Bài giảng Mĩ thuật :tiết 1 màu sắc và cách pha màu

HS biết thêm cách pha màu : da cam , xanh lục ( xanh lá cây ) và màu tím.

- HS nhận biết cặp màu bổ túc và màu nóng - lạnh .HS pha được màu theo HD.

- HS yêu thích màu sắc và ham học vẽ .

 

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mĩ thuật :tiết 1 màu sắc và cách pha màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tranh vẽ về đề tài gì? - Màu sắc trong bức tranh như thế nào? có những màu sắc gì? - Nông thôn - Màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng - Có màu vàng của rơm; đỏ của mái ngói, xanh lam của dãy núi. - Hình ảnh chính trong tranh là gì? - Trong tranh có những hình ảnh nào nữa? - Phong cảnh làng quê - Các cô gái ở bên ao làng. ịTóm tắt những ý chính. b. Phố cổ: Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) + Cho H quan sát tranh - Bức tranh vẽ những hình ảnh gì? - Dáng vẻ của ngôi nhà. - Màu sắc của bức tranh * Gv bổ sung. - Đường phố có những ngôi nhà. - Nhấp nhô, cổ kính. - Trầm ấm, giản dị. c. Cầu Thê Húc. Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (học sinh tiểu học). - Các hình ảnh trong bức tranh - Cầu Thê Húc, cây phượng, 2 em bé, hồ gươm và đàn cá. - Màu sắc? - Tươi sáng, rực rỡ - Chất liệu - Cách thể hiện - Màu bột - Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng. 3/ HĐ2: Nhận xét - đánh giá. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Quan sát các loại quả dạng hình cầu. =======================*****========================= Mĩ thuật - Tiết 6 Vẽ theo mẫu Vẽ quả dạng hình cầu I. Mục tiêu: - H nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của 1 số loại quả dạng hình cầu. - H biết cách vẽ và vẽ được một vài quả dạng hình cầu. - Vẽ màu theo mẫu hoặc ý thích. - H yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị: GV: - Tranh, ảnh về một số loại quả dạng hình cầu. Một vài quả dạng hình cầu có màu sắc đậm nhạt khác nhau. H: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ HĐ1: Quan sát và nhận xét. - Cho H quan sát vật mẫu. - Đây là những quả gì? Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của từng loại quả. - T tóm tắt: Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại, rất đa dạng và phong phú... + H quan sát tranh, ảnh về quả. - H tự nêu 3/ HĐ2: Cách vẽ quả: - Muốn vẽ được quả dạng hình cầu ta làm như thế nào? - Quan sát kỹ hình dáng của quả, so sánh chiều cao với chiều ngang để tìm ra khung hình chung. - Vẽ khung hình và phác đường trục. - Vẽ các nét chính của quả. - Vẽ các chi tiết. - Sửa và vẽ hoàn chỉnh. - Vẽ màu theo ý thích. - T cho H quan sát 1 số hình vẽ. - Hướng dẫn cách sắp xếp bố cục. 4/ HĐ3: Thực hành: - T cho H thực hành. - T quan sát - hướng dẫn - H chọn loại quả để vẽ. 5/ HĐ4: Nhận xét - đánh giá. - Cho H trình bày bài vẽ. - T đánh giá - xếp loại. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Chuẩn bị tranh, ảnh về đề tài "Phong cảnh quê hương" =======================*****========================= Mĩ thuật - Tiết 7 Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương I. Mục tiêu: - Học sinh biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của các phong cảnh quê hương. - Học sinh biết cách vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng. - Học sinh thêm yêu mến quê hương. II. Chuẩn bị: GV: - Một số tranh ảnh phong cảnh. H: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài: - Cho H quan sát tranh ảnh. - Tranh phong cảnh vẽ về những nội dung gì? - H quan sát tranh - nhận xét - Vẽ tranh cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Tranh phong cảnh vẽ cảnh gì là chính? - Vẽ cảnh vật là chính. - Cảnh vật trong tranh là gì? - Nhà cửa, phố phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi, biển... - Tranh phong cảnh là sao chụp hay chép lại? -Không phải là sao chụp hay chép lại mà sáng tạo trên thực tế thông qua cảm xúc của người vẽ. - Xung quanh em ở có cảnh nào đẹp không? - H tự nêu - Em đã được đi tham quan nghỉ hè ở đâu? phong cảnh ở đó ntn? - Sa Pa, Bắc Hà, Lăng Bác, Sầm Sơn, Cửa Lò... - Em hãy tả lại 1 phong cảnh mà em thích? - H tự nêu. 2/ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh - Nêu các bước vẽ tranh +Nhớ lại các hình ảnh định vẽ. + Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lí. + Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền. 3/ Hoạt động 3: Thực hành: - T nhắc nhở H cách chọn cảnh - Quan sát hướng dẫn học sinh - Học sinh thực hành. 5/ HĐ4: Nhận xét - đánh giá. - Cho H trình bày bài vẽ - lớp nhận xét. (cách chọn cảnh; bố cục; vẽ hình; vẽ màu) - T đánh giá chung - Dặn dò: Về nhà quan sát những con vật quen thuộc. =======================*****===================== Mĩ thuật - Tiết 8 Tập nặn tạo dáng Nặn con vật quen thuộc I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc diểm của con vật. - Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích - Học sinh thêm yeu mến các con vật. II. Chuẩn bị: GV: - Tranh ảnh một số con vật quen thuộc - Hình gợi ý các con vật - Đất nặn hoặc giấy màu H: Đất nặn, giấy nháp (để lót bàn khi nặn) III. Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - Cho H quan sát tranh ảnh các con vật. - Đây là con vật gì? - Các con vật thường có mấy bộ phận? - Mèo, trâu, gà, thỏ... - Có 4 bộ phận: đầu, mình, chân, đuôi. -Nêu đặc điểm nổi bật của mỗi con vật - thỏ có đôi tai dài, mèo có đôi tai ngắn, trâu có sừng, ngựa có bờm chân cao... - Màu sắc của nó như thế nào? - Hình dáng của con vật khi hoạt động - Cho H kể thêm các con vật mà em biết - Em thích nặn con vật nào? - Em sẽ nặn con vật đó trong hoạt động nào? - Trâu đen; thỏ trắng... - H nêu khi con vật đi, đứng, chạy - H tự kể - H tự nêu 2/ Hoạt động 2: Cách nặn con vật. - Muốn nặn được con vật mà mình thích cần nặn như thế nào - Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại - Nặn bộ phận chính của con vật gồm những bộ phận nào? - Thân, đầu - Các bộ phận khác của con vật? - Chân, tai, đuôi... -Để tạo thành con vật ta làm gì? - Ghép dính các bộ phận -Để có con vật đáng yêu ta làm như thế nào? - Tạo dáng và sửa chữa hoàn chỉnh -T hướng dẫn và nhắc H thêm các chi tiết cho sinh động. 3/ Hoạt động 3: Luyện tập - T yêu cầu H để đồ dùng lên mặt bàn - H chuẩn bị đất nặn + giấy lót để làm bài tập thực hành - Trước khi nặn em cần làm gì - Chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn - T khuyến khích H có năng khiếu nặn nhiều con vật rồi sắp xếp thành "gia đình con vật" - H có thể nặn theo nhóm -T quan sát, hướng dẫn H, nhắc nhở H giữ vệ sinh lớp - H thực hành - H nặn xong rửa tay lau tay thu dọn sạch sẽ 4/ HĐ4: Nhận xét - đánh giá. - Cho H trình bàysản phẩm theo nhóm, tổ - T gợi ý H nhận xét và chọn 1 số sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu để nhận xét - Gợi ý H xếp loại 1 số bài và khen ngợi những học sinh có bài làm đẹp - T nhận xét giờ học -Dặn dò: về nhà quan sát hoa lá. ================*****========================== Mĩ thuật - Tiết 9 Vẽ tranh trí Vẽ đơn giản hoa lá I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản: Nhận ra vẻ đẹp của họa tiết hoa - lá trong trang trí. - Học sinh biết cách vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá. - Học sinh yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên. II. Chuẩn bị: GV: - Chuẩn bị một số hoa, lá thật có đặc điểm và màu sắc khác nhau. - Một số ảnh chụp hoa lá. - Các bước quy trình. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - T giới thiệu một số hoa lá hoặc ảnh chụp và bài trang trí hình vuông, hình tròn, có sử dụng hoạ tiết hoa lá. + H quan sát vật mẫu T giới thiệu. - Cho H nhận xét về hình dáng, màu sắc. - Các loại hoa lá có nhiều hình dáng, màu sắc đẹp và phong phú. - Cho H nêu tên gọi của một số loại hoa, lá. - Lá bàng, lá bưởi, chanh, hoa hồng, lá dâu, lá khoai môn, lá cúc.. - Hoa hồng, hoa cúc, hoa phăng... - Hoa hồng, hoa cúc thường có màu gì? - Hoa hồng có màu: nhung, hồng, vàng, trắng. - Cúc: vàng, tím, đỏ, trắng - So sánh lá của hoa hồng và lá của hoa cúc? + Lá của hoa hồng mọc đối xứng có răng cưa. + Lá hoa cúc: dày, màu xanh đậm hơn, giòn hơn lá hoa hồng. - Cho lớp nhận xét - T đánh giá. - T tóm tắt ý chính. + Hoa lá trong thiên nhiên có hình dáng, màu sắc đẹp. + Để vẽ được hoa lá cân đối và đẹpkhi vẽ cần lược bỏ những chi tiết rườm rà ị gọi là vẽ đơn giản hoa lá. 2/ Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa lá. - Muốn vẽ được hoa lá ta cần làm gì? - T lưu ý H một số chi tiết. + Có thể vẽ trục đối xứng. + Lược bỏ một số chi tiết rườm rà. + Chú ý đặc điểm, hình dáng của hoa lá và vẽ nét cho mền mại + Vẽ màu theo ý thích. - Vẽ hình dáng chung của hoa, lá. - Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá. - Vẽ nét chi tiết. 3/ Hoạt động 3: Thực hành - T cho H quan sát một số hình mẫu để H tham khảo. - H làm bài CN + H nhìn mẫu hoa, lá để vẽ. - T quan sát hướng dẫn học sinh yếu + Vẽ hình dáng chung. + Tìm đặc điểm hoa, lá. + Vẽ hình cho rõ đặc điểm. + Vẽ màu theo ý thích. 4/ HĐ4: Nhận xét - đánh giá. - Cho H trình bàysản phẩm. - T gợi ý H nhận xét về: + Hình hoa, lá vẽ đơn giản. + Màu sắc hài hoà. - Cho H xếp loại. - T đánh giá chung. - T nhận xét giờ học -Dặn dò: về nhà quan sát đồ vật hình trụ. ================*****========================== Mĩ thuật - Tiết 10 Vẽ theo mẫu Đồ vật có dạng hình trụ I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được các đồ vật dạng hình trụ và đặc điểm, hình dạng của chúng. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được vật dạng hình trụ gần giống mẫu. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật. II. Chuẩn bị: GV: - Tranh quy trình. ` - Một số vật có dạng hình trụ. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét + Cho H quan sát. - Nêu hình dáng chung + H quan sát vật mẫu. - Cái chai, hộp, cốc cao, chén thấp... - Cấu tạo của đồ vật - Nêu sự giống và khác nhau Màu sắt và đậm nhạt - Gồm thân, miệng, đáy. 2/ HĐ2: cách vẽ - Muốn vẽ được vật có hình trụ ta làm ntn? - Ước lượng và so sánh tỉ lệ: chiều cao, chiều ngang của vật mẫu, phác đường trục của vật. + Tìm tỉ lệ các bộ phận. + Cho H quan sát tranh quy trình. + Vẽ những nét chính và điều chỉnh tỉ lệ. + Hoàn thiện hình vẽ + Vẽ đậm nhạt. 3/ HĐ3: Thực hành - T cho H thực hành. - T quan sát và hướng dẫn H yếu - H quan sát và vẽ theo cách đã hướng dẫn. 4/ HĐ 4: Nhận xét đánh giá - Cho H nêu nhận xét và xếp loại. + Bố cục, hình dáng, tỉ lệ... - Động viên H có bài làm tốt. - Dặn dò: Sưu tầm tranh phiên bản của hoạ sĩ. ====================*****=======================

File đính kèm:

  • docmi thuat.doc
Giáo án liên quan