Sau bài học ,hs biết .
-Từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lịch sử :Buổi đầu dựng nước và giữ nước ;Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.
-Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử: (tiết 8 ) ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian, Phiếu học tập cho hs,Các hình minh hoạ cho mục tiêu 3 .
III- Hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:
1 Bài cũ:Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
-Gọi 2 hs lên bảng trả lời 2 câu hỏi sau;
+Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch đằng.
+Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào?
Nhận xét , ghi điểm.
2 Bài mới:
Giới thiệu :Trong bài học này các em sẽ được ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5 .
-Hs mở sgk.
-Để biết được hai giai đoạn lịch sử mà em đã học là hai giai đoạn nào, các em hãy đọc y/c bài 1 sgk, cả lớp đọc thầm theo .
-Gv cho lớp hoạt động nhóm đôi,thảo luận
-Gv dán băng thời gian lên bảng .
-Y/c hs điền tên các giai đoạn lịch sử đã học vào băng thời gian.
+Hỏi: Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào , nêu thời gain của từng giai đoạn.
-Gv nhận xét và y/c hs nhắc lại hai giai
đoạn lịch sử trên.
Như các em đã biết từ khoảng 700 năm TCN đến năm 938 có hai giai đoạn lịch
sử. Vậy hai giai đoạn lịch sử đó có những sự kiện lịch sử nào ,cô mời em …đọc câu 2 sgk.
* Hoạt động 2:
-Gọi 1 hs đọc trước lớp câu 2.
-Gv dán mục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu lên bảng .
-Y/c hs đọc kĩ câu lệnh và thảo luận nhóm đôi ( 2 ‘)
-Y/c hs trình bày kết quả cá nhân.
-Gv nhận xét và kết luận :
Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang ra đời.Nối tiếp nước Văn Lang là nước Âu Lạc. Đó là buổi đầu dựng nước và giữ nước . Đến năm 179 TCN nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà.Một bước ngoặc lịch sử đã mở ra sau một trận chiến hào hùng trên một dòng sông lịch sử đã giành lại độc lập hơn 1000 năm đô hộ dưới ách phương Bắc . Đó là chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938.
Qua hai bài tập trên các em đã nắm vũng về mốc thời gian và các sự kiện lịch sử trong hai giai đoạn .Vậy bây giờ cô cho các em thi kể lại bằng một bài viết ngắn hoặc nói lại hay bằng hình vẽ một trong ba nội dung sau.
-Y/c hs đọc to y/c vav nội dung bài3, lớp đọc thầm theo.
*Hoạt động 3:
-Gv cho lớp hoạt động theo nhóm 6 , gv cử nhóm trưởng , thư kí.
- Gv phát phiếu học tập .
-Y/c nhóm trưởng đọc câu hỏi của nhóm cho cả lớp nghe.( lần lượt 6 nhóm đọc).
-Nhóm thảo luận ( 5 ‘ ).
-Y/c 3 nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Nhận xét , bổ sung, chốt lại ý đúng.
3- Củng cố :
-Trò chơi: Ghép đúng.
+GV ghi sẵn mốc thời gian.( 2bảng )
kiện lịch sử đính vào đúng với mốc thời
gian cô ghi trên.
Thời gian
Sự kiện lịch sử
Nhân vật lịch sử
-Năm 179 TCN
-Khoảng 700 năm TCN
-Năm 40
-Năm 938
-Y/c hai nhóm, mỗi nhóm cử 2 hs lên.
-Gv phổ biến cách chơi., thời gian chơi.
-Nhận xét, khen thưởng.
+Tổng kết và giáo dục tư tưởng.
Qua tiết học hôm nay các em đã thấy được ông cha ta đã ra sức dựng nước và giữ nước ,vậy ở tuổi của các em thì sao đây? Các em phải ra sức học tập để mai sau lớn lên xây dựng đất nước giàu và đẹp hơn.
-Dặn dò: về nhà ôn lại kĩ hai giai đoạn lịch sử vừa học và tìm hiểu trước bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
-2 hs lên đọc bài.
- Hs lắng nghe.
-Hs mở sgk.
-Hs thảo luận theo nhóm.
-Hs lên bảng , lớp nhận xét.
-Hs vừa chỉ vừa trả lời :
+ Giai đoạn thứ nhất là buổi đầu dựng nước và giữ nước , giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 700 năm và kéo dài đến năm 179 TCN.
+ Giai đoạn thứ hai là hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập , giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN cho đến năm 938.
-1 hs đọc to trước lớp câu 2.
-Hs quan sát mốc thời gian trên bảng,kết hợp sgk.
- Hs đọc kĩ câu lệnh và thảo luận nhóm đôi.
-Hs trình bày kết quả.
+Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang ra đời.
+Năm 179 TCN nước Âu Lạc rơi vào tay của Triệu Đà.
+Năm 938 chiến thắng Bạch đằng.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
-Hs hoạt động nhóm 6.
-Nhóm trưởng lên nhận phiếu học tập.
- Các nhóm trưởng đọc câu hỏi to cho cả lớp nghe.
-Nhóm dán kết quả lên bảng.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Gv dán 2 bảng bên lên bảng.
-4 hs lên bảng xếp thành hai nhóm.
-Lắng nghe gv phổ biến cách chơi., thời gian chơi.
-Lớp theo dõi nhận xét .
.
KHOA HỌC: ( TIẾT 16 ) ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH.
I-Mục tiêu:
-Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
-Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
-Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị ốm.
II- Đồ dùng học tập :
- Tranh minh học tiết học như sgk /35, 36.
- Chuẩn bị theo nhóm :Một gói dung dịch ô-rê-dôn
-Bảng phụ ghi 5 câu hỏi cho cả lớp cùng thảo luận.
- 5 phiếu ghi 5 câu hỏi thảo luận nhóm.
-Phiếu ghi các tình huống.
III-Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Bài cũ: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ?
-Gọi 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi.
+Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh?
+ Khi bị bệnh cần phải làm gì?
-Nhận xét , ghi điểm.
+ Hỏi : Em đã làm gì khi người thân bị ốm?
2- Bài mới:
-Giới thiệu:
Các em đều rất ngoan, biết yêu thương , giúp đỡ người thân khi bị ốm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường , đặc biệt là bệnh tiêu chảy mà chúng ta hay mắc phải .
-Hs mở sgk.-Gv nêu: Để biết được khi bị bệnh chúng ta cần có chế độ ăn uống như thế nào, cô sẽ cho các em quan sát các tranh và tìm hiểu các câu hỏi sau.
*Hoạt động 1:
-GV ghi lên bảng :Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
-Y/c hs quan sát tranh trang 34 , 35 sgk.thảo luận theo nhóm 6.
-GV đính 5 câu hỏi lên bảng .( bảng phụ ghi sẵn 5 câu hỏi )
-Y/c 2 hs đọc to các câu hỏi đính trên bảng.
-Gv cử nhóm trưởng , cử thư kí.
*Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
-Y/c nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận 5 câu hỏi trên .(
thời gian 5 ‘)
*Bước 2:Thảo luận nhóm 6 ,ghi phiếu.(thời gian 5’ )
Gv y/c nhóm trưởng lên bốc thăm câu hỏi .
-Hs đọc câu hỏi cả nhóm cho cả lớp nghe.
-Y/c nhóm lên trình bày ý kiến.
1-Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường ?
2-Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
3-Đối với người không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào?
4-Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
5-Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân khi bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
-Nhận xét, tổng hợp ý kiến của nhóm.
-Gọi 2 hs đọc mục bạn cần biết trong sgk.
Gv chuyển ý sang hoạt động 2:
+Gv nêu :các em đã biết chế độ ăn uống cho người bị bệnh vậy bây giờ các em thực hành chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy thử nào.
-Gv cho hoạt động nhóm 6 .
-Y/c hs nhận các đồ dùng đã chuẩn bị .
-Y/c mỗi nhóm xem kĩ hình minh hoạ
và tiến hành thực hành phân vai dựng lại
cách chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy.
-Y/c nhóm lên trình bày .
+ Nhóm 1, 3 quan sát hình 4 , 5.xong dựng lại tiểu phẩm
+Nhóm 2,5 quan sát hình 6., nêu lại cách pha dung dịch ô-rê-dôn
+Nhóm 4, 6 quan sát hình 7, nêu lại cách nấu cháo muối.
-Gv chốt lại : Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước . Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường , đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
3-Củng cố và dặn dò :
Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
-GV cho hs lên sắm vai diễn kịch thể hiện cách chăm sóc em bé bị bệnh bị tiêu chảy khi không có bố mẹ ở nhà.
-Bản thân bị đau bụng tiêu chảy trong khi bố mẹ không có ở nhà , em tự chăm sóc mình và đến lúc bố mẹ về nghe em kể lại .Bố mẹ khen em.
-Gv tuyên dương ,khen thưởng.
*Hoạt động két thúc:
-Tổng kết bài và giáo dục tư tưởng :
Qua bài học hôm nay các em đã biết các thức ăn và nước uống cho người bị bệnh đồng thời cũng đã học được cách chăm sóc .Vậy các em về nhà thực hiện giúp đỡ bố mẹ chăm sóc em bé hoặc ông bà mình. hoặc bản thân mình mỗi khi bị ốm để bố mẹ yên tâm công tác.
-Nhận xét tiết học
-Dặn về nhà ôn bài , học thuộc mục Bạn cần biết.
-2 hs lên trả lời câu hỏi.
-Lớp lắng nghe , bổ sung., nhận xét .
-Hs nối tiếp trả lời:
+Em xoa dầu , bóp đầu cho mẹ .
+Em lấy nước cho bà uống .
+Em lấy khăn ướt đắp lên trán cho em bé.
+Em đun nước lá cho mẹ xông.
+Em nấu cháo cho em bé ăn….
-Hs lắng nghe.
-Hs mở sgk.
-Hs quan sát tranh .
-2 hs đọc to các câu hỏi trên bảng, lớp đọc thầm theo.
-Nhóm thảo luận (chưa ghi ra phiếu )( 5’)
-Nhóm trưởng lên bốc thăm câu hỏi
-Nhóm đọc to câu hỏi của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe.
-Tiến hành thảo luận ( 5’) –Ghi ý ra phiếu.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
1-Khi bị bệnh thông thường ta cần cho ngươì bệnh ăn các thức ăn có chứa nhiều chất như : thịt ,cá ,trứng ,sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh như hoa quả , đậu nành.
2- Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ , cháo cá , cháo trứng , uống nước cam vắt , nước chanh , sinh tố…Tại vì những thức ăn này làm cho người bệnh để nuốt . không làm cho người bệnh sợ hải.
3- Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì ta nên dỗ dành , động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.
4-Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
5- Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy , đặc biệt là trẻ em phải cho ăn bình thường , đủ chất ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn., uống nước cháo muối.
-Lớp lắng nghe , nhận xét , bổ sung.
-2 hs đọc mục bạn cần biét trong sgk
-Hs lắng nghe.
-Hoạt động nhóm 6.
-Nhóm trưởng lên nhận đồ dùng cho nhóm.
-Nhóm trưởng hướng dẫn quan sát hình,
phân vai,dựng kịch lại hoặc thảo luận nêu cách chăm sóc người bị bệnh.
-Nhóm lên trình bày.
+ Nhóm 1, 3 : sắm vai đóng kịch.
-Lớp theo dõi ,nhận xét .
+ Nhóm 2 , 5:Cho nước vào cốc với lượng vừa uống .Dùng kéo sạch cắt đầu gói dung dịch và đổ vào cốc có nước . Lấy thìa khuấy đều cho tan ô-rê-dôn và cho người bệnh uống.
+ Nhóm 4, 6 :Ta cho một nắm gạo, một ít muối và 4 bát nước vào nồi , đun nhỏ lửa đến khi thấy gạo nở bung ra thì dùng thìa đánh loãng và múc ra bát , để nguội dần rồi cho người bị tiêu chảy uống.
Ngoài ra còn cho người bệnh ăn những thức ăn có chất bổ như: cá , trứng , rau xanh ,hoa quả.
.- Lớp theo dõi và nhận xét.
-Hs lắng nghe.
-Hs chơi diễn kịch tiểu phẩm.
-Lớp theo dõi nhận xét nhóm nào diễn hay nhất .
-Hs lắng nghe.
File đính kèm:
- On tap8.doc