Sau bài học HS có khả năng :
- Nêu được những yếu tố mà con người cũng như các sinh vật khác cầnđể duy trì sự sống của mình.
- Kể ra một số ĐK vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
38 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khoa học : tiết I con người cần gì để sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách tiến hành:
+ Cho H chơi theo đồng đội.
- H chia 4 nhóm
- Cử 3 đ5 học sinh làm giám khảo.
+ T phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Các đội nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông.
Đội nào lắc chuông trước thì được trả lời trước.
- Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.
+ Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- H trao đổi thông tin từ bài học trước.
- T cho H đọc lần lượt các câu hỏi và điều kiện cuộc chơi.
- T đánh giá và cho điểm.
- H chơi trò chơi.
Cho các đội khác nhận xét - đánh giá.
C1: Trong quá trình sống con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Lấy không khí, nước và thức ăn
- Thải ra những chất thừa, cặn bã.
C2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.
- Gồm 4 nhóm:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.
C3: Kể tên và nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Bệnh thiếu đạm: Bị suy dinh dưỡng, thiếu vi-ta-min A mắt nhìn kém, có thể dẫn tới mù loà, thiếu I-ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ, biếu cổ, thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
Cách phòng: nên điều chỉnh thức ăn cho hợp lí, đến bệnh viện khám và chữa trị.
- 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị.
- Cách phòng: + Giữ vệ sinh ăn uống.
+ Giữ vệ sinh CN.
+ Giữ vệ sinh môi trường.
C4: Nên và không nên làm gì phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, các chum vại, bể nước phải có lắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ...
- BGK hội ý thống nhất điểm.
- T tuyên bố điểm cho các đội.
4/ Hoạt động nối tiếp.
- Nhận xét giờ học.
- VN áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
=======================*****==========================
Khoa học – Tiết 18
ôn tập con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
- áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV : - Tranh ảnh các mô hình về các loại thức ăn.
H: - Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Nêu sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Kể tên các nhóm dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
B- Bài mới:
2/ HĐ2: Tự đánh giá:
*Mục tiêu: H có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
* Cách tiến hành:
- T cho H dựa vào chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá.
- H tự đánh giá theo các tiêu chí:
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật.
- Cho H trao đổi nhóm 2.
- Cho H nêu miệng.
+ Các loại thức ăn có chứa các vi-ta-min và chất khoáng.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
* Kết luận: T chốt ý
3/ Hoạt động 3: Trò chơi "Ai chọn thức ăn hợp lí"
* Mục tiêu: H có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc chọn thức ăn hàng ngày.
* Cách tiến hành:
- Cho H thảo luận nhóm.
- H sử dụng những tranh ảnh, mô hình thức ăn để bày.
- H thảo luận nhóm 4.
- Cho H bày bữa ăn của nhóm mình.
- Giới thiệu các thức ăn có những chất gì trong bữa ăn.
- Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
- Ăn phối hợp các loại thức ăn có trong bữa ăn hàng ngày.
đ Về nhà nói với cha mẹ và người lớn những điều vừa học được.
4/ HĐ4: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
* Mục tiêu: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
* Cách tiến hành:
- T cho H làm việc CN
- H tự ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng.
- H trình bày miệng.
- T đánh giá
- Lớp nhận xét - bổ sung
5/ Hoạt động nối tiếp:
- Hàng ngày ta cần có chế độ ăn như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
=======================*****=======================
Khoa học - Tiết 19
Nước có những tính chất gì
I. Mục tiêu:
Học sinh có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua 1 số vật và có thể hoà tan 1 số chất.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh ảnh như SGK, hình vẽ T42, T43.
H: - Chuẩn bị theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
* Mục tiêu:
- Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
- Phân biệt nước với các chất lỏng khác.
* Cách tiến hành:
+ Cho H ngồi theo nhóm
- H ngồi theo nhóm 4 đ 6 và để các đồ dùng thí nghiệm đã chuẩn bị lên mặt bàn.
- T cho các nhóm quan sát và nhận các chất trong vật đựng từng loại.
- H thực hiện
- H đại diện trình bày.
- Làm thế nào để phát hiện ra các chất có trong mỗi cốc.
- Sử dụng các giác quan: mắt đ nhìn; lưỡiđ nếm; mũi đ ngửi.
* Kết luận: Nước có tính chất gì?
* Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
2/ HĐ 2: Phát hiện ra hình dạng của nước:
Mục tiêu:
- H hiểu khái niệm: "Hình dạng nhất định"
- Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm để tìm hiểu hình dạng của nước.
* Cách tiến hành:
+ Cho các nhóm đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau đặt lên bàn.
+ H quan sát và đặt chai ở vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của cốc hoặc chai có thay đổi không?
- Hình dạng của chai, cốc không thay đổi.
- Cho H làm thí nghiệm.
- Đổ nước vào chai, đậy nút chặt, đặt chai ở vị trí khác nhau.
- Nhận xét về hình dạng của nước?
- Nước không có hình dạng nhất định.
* Kết luận: T chốt ý
3/ HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* Mục tiêu:
- Biết làm thí nghiệm để rút ra t/c chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi.
- Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
* Cách tiến hành:
- T kiểm tra vật liệu thí nghiệm
- H làm thí nghiệm
Đổ nước vào tấm kính đ nước chảy từ caođthấp, lan ra mọi phía.
4/ HĐ4: Phát hiện tính thấm qua hoặc không thấm của nước đối với 1số vật
* Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm, phát hiện nước thấm qua và không thấm qua 1 số vật.
- Nêu ứng dụng thực tế.
* Cách tiến hành:
- T cho H làm thí nghiệm
- Đổ nước vào túi ni lông
- Nhúng vào các vật: vải, báo...
- Cho H nhận xét và nêu t/d
- Những vật liệu không cho nước thấm qua dùng làm đồ chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa.
* Kết luận: Nước thấm qua 1 số vật.
5/ HĐ5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan 1 số chất:
- T cho H thực hành
- Cho H nhận xét
- H pha đường, muối, cát.
- Muối và đường tan trong nước.
- Cát không tan
* Kết luận: Nước còn có t/c gì?
- Nước có thể hoà tan 1 số chất.
6/ Bài học (SGK)
- T cho vài H nhắc lại
- 3 đ 4 học sinh đọc mục bạn cần biết (T43- SGK)
7/ Hoạt động nối tiếp.
- Nước có những tính chất gì?
- Nhận xét giờ học.
- VN làm lại thí nghiệm.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
=======================*****==========================
Khoa học - tiết 21
Ba thể của nước
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
- Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
- Thực hành chuyển thể nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- Nêu cách chuyển nước ở thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Hìn trang 44, 45 sách giáo khoa.
H: - Chuẩn bị đồ dùng theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nước có những tính chất gì?
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
* Mục tiêu:
- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí.
- Thực hành chuyển thể nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
* Cách tiến hành:
- Nêu một số thí dụ nước ở thể lỏng.
- Nước mưa, nước sông, nước suối, nước biển, nước giếng....
- T dùng khăn ướt lau bảng
Cho H lên sờ tay vào chỗ vừa lau.
- H quan sát
- 1 H thực hiện và nhận xét
- Mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Mặt bảng khô thì nước trên mặt bảng đã biến đi đâu?
- Không ướt mãi, 1 lúc nó sẽ khô.
- T cho H quan sát nước nóng đang bốc hơi và cho H nhận xét.
- Hơi nước bốc lên, lớp nọ nối tiếp lớp kia như đám sương mù.
+ úp một cái đĩa lên cốc nước vài phút sau nhấc ra đ cho H nhận xét
- H thực hành.
- Có những giọt nước đọng ở trên đĩa.
* Kết luận: Quan thí nghiệm em thấy nước có tính chất gì?
- Nước có thể lỏng thường xuyên bay hơi trở thành thể khí.
- Hơi nước là nước ở thể khí không nhìn thấy bằng mắt thường.
- Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
2/ Hoạt động 2: Nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
* Mục tiêu:
- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
- Nêu ví dụ về nước ở thể rắn.
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát khay nước đá.
- Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì?
+ H quan sát
- Đã biến thành nước ở thể rắn.
- Nhận xét hình dạng của nước ở thể này.
- Có hình dạng nhất định
- Hiện tượng nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là gì?
- Gọi là sự đông đặc.
- Khi để nước đá ngoài tủ lạnh có hiện tượng gì xảy ra?
- Nước đá chảy ra thành nước. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy.
* Kết luận: T chốt ý
3/ Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chuyển thể của nước.
* Mục tiêu:
- Nói về 3 thể của nước.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
* Cách tiến hành:
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Thể lỏng, thể khí và thể rắn
- ở mỗi thể nó có tính chất gì?
- 3 đ 4 H nêu
- Cho H vẽ sơ đồ
- 1 H thực hiện trên bảng
* Kết luận: T chốt ý
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm lại TN + chuẩn bị bài sau.
======================*****==========================
File đính kèm:
- khoa hoc.doc