mục tiêu:
1) Kiến thức
Biết được cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận dựa vào các tính chất đã học.
2) kĩ năng:
Biết cách làm bài toán về chia tỉ lệ.
3) Thái độ: Rèn tính chính xá và tính cẩn thận
4 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 13 - Tiết 25: Luyện tập (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn: 4/11/12 Tiết 25
Ngày dạy:12/11/12 LUYỆN TẬP
I) mục tiêu:
1) Kiến thức
Biết được cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận dựa vào các tính chất đã học.
2) kĩ năng:
Biết cách làm bài toán về chia tỉ lệ.
3) Thái độ: Rèn tính chính xá và tính cẩn thận
II) Phương tiện dạy học:
III) Quá trình thực hiện:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
HS1: làm bài tập 5a SGK trang 55
HS2: Làm bài tập 5b SGK trang 55
3) Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động HS
Ghi bảng
GV cho HS đọc và phân tích đề?
Hãy đạt tên cho hai đại lương dâu và đường.
Hai đại lương này có khối lượng như thế nào với nhau?
Theo công thức nào?
Chúng ta đi tìm gì? để biết được trong hai bạn ai là người nói đúng.
GV nhận xét và củng cố.
Bài 8 trang 56:
Gv cho HS hoạt động theo nhóm
Gv lấy bài của các nhóm và cho nhóm khác nhận xét và bổ xung
GV nhận xét và củng cố lại
Bài 9 trang 58:
Gv cho HS đọc bài và phân tích đề bài?
Gv nhận xét và củng cố
HS đọc baì và phân tích đầu bài.
Gọi đại lượng dâu là y, đại lượng đường là x.
Hai đại lượng này có khối lượng tỉ lệ thuận với nhau.
y=kx (k # 0)
tìm hệ số k
HS thực hiện
HS nhận xét
HS hoạt động theo nhóm
HS nhận xét và bổ sung
HS đọc đề và phân tích.
HS hoạt động theo nhóm
Các nhóm nhận xét với nhau.
Bài 7 trang 56
Vì khối lượng dâu y ( kg ) tỉ lệ thuận với khối lượng đường x (kg) nên : Ta có y = kx
Theo đề bài : y = 2 thì x = 3 thay vào công thức ta được k
2 = k . 3 k = . Công thức y =
Khi y = 2,5 thì x =
Vậy Hạnh trả lời đúng
Bài 8 trang 56:
Goi x , y , z là số cây trồng của lớp 6A , 6B và 6C
Ta có :
và x + y + z = 24
Vậy x = 8 ; y = 7 ; z = 9 .
Trả lời : Số cây của lớp 6A là 8, lớp 6B là 7 , lớp 6C là 9
Bài 9 trang 58:
và x + y + z = 150
x = 22,5 ; y = 30 ; z = 97,5 .
Khối lượng niken là : 22,5 kg Kẽm là: 30 k: Đồng là: 97,5 kg
4) củng cố: Củng cố từng phần
5) Hướng dẫn về nhà:
Học bài.
Làm bài tập 10 trang 56
Xem trước bài “Đại lượng tỉ lệ nghịch”
Rút kinh nghiệm:
Tuần 13 Tiết 26
Ngày soạn: 4/11/12
Ngày dạy:13/11/12 ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức
Biết được công thức biễu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.
Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
2) Kĩ năng:
Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
3) Thái độ:
Độ chính xác và tính cẩn thận.
Có sự vận dụng vào thực tế.
II) Phương tiện dạy học:
Sgk, phấn màu
III) Quá trình thực hiện:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
Nêu định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận, chú ý và tính chất
Gv : Nếu gọi x , y là 2 cạnh của một hình chữ nhật có diện tích không đổi là 20 cm2 thì x , y là một ví dụ về hai đại lượng tỉ lệ nghịch . Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau thiết lập công thức biểu diễn mối liên hệ giữa các đại lượng tỉ lệ nghịch
3) Bài mới
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Yêu cầu hs Lam ?1 trang 53?
Có nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các công thức trên?
Gv nhận xét.
Gv giới thiệu định nghĩa sgk
Treo bảng phụ phần ?2
Từ công thức trên ta có thể suy ra khi x tỉ lệ nghịch với y thì hệ số tỉ lệ có thay đổi không?
GV nhận xét và nhấn mạnh hệ số tỉ lệ không thay đổi.
Treo bảng phụ phần ?3
Cần lưu ý cho HS hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch thì chúng liên hệ với nhau theo công thức nào?
Gv giới thiệu 2 tính chất trong khung trang 58 SGK
Bài 12 (SGK trang58)
Gv gợi ý cho Hs biết cách sử dụng các công thức để tính một trong 3 thành phần trong công thức (Biết hai thành phần có thể tìm thành phần còn lại)
Bài 14 Gv gợi ý để HS hiểu năng suất làm việc của một công nhân là khả năng làm việc của người đó trong một đơn vị thời gian
Làm ?1 trang 53
a) ; b) ;
c )
Giống nhau là đại lượng này bằng một hằng số chia cho một đại lượng kia .
HS làm ?2
Vì y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:
y.x = -3,5
Suy ra
hay
HS đưa ra nhận xét
hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch thì hay x.y = a
HS làm phần ?3
Hs nghe giảng và làm bài.
Hs nghe giảng và làm bài.
Định nghĩa:
Định nghĩa (SGK)
Chú ý :
Khi có : , hay x.y = a, ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a , hoặc a là hệ số tỉ lệ nghịch của y đối với x
2) Tính chất:
a) Vì x và y tỉ lệ nghịch với nhau nên :
xy= a
Suy ra 2 . 30 = a
Hay a = 60
y2 = 20 ; y3 = 15 ; y4 = 12
Các tích trên đều bằng 60 (hệ số tỉ lệ)
Tính chất (SGK trang 58 )
Bài 12 (SGK trang 58 )
a) Vì x và y tỉ lệ nghịch với nhau nên :
Hay x.y = a
Suy ra a =15.8 = 120
b)
Khi x = 6 thì y = 120 :6 =20
Khi x =10 thì y = 120 :10 = 12
Bài 14 trang 58:
Cách 1: Gọi y là số ngày làm việc của 28 công nhân Vì năng suất làm việc của mỗi người như nhau nên số công nhân tỉ lệ nghịch với số ngày công thức
35.168 = 28.y
Thì
Trả lời : 28 công nhân xây ngôi nhà hết 210 ngày
Cách 2: Tóm tắt đề
35 công nhân 168 ngày 28 công nhân x ? ngày : Vì số công nhân và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch ta có:
4) Củng cố: Củng cố ở trên
5) Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập 13; 15 trang 58.
Xem trước bài “Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch” trang 59 sgk.
Rút kinh nghiệm:
Duyệt của tổ trưởng
Ngày duyệt:
File đính kèm:
- T13.doc