. Củng cố - luyện tập - GV: Qua bài học hôm nay em cần nắm được nội dung kiến thức nào? - HS: + Cách giải bpt bậc nhất một ẩn và bpt đưa được về dạng bpt bậc nhất một ẩn. + Biết được cách biểu diễn tập nghiệm trên trục số. V. Về nhà - Xem lại các bước giải bpt và nắm vững quy tắc biến đổi. - Làm bài tập 28, 30, 31 (SGK) và một số bài tập trong SBT. - Giải bpt sau: x3 - x2 + x - 1 > 0 GV hướng dẫn: biến đổi vế trái (x - 1)(x2 + 1) > 0 => x - 1 > 0 (vì x2 + 1 > 0 x)

File đính kèm:

  • docgiao an tiet 62 dai 8.doc