Sau bài học, hs :
- HS đọc được : eng ,iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: eng ,iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Luyện nói 2-4 từ theo chủ đề : : Ao , hồ, giếng
26 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần Tuần: 14 Tiết: 119,120 Tên bài dạy : eng , iêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếng, từ khoá
- Đọc các tiếng, từ ứng dụng ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
- Quan sát, nhận xét
- Nhẩm thầm, tìm tiếng có vần mới inh , ênh ) - Đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm
- Đọc các câu ứng dụng ( cá nhân , nhóm, cả lớp )
- 2, 3 HS đọc lại câu ứng dụng
- Đọc bài SGK ( cá nhân , lớp )
- Viết vào vở Tập viết
- Đọc tên bài luyện nói
- Luyện nói ( dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý )
- Đọc bài ở bảng
- Nêu miệng hoặc viết trên bảng con
- Đọc SGK
Giáo án môn : Toán Tuần: 14 Tiết: 56
Tên bài dạy : Phép trừ trong phạm vi 9
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009
I. Mục tiêu: Qua bài học, Hs :
- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ các số trong phạm vi 9. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy học: - Gv : Các vật mẫu, mô hình phù hợp với nội dung bài.
- Hs : Sách giáo khoa, bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : Luyện tập
*Bài 3 / 77 2.Bài mới : Giới thiệu: Phép trừ trong phạm vi 9
Hoạt động1:Hướng dẫn Hs thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9 :
- Hd quan sát hình đặt đề bài toán, nêu kết quả tìm được và kết hợp ghi lên bảng các phép tính sau :
9 - 1 = 8 9 - 8 = 1
9 - 2 = 7 9 - 7 = 2
9 - 3 = 6 9 - 6 = 3
9 - 4 = 5 9 - 5 = 4
- Em còn lập được công thức nào nữa ?
- Hướng dẫn học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9 theo phương pháp xoá dần ...
III- Luyện tập :
* Bài 1 : Nêu yêu cầu bài làm.
- -
* Bài 2 : Nêu yêu cầu bài làm (cột 1,2,3 )
8 + 1 = 9 – 1 = 9 - 8 =
* Bài 3 : Nêu yêu cầu bài làm (bảng 1)
9
7
3
2
5
1
4
* Bài 4 :- Cho Hs quan sát tranh và nêu đề bài, nêu phép tính thích hợp.
3. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Thi đua đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 9.
+ Bài sau : Luyện tập
- 3 Hs làm ở bảng lớp.
- Đọc bảng cộng trong phạm vi 9.
- Quan sát và đặt đề toán, nêu phép tính.
9 - 0 = 9, 9 - 9 = 0
- Xung phong đọc cá nhân
- Mở sgk và nhắc lại nội dung các hình.
-Tính theo cột dọc.
+ 2 Hs lên bảng làm (mỗi em làm 3 phép). Lớp làm bài vào vở BT
- Tính (ngang)
+ 4 Hs làm bài ở bảng (mỗi Hs làm 1 cột), lớp làm bài vào sgk.
- Số?
+ 2 Hs lên bảng làm bài (mỗi em 1 bảng).
+ CHữa bài , nêu cách làm
- Quan sát tranh và nêu ...
9 - 4 = 5
- Hs tiếp sức thực hiện ...
Giáo án môn : Đạo đức Tuần: 14 Tiết: 14
Tên bài dạy : Đi học đều và đúng giờ (Tiết 1)
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009
I.Mục tiêu: Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đức 1
- Tranh bài tập 1, bài tập 4 phóng to (nếu có thể)
- Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Bài hát “ Tới lớp, tới trường” (Nhạc và lời: Hoàng Vân)
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập và thảo luận nhóm.
- Giới thiệu tranh bài tập 1: Thỏ và Rùa là hai bạn học cùng lớp. Thỏ thì nhanh nhẹn còn Rùa vốn tính chậm chạp. Chúng ta hãy đón xem chuyện gì xảy ra với hai bạn?
- Cho HS trình bày nội dung tranh
- Hỏi:
+Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
+Qua câu chuyện, em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao?
Kết luận:
- Thỏ đang la cà nên đi học muộn.
- Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ.
-Bạn Rùa đáng khen
Hoạt động 2: HS đóng vai theo tình huống “Trước giờ đi học”.
- GV phân vai
- Thực hành:
- HD nhận xét và thảo luận: “Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?”
Hoạt động 3: HS liên hệ.
+Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
+Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
Kết luận:
Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
- Để đi học đúng giờ cần phải:
+ Chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ tối hôm trước.
+ Không thức khuya.
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ.
*Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2
- HS làm việc theo nhóm 2 người.
- HS trình bày (kết hợp chỉ tranh).
“Đến giờ vào học, bác Gấu đánh trống vào lớp. Rùa đã ngồi vào bàn học. Thỏ đang la cà, nhở nhơ ngoài đường hái hoa, bắt bướm chưa vào lớp học”
+Thỏ đang la cà nên đi học muộn. Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ.
+Bạn Rùa đáng khen
Hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
+HS đóng vai trước lớp.
- Tự Hs kể về việc làm của mình
Giáo án môn : Tự nhiên và xã hội Tuần: 14 Tiết: 14
Tên bài dạy : Bài 14: An toàn khi ở nhà
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009
I. Mục tiêu:
- Kể một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.
- Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
- Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, đứt tay.
II. Đồ dung dạy học:
- GV: Sưu tầm 1 số câu chuyện cụ thể về những tai nạn đã xảy ra đối với các em nhỏ.
- HS: VBT
III. Hoạt động dạy học::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì?
- Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình?
2. Bài mới: An toàn khi ở nhà
HĐ1: Quan sát tranh
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát
- Chỉ cho các bạn thấy nội dung của mỗi hình
Kết luận: Khi phải dùng dao hay những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn cần phải rất cẩn thận đề phòng đứt tay.
HĐ2: Quan sát hình ở SGK và đóng vai
- Hướng dẫn HS thể hiện giọng nói phù hợp nội dung từng hình. Sau đó GV cho các em lên đóng vai, GV nhận xét tuyên dương, lớp bổ sung.
- Em có suy nghĩ gì về hành động của mình khi đóng vai?
- Các bạn nhỏ khác có nhận xét gì về vai diễn của bạn?
- Nếu là em, em có cách ứng xử nào khác không? (khá, giỏi)
- Trường hợp có lửa cháy, các đồ vật trong nhà em phải làm gì? (khá, giỏi)
- Em có nhớ số điện thoại gọi cứu hoả không? (khá, giỏi)
Kết luận: Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa.
- Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy.
- Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm ổ điện.
- Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi cháy.
- Cần gọi điện thoại số 114 để đến cứu.
3.Củng cố: Vừa rồi các con học bài gì?
- GV cho 1 số em lên chỉ 1 số đồ dùng trong lớp cấm HS sử dụng.
Dặn dò: Bài sau: Lớp học
- Quan sát
- HS từng cặp
- Quan sát hình 30 SGK
- Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra
- Đóng vai
- Mỗi nhóm 4 em
- Quan sát các hình SGK và đóng vai
- Gọi cấp cứu 114
- Ổ cắm điện
Giáo án môn : Hoạt động tập thể Tuần: 14 Tiết: 14
Tên bài dạy : Sinh hoạt lớp cuối tuần
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009
1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua:
- Học tập: Tập trung học tập tốt, tất cả nắm vững vần, đọc viết đúng
Đồ đùng học tập đa số đầy đủ, bảo quản tốt.
Nề nếp học tập ổn định
- Vệ sinh : mùa mưa sạch sẽ, mặc đủ ấm.
- Nề nếp xếp hàng , thể dục vì trời mưa nên ít được củng cố.
- Hạn chế được trò chơi đuổi bắt.
* Tồn tại: Chưa tự giác giữ trật tự lớp ( T Đức, Trường , Quốc, Phú…); phần vần có một số em còn chậm, hay lẫn lộn do phát âm địa phương.
2. Kế hoạch tuần đến:
- Giáo dục môi trường qua bài học môn Tiếng Việt.
- Vệ sinh cá nhân mùa mưa.
- Kiểm tra việc ra chơi .
- Xây dựng nề nếp học phần vần, rèn phát âm và viết chính tả.
- Tổng kết cuối tháng thu tiền bán trú và phát hành giấy báo tháng 12.
Giáo án môn : Học vần Tuần: 14 Tiết: 127,128
Tên bài dạy : Ôn tập
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
I. Mục tiêu: Sau bài học, hs :
- Đọc được các vần có kết thúc băng ng/nh, các từ ngữ, các câu ứng dụng từ bài 52đến bài 59
- Viết được các vần, các từ ngữ, các câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: : Quạ và Công.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng ôn tập( trang 104 SGK)
Tranh minh hoạ câu ứng dụng và truyện kể.
- HS : Bộ đồ dùng tiếng Việt, bảng con, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: inh, ênh
2. Bài mới : Giới thiệu : Ôn tập
Hoạt động 1: Ôn tập
a- Các vần vừa học :
- Treo bảng ôn: Đọc vần
b- Ghép chữ thành tiếng :
- H/ dẫn ghép âm ở cột dọc với cột ngang để tạo vần
Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng
Bình minh, nhà rông, nắng chang chang
- Đọc mẫu - Giải nghĩa từ
- Viết từ ngữ ứng dụng: bình minh, nhà rông
Tiết 2 :
Hoạt động 3: Luyện tập
a.Luyện đọc:
- Củng cố tiết 1
- Đọc đoạn thơ ứng dụng
Giới thiệu tranh khai thác nội dung
ghi đoạn câu ứng dụng: “ Trên trời mây trắng như bông………đội mây về làng”
- Đọc mẫu - Giảng từ
b. Luyện viết :
- H/ dẫn và viết mẫu từng dòng
c. Kể chuyện: Quạ và Công
- Kể chuyện có tranh minh hoạ( SGK)
- H/ dẫn kể lại chuyện theo nhóm qua tranh SGK.
- Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện ?
3.Củng cố, dặn dò :
- Bài sau : “ om. am”
- Đọc, viết: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương
- Đọc câu ứng dụng ở Sgk
- Chỉ vần
- Vừa chỉ và đọc vần.
- Ghép và đọc trơn tiếng vừa ghép được.
- Nhẩm thầm, tìm tiếng có chứa âm có trong bảng ôn.
- Đánh vần - đọc trơn tiếng, từ ứng dụng( cá nhân, mhóm, cả lớp )
- Viết bảng con
Lần lượt đọc âm ,vần, tiếng , từ khóa
- Đọc các tiếng, từ ứng dụng ( cá nhân, nhóm , cả lớp )
- Quan sát , nhận xét
- Đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm
- Đọc câu ứng dụng(cá nhân, nhóm,lớp )
- 2, 3 HS đọc lại câu ứng dụng
- Đọc bài SGK ( cá nhân, lớp )
- Viết vào vở Tập viết
- Đọc tên câu chuyện
- Nghe và thảo luận nhóm, thi kể theo tranh:
* Tranh 1: Quạ vẽ cho trước…
* Tranh 2 : Vẽ xong Công còn xoè đuôi phơi cho thật khô.
* Tranh 3 : Công khuyên mãi chẳng được. Nó đành làm theo lời bạn.
* Tranh 4 : Cả bộ lông quạ trở nên xám xịt, nhem nhuốc.
- Ý nghĩa câu chuyện : Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.
File đính kèm:
- Tuan 14.doc