Bài giảng Học vần Tuần: 1 Tiết: 1, 2

A. Mục đích, yêu cầu:

- Hs biết được sách vở và đồ dùng học tập để học môn Tiếng Việt

- Biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng học tập.

- Biết chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập trước khi đến lớp.

- Sử dụng bảng con và đồ dùng học Tiếng Việt.

- Biết và thực hiện các kí hiệu của cô

 

doc25 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần Tuần: 1 Tiết: 1, 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau : Chúng ta đang lớn. - Mở sách - Mở Sgk quan sát - Thảo luận nhóm đôi -Trình bày cá nhân: Chỉ vào tranh và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể - Làm việc theo nhóm 2 hs - Đại diện nhóm lên kể theo gợi ý của gv. -Làm theo từng động tác Giáo án môn : Đạo đức Tuần: 1 Tiết: 1 Tên bài dạy : Em là học sinh lớp Một Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến Ngày dạy : Thứ ngày tháng 8 năm 2009 A.Mục tiêu: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, tên lớp,tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. B. ĐDDH : - Gv : Các bài hát "Trường em", "Đi học", "Ngày đầu tiên đi học". - Hs : Vở bài tập đạo đức. C. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ổn định : Kiểm tra vở bài tập đạo đức. II- Bài mới : 1- Giới thiệu - ghi đề: "Em là học sinh lớp Một " 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1 : Thực hiện trò chơi "Tên bạn, tên tôi". - Gv tổ chức một nhóm 8 em đứng thành vòng tròn và hướng dẫn cách chơi : - Em hãy giới thiệu tên của mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ định một bạn bất kỳ và hỏi "Tên bạn là gì ? Tên tôi là gì ?" - Trò chơi lại tiếp tục cho đến khi từng em giới thiệu tên của mình. - Gv nhận xét, tuyên dương. Kết luận : - Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn, cô sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập, vui chơi ... Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm đôi. - Tự giới thiệu về sở thích của mình. - Hãy nói với bạn những điều em thích ? Kết luận : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác.Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác. Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm đôi: - Trẻ em mấy tuổi thì vào lớp Một ? - Kể về ngày đầu tiên đi học của mình. Kết luận : Vào lớp Một các em có cô giáo mới, có bạn bè mới, các em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và biết làm toán nữa. - Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của các em. Nhiệm vụ của các em là học tập, thực hiện tốt các qui định của nhà trường như đi học đúng giờ, chuyên cần, giữ trật tự trong giờ học, yêu quý thầy cô và bạn bè, giữ vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân. Có như vậy em mới tiến bộ và được mọi người quý mến. III- Củng cố, dặn dò : + Về xem lại các bài tập ở vở bài tập. + Thực hiện tốt điều cô dạy. + Chuẩn bị tiết sau : Em là học sinh lớp Một (tiết 2). - Hs thực hiện . - Hs hoạt động theo nhóm đôi : 1 em giới thiệu, 1 em nghe và ngược lại. - Một vài nhóm lên trình bày trước lớp: . …6 tuổi vào lớp Một Giáo án môn : Học vần Tuần: 1 Tiết: 9, 10 Tên bài dạy : Dấu sắc Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến Ngày dạy : Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009 A. Mục đích yêu cầu: - Nhận biết được dấu thanh sắc và thanh sắc. - Đọc được: bé. - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK B. Đồ dùng dạy học: - Gv : Tranh minh họa. - Hs : Bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bảng con, ... C. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Bài cũ: b - Nhận xét ghi điểm. II. Bài mới: Giới thiệu và ghi đề Hoạt động 1: Dạy dấu thanh a- Nhận diện dấu : - Ghi dấu ¢ lên bảng. - Tô màu dấu sắc vừa ghi và hỏi : Dấu sắc là nét gì ? - Yêu cầu hs cầm ở tay phải 1 cây thước. + Đố em tạo hình dấu sắc từ cây thước ? +Dấu sắc giống vật gì ? +Lấy cái thước kẻ đặt nghiêng ở bảng tạo hình dấu sắc. b- Ghép chữ và phát âm : - Có tiếng be thêm dấu sắc trên âm e, ta có tiếng bé. - Yêu cầu ghép tiếng bé trên bảng chữ. - Ghép ở bảng : bé. - Tiếng bé âm nào trước , âm nào sau ? - Ghi vào khung hình ở bảng : b ghép với e được tiếng be, thêm dấu sắc trên e được tiếng bé. - Vừa rồi em học dấu gì ? Tiếng gì ? c- Viết bảng con : - Gv viết dấu ¢, vừa viết vừa hướng dẫn qui trình : Dấu sắc là một nét xiên. TIẾT 2: Hoạt động 3: Luyện tập a. Luyện đọc: - Chỉ bảng và gọi hs đọc. - Yêu cầu hs mở sách, quan sách tranh và đọc tên tranh. b. Luyện viết: - Yêu cầu hs mở vở Tập viết và đọc nội dung bài viết. - Tô mẫu ở bảng, hướng dẫn hs tô vào c.Luyện nói: Chủ đề: Bé với các sinh hoạt. - Hướng dẫn hs luyện nói theo gợi ý : + Em thấy gì trong tranh thứ 1 ? + Ở tranh 2, các bạn gái đang làm gì ? III. Củng cố, dặn dò: + Tìm tiếng có thanh sắc vừa học. + Bài sau : Dấu hỏi, dấu nặng - Đọc: b - be - 3 Hs chỉ tiếng b trong các tiếng: bê, bé, bó , bàn - Nét xiên. -Thực hiện -Quan sát . - Lắng nghe . - Ghép : bé. - Đọc : bé. - Âm b trước, e sau, dấu sắc trên âm e. - Dấu sắc, tiếng bé - Viết bảng con : ¢, bé. - Đọc : bé, cá, chó, lá, khế. - Tô ở vở tập viết. - Mở SGK quan sát Giáo án môn : Toán Tuần: 1 Tiết: 4 Tên bài dạy : Hình tam giác Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến Ngày dạy : Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009 A. Mục đích yêu cầu: - Nhận biết được hình tam giác. - Nói đúng tên hình. B. Đồ dùng dạy học: - Gv : Các hình tam giác bằng bìa có kích thước khác nhau. - HS : Bộ đồ dùng học toán, sgk. C. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Bài cũ: Hình vuông, hình tròn II- Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác - Cho hs lấy ở bộ đồ dùng học toán gồm các loại hình : vuông, tròn, tam giác. - Yêu cầu hs lấy các hình vuông để riêng ra một chỗ, các hình tròn để riêng ra một chỗ. - Vậy số hình còn lại là hình gì ? - Ghi đề : Hình tam giác. - Lấy ra 1 hình tam giác ở bộ đồ dùng gắn lên bảng đồ lại 3 cạnh, vẽ cho hoàn chỉnh và tô màu bề mặt của hình và nói : "Đây là hình tam giác" và gọi hs đọc. - Gv yêu cầu hs mở sgk.và quan sát các hình tam giác và gọi tên các vật có tên hình. Hoạt động 2: Thực hành xếp hình - Yêu cầu hs lấy ra các hình tam giác, các hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình theo ý thích rồi đặt tên cho hình mình vừa xếp (dựa vào sgk). IV- Củng cố, dặn dò : + Tìm các vật có bề mặt là hình tam giác để quan sát. + Xem lại các bài tập, làm bài ở vở bài tập. + Bài sau : Luyện tập. - Thực hiện - Hình tam giác - Đọc . - Thực hiện và nêu - Xếp và đặt tên : cái nhà, cây thông, chiếc thuyền, ... Giáo án môn : An toàn giao thông Tuần: 1 Tiết: 1 Tên bài dạy : An toàn và nguy hiểm Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến Ngày dạy : Thứ ngày tháng 8 năm 2009 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường. 2. Kĩ năng: Nhớ, kể lại các tình huống làm em bị đau, phan biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn. 3. Thái độ: - Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, ở trường và trên đường đi. - Chơi những trò chơi an toàn ( ở những nơi an toàn) II. Chuẩn bị: 4 bức tranh trang 5, 6 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn - Hướng dẫn quan sát 4 tranh vẽ trang 5,6 - Nêu câu hỏi thảo luận: + Em chơi với búp bê là đúng hay sai? +Chơi búp bê ở nhà có làm em đau hay chảy máu không? +Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai? +Có thể gặp nguy hiểm gì? + Em và các bạn có được cầm kéo doạ nhau không? Kết luận: SGV - Tưong tự với 2 tranh còn lại. Hoạt động 2: Kể chuyện - Chia lớp thành nhóm 2 em và yêu cầu HS kể cho nhau nghe mình đã từng bị đau như thế nào? - Hỏi thêm : + Vật nào đã làm em bị đau? +Lỗi đó do ai? Như thế là an toàn hay nguy hiểm? +Em có thể tránh không bị đau bằng cách nào? Kết luận: SGV Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò - Cần chơi những trò chơi an toàn hay nguy hiểm? - Cần tránh những tình huống nguy hiểm để làm gì? - Bài sau: Bài 6 sách Po kê mon - Mở SGK, quan sát và thảo luận theo nhóm. - Từng nhóm trình bày ( Mỗi nhóm trình bày 1 tranh) + Chơi búp bê là đúng; không bị làm sao cả. + Cầm kéo doạ nhau là sai; có thể gây nguy hiểm cho bạn. - Thảo luận nhóm đôi và từng HS kể trước lớp. Môn học: Hoạt động tập thể Chủ đề: Người học sinh ngoan I. Mục tiêu:. - Giáo dục sự hiểu biết về trách nhiệm của người học sinh với truyền thống nhà trường. - Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt ở nhười học sinh. - Bồi dưỡng thái độ đối với trường lớp. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Nêu tên trường, tên lớp - Hướng dẫn thảo luận: + Trường em tên là gì ? + Bà Lê Thị Xuyến quê ở đâu ? + Vì sao trường ta mang tên bà ? + Em học lớp nào ? - Nêu tiểu sử bà Lê Thị Xuyến cho HS biết và nói lên những truyền thống mà trường , lớp đã đạt được những năm qua. Hoạt động 2: Giáo dục - Giáo dục Hs yêu trường, yêu lớp: + Để lớp học sạch đẹp em cần làm gì? + Giữ vệ sinh trường lớp gớp phần giữ cho môi trường như thế nào? Hoạt động 3: Dặn dò - Bảo vệ và gìn giữ truyền thống của trường , của lớp. - Biết yêu trường, yêu lớp. -Thảo luận đôi bạn và trình bày: + Trường em tên là Lê Thị Xuyến + Quê bà ở Hoà thạch -Đại Hoà + Vì bà là một nữ cán bộ Cách mạng yêu nước. + Lớp 1 A - …tham gia dọn vệ sinh lớp học, không vứt rác bừa bãi…. - …giữ môi trường sạch. Giáo án môn : Hoạt động tập thể Tuần: 1 Tiết: 1 Tên bài dạy : Sinh hoạt cuối tuần Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến Ngày dạy : 28 . 8 . 2009 I. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua: - Học tập: Đồ đùng học tập đầy đủ, sách vở có bao bọc cẩn thận. Bước đầu xây dựng nề nếp ổn định - Vệ sinh : sạch sẽ , áo quần gọn gàng, đẹp. - Bước đầu làm quen nề nếp xếp hâng , thể dục . - Ở lại bán trú 100% * Tồn tại: - Một số em chưa quen nề nếp học tập tiểu học, áo quần bỏ vào trong chưa thường xuyên. - Còn một số em chưa nộp tiền ăn tháng 9 và đầu năm. II. Kế hoạch tuần đến: - Học chương trình tuần 2 - Chuẩn bị lễ khai giảng. - Vệ sinh cá nhân mùa nắng. - Kiểm tra việc ra chơi ,tổ chức thi trò chơi dân gian giữa các tổ. - Nhắc nhở học sinh nộp dứt điểm tiền ăn và đầu năm. - Giáo dục HS thực hiện tốt tuần, tháng an toàn giao thông.

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc
Giáo án liên quan