GV giới thiệu mình với với lớp, HS tự giới thiệu về mình với các bạn.
- Sắp xếp chổ ngồi, phân công lớp trưởng, lớp phó, chia tổ, nhóm học tập, phân công tổ trưởng, tổ phó.
- GV giới thiệu đồ dùng môn TV và cách sử dụng.
- Kiểm tra sách, vở và đồ dùng học tập của HS.
- GV giới thiệu sáchTV và các kí hiệu trong sách.
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Học vần ổn định tổ chức tuần một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B trả lời).
- GV phát âm mẫu: be. (HS: K, G phát âm. HS: TB, Y phát âm lại).
+ HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân. GV sửa lổi phát âm cho HS.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ trên bảng con.
- GV viết mẫu chữ b vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát).
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trungchữ b.
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Hướng dẫnviết tiếng có chữ vừa học.
- GV viết mẫu tiếng be trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. (HS quan sát).
- HS viết vào bảng con: be. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV sửa lỗi và nhận xét.
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS lần lượt đọc âm và chữ vừa học (Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dỏi nhận xét.
? Chúng ta vừa ghép được tiếng gì. ( HS: K, TB trả lời: be).
- HS phát âm lại tiếng be. (Đồng loạt, cả nhóm).
- Gv sửa lổi và nhận xét.
*HĐ2: Luyện viết.
- HS tập tô chữ b và tiếng be vào vở tập viết .
- G/v quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi....Nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
- GV nêu chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân.
- GV treo tranh và hỏi HS:
? Trong tranh vẽ gì.
- HS: + Tranh 1: Vẽ chim đang học bài.
+Tranh 2: Vẽ chú gấu đang tập viết chữ e.
+ Tranh 3: Vẽ chú voi cầm ngược sách.
- Tại sao chú voi lại cầm ngược sách. (HS: Tại chú chưa biết chữ).
? Ai chưa biết đọc chữ (HS: Voi).
? Các bứa tranh có gì giống nhau. (HS: Các bạn đang tập chung vào công việc của mình).
? Các bức tranh có gì khác nhau. (HS: Vẽ các con vật khác nhau và các công việc khác nhau).
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhóm lần lượt luyện nói ). GV nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại âm e.
? Hãy tìm những chữ vừa học có trong SGK hoặc báo.(tất cả h/s đều phải tìm)
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 2.
toán
hình tam giác
I/ Mục tiêu:
*Giúp h/s:
- Nhậnảca và nêu đúng tên hình tam giác
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật có mặt là các hình tam giác.
II/Chuẩn bị:
- Gv: bộ đồ dùng dạy toán 1, một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.
- HS :bộ đồ dùng học toán,phấn,bảng con.
III/Các hoạt động dạy học.
Bài cũ:
- Gọi 2 HS TB, K lên bảng làm BT 4 (tiết 3).
- GV nhận xét cho điểm.
Bài mới:
* Giới thiệu bài ( qua đồ vật thật)
*HĐ1: Giới thiệu hình tam giác.
- GV vẽ một hình vuông, một hình tròn, một hình tam giác. Yêu cầu HS tìm hình vuông, hình tròn. Sau đó hỏi.
? Em có biết hình còn lại là hình gì. (HS: K, TB trả lời. HS: yếu nhắc lại).
- Yều cầu HS lấy bất kì một hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán 1, và gọi tên “hình tam giác”, làm như thế nhiều lần. (HS: Làm đồng loạt). GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV HD HS xem các hình tam giác vẽ trong SGK.
*HĐ2: Thực hành xếp hình.
- Yêu cầu HS sử dụng bộ đồ dùng toán 1 (chủ yếu là hình vuông, hình tròn, hình tam giác, để xếp các hình như trong SGK toán1. Xếp xong GV yêu cầu gọi tên hình.
- GV nhận xét khen gợi những HS xếp hình nhanh và đẹp.
*HĐ2: Trò chơi thi đua chọn nhanh các hình.
- GV HD cách chơi: GV lấy một số hình khác nhau và yêu cầu hai HS lên thi chọn hình tam giác để riêng. Bạn nào chọn được nhiều và nhanh thì thắng cuộc. Tương tự nối tiếp cuộc chơi.
- Gv cho HS chơi trò chơi. (HS: Tất cả các đối tượng được tham gia).
3.Củng cố,dặn dò.
- GV cho HS lấy toàn bộ các hình tam giác có trong bộ đồ dùng học toán 1 và tìm các đồ vật xung quanh lớp có bề mặt là hình tam giác.
- Dặn HS về ôn lại bài và xem trước bài luyện tập.
hát nhạc
(thầy Long soạn và dạy)
Thứ 6 ngày 7 tháng 9 năm 2007
học vần
bài 3 : dấu /
I/ Mục đích,yêu cầu:
- Giúp HS sau bài học HS:
- HS nhận biết được dấu và thanh sắc.
- Biết ghép tiếng bé.
- Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiêntheo nội dung: Các hoạt động khác nhaucủa trẻ em.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV:Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa các tiếng khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 2; T 2).
- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- Gọi HS K lên bảng đọc và viết tiếng be.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: tiết 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Nhận diện dấu.
- GV tô lại dấu sắc trên bảng và nói: Dấu sắc là một nét nghiêng phải. (HS quan sát, 2-3 HS:K,G nhắc lại).
- GV gài dấu sắc lên bảng gài để HS có ấn tượng nhớ lâu.
- HS thảo luận và trả lời: Dấu sắc giống cái gì?( HS: K trả lời: giống cái thước nằm ngang...)
*HĐ 2: Ghép chữ và phát âm.
? Tiết trước ta đã học chữ và tiếng gì (HS: chữ e, b, tiếng be).
? Muốn có tiếng bé ta thêm dấu gì.( HS: K, G trả lời)
- HS đồng loạt ghép tiếng be, GV ghép trên bảng gài và nhận xét.
- GV phát âm mẫu: bé. (HS: K, G phát âm. HS: TB, Y phát âm lại).
+ HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân. GV sửa lổi phát âm cho HS.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết chữ trên bảng con.
*HD viết dấu thanh vừa học( đứng riêng)
- GV viết mẫu dấu sắcẳtên bảng vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát).
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung.
- HS viết bảng con. G/v nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Hướng dẫnviết tiếng có dấu thanh vừa học.
- GV viết mẫu tiếng bé trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. Lưu ý: vị trí đặt dấu thanh trên chữ e. (HS quan sát).
- HS viết vào bảng con: bé. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV sửa lỗi và nhận xét.
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS lần lượt phát âm tiếng bé vừa học (Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dỏi nhận xét.
? Chúng ta vừa học tiếng gì. ( HS: K, TB trả lời).
- HS phát âm lại tiếng bé. (Đồng loạt, nhóm, cá nhân).
- Gv sửa lổi và nhận xét.
*HĐ2: Luyện viết.
- HS tập tô tiếng be, bé, vào vở tập viết .
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi....Nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
- GV nêu chủ đề: Bé nói về các sinh hoạt thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường.
- GV treo tranh và hỏi HS: Thảo luận nhóm đôi.
? Trong tranh vẽ các em thấy những gì.( HS : Các bạn ngồi học trong lớp...)
? Các bứa tranh có gì giống nhau. (HS: Đều có các bạn...)
? Các bức tranh có gì khác nhau. (HS: Các hoạt động nhảy dây, đi học...).
? Ngoài gờ học tập em thích làm gì nhất.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhóm lần lượt luyện nói ). GV nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại tiếng be, bé.
? Hãy tìm những tiếng vừa học có trong SGK hoặc báo.(tất cả HS đều phải tìm)
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 4.
tự nhiên xã hội
bài 1: cơ thể chúng ta
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS biết:
- Kể được tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của đầu, mình, tay, chân.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh minh họa trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài (trực tiếp).
*HĐ1: Quan sát tranh.
Mục tiêu: HS gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
CTH:
Bước 1: HS hoạt động theo cặp.
- GV yêu cầu HS nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. HS quan sát các hình ở trang 4 SGK và bạn bên cạnh để kể.
- GV theo dỏi giúp đỡ các cặp.
Bước 2: HĐ cả lớp.
- GV gọi một số cặp K, G kể trước. Cặp HS TB, Y nhắc lại. GV nhận xét.
*HĐ2. Quan sát tranh .
Mục tiêu: HS quan sát trành về hoạt động của một số bộ phận cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, tay, chân.
CTH:
Bước 1: HĐ theo nhóm nhỏ (3- 4 em).
- Yêu cầu HS quan sát bạn bên cạnh và quan sát tranh (Trang 5 SGK) và nói xem các bạn trong từng tranh đang làm gì.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ các nhóm hoàn thành HĐ này.
Bước 2: HĐ cả lớp.
- GV gọi một số nhóm lên biểu diễn hoạt động của: Đầu, mình, tay, chân.
- GV nhận xét và khen ngợi những cặp làm tốt.
GV kết luận: Cơ thể chúng ta gồm ba phần: Đầu, mình, tay, chân.
- Chúng ta nên tích cực hoạt động, không nên lúc nào củng ngồi yên một chổ...
*HĐ 3. Tập thể dục.
Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
CTH:
Bước 1: GV HD HS một số động tác cơ bản: Vươn thở, tay, chân...
Bước 2: GV làm mẫu từng động tác 2 – 3 lần. Sau đó chia lớp thành 3 nhóm tập luyện. GV quan sát và giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Gọi đại diện các nhóm lên thi tập.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm tập tốt.
GV kết luận: Muốn có cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày.
3 Củng cố,dặn dò:
- GV yêu cầu HS kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Dặn HS về nhà học bài và làm BT trong vở BT và xem trước bài 2.
thủ công
bài 1: Giới thiệu một số loại giấy bìa
dụng cụ học thủ công
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS: Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
- Sử dụng tốt, giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
- HS thích học môn thủ công.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Giấy, bìa, kéo, keo...
HS: Vở thực hành thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài (trực tiếp).
*HĐ1: Giới thiệu giấy bìa.
- GV giới thiệu về chất liệu làm ra giấy, bìa và đưa ra một số vật cho HS quan sát nhận biết về giấy, bìa. (HS quan sát nhận xét).
- GV giới thiệu giấy mầu để học thủ công: Mặt trước là các màu xanh, đỏ, tím, vàng... Mặt sau có kẻ ô vuông.
- GV cho HS quan sát giấy màu đã chuẩn bị. Rồi yêu cầu HS lấy giấy mầu của mình ra để GV kiểm tra.
*HĐ2: Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
- GV đưa lần lượt các vật đã chuẩn bị cho HS quan sát như: Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán... (HS: Quan sát nhận xét).
- GV nêu tác dụng của từng dụng cụ khi học thủ công.
+ Kéo dùng để cắt, hồ dùng để dán, bút chì dùng để kẻ và vẽ...
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV yêu cầu HS kể tên các dụng cụ học thủ công.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo, hồ dán... để tiết sau học bài “Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác”.
sinh hoạt tập thể
sinh hoạt lớp
* Sinh hoạt lớp:
- Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân.
- Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần.
- Tổ chức trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
File đính kèm:
- Giao an ngang lop 1 Tuan 1.doc