Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 15 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ

 - Kiến thức: Biết vẽ hệ trục toạ độ. Biết xác định toạ độ của 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ

 - Kĩ năng: Biết xác định 1 điểm mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.

 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.

 - Thái độ: Có ý trong học tập

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ, bản đồ điạ lý việt nam

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 15 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 7 MAI VĂN DŨNG Tuần15 Ngày soạn: 02/12/2013 Tiết 31 Ngày dạy: 06/12/2013 MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết vẽ hệ trục toạ độ. Biết xác định toạ độ của 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ - Kĩ năng: Biết xác định 1 điểm mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán. - Thái độ: Có ý trong học tập II. Chuẩn bị Giáo viên: Bảng phụ, bản đồ điạ lý việt nam Học sinh: giấy kẻ ôli III. Phương pháp. Phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Các hoạt động dạy và học IV. TIẾN TRÌNH DAY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG – BÀI GHI Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hàm số f(x) được cho bởi công thức f(x)=15/x. a, Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số y = f(x) vào bảng. b, f(-3) = ? ; f(6) = ?. c, y và x là hai đại lượng có quan hệ như thế nào? Học sinh lên bảng giải. a, x -5 -3 -1 1 3 5 15 y -3 -5 -15 15 5 3 1 b, f(-3) = -5; f(6) = 2,5. c, x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Hoạt động 2: 1. Đặt vấn đề - GV đưa bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng (nếu có) và giới thiệu: mỗi điểm trên bản đồ được xác định bởi hai số là kinh độ và vĩ độ. - - Cho HS ác định toạ độ của mũi Cà Mau. - HS lên bảng tìm và trả lời: 104040Đ; 8030B - GV cho HS xem hình 15 SGK và hỏi : Dòng ghi số ghế H1 có ý nghĩa gì: - HS: Chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế (dãy H).Số 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy (ghế số 1) 1/ Đặt vấn đề: SGK Hoạt động 3: 2. Mặt phẳng toạ độ - GV giới thiệu mặt phẳng toạ độ như SGK sau đó hướng dẫn học sinh vẽ. Học sinh vẽ: 2. Mặt phẳng toạ độ: Hệ toạ độ Oxy gồm hai trục Ox và Oy vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. -Trục Ox: trục hoành (nằm ngang) -Trục Oy: trục tung (thẳng đứng) * Chú ý: SGK Hoạt động 4: 3. Toạ độ của một điểm trong một mặt phẳng toạ độ - GV yêu cầu HS vẽ một hệ trục toạ độ Oxy. - GV lấy điểm P ở vị trí tương tự như H17 SGK. - GV thực hịên các thao tác như SGK rồi giới thiệu cặp số (1,5;3) là toạ độ ciủa điểm P. Viết là P(1,5;3) 1,5 là hoành độ của điểm P. 3 là tung độ của điểm P. -GV lấy 1 điểm A khác trên mặt phẳng Oxy rồi yêu cầu HS xác định toạ độ của điểm đó. - HS lên bảng thức hiện. * GV: Cho một điểm trên mặt phẳng toạ độ thì ta xác định được toạ độ của nó. Ngược lại cho biết toạ độ của một điểm ta có thể vẽ được nó trên mặt phẳng toạ độ không? - GV Cho học sinh làm ?1 SGK - HS làm ?2 - HS biểu diển các điểm: A(1;2); B(-2;-3); C(-2;0); D(0;3) 3. Toạ độ của một điểm trong một mặt phẳng toạ độ: A(1;2); B(-2;-3); C(-2;0); D(0;3) Hoạt động 5: Luyện tập - Củng cố - Cho HS làm bài 33/67SGK. Vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm A(3; -1/2), B(-4; 2/4); C(0; 2,5). - GV hỏi vậy để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết điều gì? Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà - Học bài để nắm vững các khái niệm và qui định của mặt phẳng toạ độ của một điểm. - Làm các bài tập 32 à38/67,68 SGK.

File đính kèm:

  • docTIET31.doc