- Ôn tập về từ chỉ sự vật.Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ : so sánh.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ cho HS.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ.
GV: phấn màu.
HS : Vở bài tập.
10 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện từ và câu ôn tập về từ chỉ sự vật. so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã trông thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.)
3. Củng cố - dặn dò.
- GV tổng kết bài- nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà học bài - CBBS.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về gia đình. ôn tập câu : ai là gì?
I. mục tiêu.
- Mở rộng vốn từ về gia đình: tìm được các từ chỉ gộp những người trong gia đình.
- Ôn kiểu câu : Ai ( cái gì, con gì ) - là gì ?
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV: phấn màu.
HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra HS làm miệng BT1 và BT3 của tiết trước .
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1( trang 33 ):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài theo nhóm đôi ra giấy nháp.
- GV gọi 3 HS lên bảng viết các từ tìm được , HS dưới lớp đọc các từ tìm được.
- GV cùng HS nhận xét - đọc lại các từ đã hoàn thành.
( ông bà , bố mẹ , cô chú , cậu mợ , chú dì , anh chị ,……..)
Bài 2( trang 33 ):
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- GV gọi HS trình bày kết quả; nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ.
- GV cùng HS nhận xét - chốt lời giải đúng.
Cha mẹ đối với con cái
Con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Anh chị em đối với nhau.
c, Con có cha như nhà có nóc.
d, Con có mẹ như măng ấp bẹ.
a, con hiền cháu thảo.
b, Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.
e, Chị ngã em nâng.
g, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Bài 3( trang 33) :
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV gọi 1HS làm mẫu.
- HS tự làm cá nhân.
- GV gọi HS trả lời nối tiếp nhau trước lớp - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV tổng kết bài- nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà học bài - CBBS.
Luyện từ và câu
So sánh.
I. mục tiêu.
- HS hiểu được một kiểu so sánh mới : so sánh hơn kém.Hiểu được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
- Rèn kỹ năng sử dụng các hình ảnh so sánh cho HS.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV: phấn màu.
HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra bài tập về nhà của HS ở tiết trước.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1( trang 43):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài cá nhân ra giấy nháp.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm - nhận xét.
- GV giúp HS phân biệt 2 loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a, Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
hơn kém
ngang bằng
ngang bằng
b, Trăng khuya trăng sáng hơn đèn
hơn kém
c, Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
hơn kém
ngang bằng
Bài 2( trang 43):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc thầm các câu thơ , câu văn ở BT1 , viết ra nháp những từ chỉ sự so sánh. - GV gọi 3 HS lên bảng làm:( gạch dưới từ chỉ sự so sánh trong các câu văn, thơ ) .
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3( trang 43 ):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài cá nhân ra vở : tìm các hình ảnh so sánh.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài - nhận xét.
Bài 4( trang 43 )
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân rồi trình bày trước lớp - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV tổng kết bài- nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà học bài - CBBS.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy.
I. mục tiêu.
- Mở rộng vốn từ về trường học cho HS qua bài tập giải ô chữ.Ôn tập về dấu phẩy.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng dùng dấu phẩy cho HS.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV: phấn màu.
HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra HS làm miệng BT1 và BT3 của tiết trước .
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1( trang 50 ):
- HS đọc nối tiếp và nêu yêu cầu của bài tập, HS cả lớp quan sát ô chữ và chữ điền mẫu ( lên lớp).
- GV lưu ý HS từng bước thực hiện bài tập.
- HS làm bài theo nhóm đôi ra vở .
- GV gọi 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức( mỗi nhóm 10 em).
- GV cùng HS nhận xét - đọc lại các từ đã hoàn thành.
- Các từ tìm được theo thứ tự là :
( lên lớp , diễu hành , sách giáo khoa , thời gian biểu , cha mẹ , ra chơi , học giỏi , lười học, giảng bài , thông minh , cô giáo )
Bài 2( trang 50 ) :
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm cá nhân ra vở.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm - nhận xét.
a, Ông em , bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b, Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan , trò giỏi.
c, Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy , tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV tổng kết bài- nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà học bài - CBBS.
Luyện từ và câu
ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái. so sánh.
I. mục tiêu.
- HS nắm được một kiểu so sánh : so sánh sự vật với con người .
- Ôn tập về từ chỉ hoạt, động trạng ; tìm được các từ chỉ hoạt động , trạng thảitong bài tập đọc , bài tập làm văn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV: phấn màu.
HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
+ Bà em chú em và chú em đều là công nhân xưởng gỗ.
+ Bộ đội ta trung với nước hiếu với dân.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1( trang 58 ):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân ra giấy nháp.
- GV gọi 4 HS lên bảng: gạch dưới những dòng thơ chứa hình ảnh so sánh
- GV cùng HS nx - đọc lại các câu có hình ảnh so sánh( giữa sự vật với con người) . a, Trẻ em như búp trên cành.
b, Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
c, Cây pơ- mu im như người lính canh.
d, Bà như quả ngọt chín rồi.
Bài 2( trang 58 ):
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm .
- HS thực hành làm theo nhóm đôi - 3 HS lên bảng trình bày - nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét - chốt lời giải đúng.
a, cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng.
b, hoảng sợ, sợ tái người.
Bài 3( trang 58) :
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc lại yêu cầu bài tập làm văn cuối tuần 6.
- 1 HS khá đọc bài viết của mình.
- HS tự làm cá nhân sau đó đọc trước lớp .
- GV cùng HS nhận xét chung.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV tổng kết bài- nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà học bài - CBBS.
Luyện từ và câu
Từ ngữ vềcộng đồng. ôn tập câu : ai làm gì?
I. mục tiêu.
- Mở rộng vốn từ về cộng đồng cho HS . Ôn kiểu câu : Ai làm gì ?
- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ, kiểu câu "Ai làm gì? "cho HS .
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV: phấn màu, bảng phụ.
HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra bài tập về nhà của HS .
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1( trang 65 ):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ và làm bài cá nhân ra giấy nháp.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm - nhận xét.
Những người trong cộng đồng
cộng đồng, đồng bào, đồng đội , đồng hương
Thái độ , hoạt động trong cộng đồng
cộng tác , đồng tâm.
Bài 2( trang 66 ):
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm bài theo nhóm.
- Các nhóm trình bày trước lớp - nhận xét .
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các câu tục ngữ.
- HS học thuộc các câu tục ngữ.
Bài 3( trang 65 ):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS hiểu đây là các câu đặt theo mẫu : Ai làm gì ?
- HS tự làm ra vở nháp, sau đó đọc trước lớp - nhận xét.
Bài 4 ( trang 65 ):
- Tương tự bài tập 3.
- HS làm bài cá nhân rồi trình bày trước lớp - nhận xét.
a, Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ?
b, Ông ngoại đang làm gì?
c, Mẹ bạn làm gì?
3. Củng cố - dặn dò.
- GV tổng kết bài- nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà học bài - CBBS.
Luyện từ và câu
So sánh. Dấu chấm.
I. mục tiêu.
- HS tiếp tục làm quen với phép so sánh( so sánh âm thanh với âm thanh).Ôn luyện về dấu chấm: tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ , các hình ảnh so sánh, dấu chấm câu cho HS.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV: phấn màu, bảng phụ.
HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1( trang 79):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV giới thiệu tranh cây cọ với lá rất to, rộng giúp HS hiểu hình ảnh so sánh trong bài.
- HS tự làm bài theo nhóm đôi ra giấy nháp.
- GV gọi HS các nhóm trình bày trước lớp- nhận xét.
a, Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh những âm thanh nào?( tiếng thác, tiếng gió ).
b, Qua sự so sánh trên , em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?( tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động).
Bài 2( trang 24):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc thầm các câu thơ , câu văn ở BT1 , viết ra nháp những từ chỉ sự so sánh. - GV gọi 4 HS lên bảng làm bài:
( gạch dưới từ chỉ sự so sánh trong các câu văn, câu thơ ) .
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
( tựa - như - là - là - là ).
Bài 3( trang 24 ):
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV lưu ý HS đọc kỹ đoạn văn để chấm câu cho đúng. Nhớ viết hoa chữ đầu câu.
- HS tự làm bài cá nhân ra vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài - nhận xét.
( Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã trông thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.)
3. Củng cố - dặn dò.
- GV tổng kết bài- nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- luyen tu va cau3 ky 1.doc