* Giúp HS :
- HS đọc và viết thành thạo âm và chữ vừa học trong tuần : p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr.
- Đọc được đúng và trôi chảy các tiếng, từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện tre ngà
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Học vần bài học 27: ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đông thanh, nhóm, cá nhân .
- GV hỏi khắc sâu phép tính: ba cộng một bằng mấy? (HS TB, Y trả lời).
Bước 2: Hướng dẫn HS phép cộng 2 + 2 = 4 và 1 + 3 = 4.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi : Có hai quả cam thêm 2 quả cam .Hỏi có tất cả mấy quả cam ?.
- HS K,G trả lời ,HS TB,Y nhắc lại.( Tất cả có 4 quả cam ).
- GV nói và ghi bảng: 2 + 2 = 4.
- HS đọc: “Hai cộng hai bằng bốn”. (HS: đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân).
- GV giới thiệu tương tự với phép cộng: 1 + 3 = 4
Bước 3: Giới thiệu phép cộng: 3 + 1 = 4
- GV cho HS cầm lấy 3 que tính, thêm 1 que nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính.
- HS K trả lời, HS TB, Y nhắc lại (3 que tính thêm 1que nữa .Tất cả 4 que tính ).
- GV cho HS nêu phép cộng: 3 + 1 = 4 sau đó đọc phép cộng .
- HS đọc đồng thanh, nhóm. cá nhân .
Bước 4: HD HS thuộc bảng cộng trong pham vi 4.
- GV chỉ bảng các công thức mới lập và gọi HS đọc lại.
- HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- GV hỏi khắc sâu phép cộng cho HS: Ha cộng một bằng mấy ?
Hai cộng hai bằng mấy ?
Một cộng ba bằng mấy ?.
- HS thi đua đọc thuộc bảng cộng. (HS K, G đọc thuộc bảng cộng trước lớp).
Bước 5: GV cho HS quan sát hình cuối cùng và nêu hai bài toán.
Bài thứ nhất : GV cho HS quan sát hình vẽ và nêu: Có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn . Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ?
Bài thứ hai: GV cho HS quan sát hình vẽ và nêu. Có 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ?
- HS K,G nêu phép tính và đọc phép tính tương ứng với hai bài toán trên: 3 + 1 = 4 và 1 + 3 = 4
? Em có nhân xét gì vè kết quả của hai phép tính ( HS K,G trả lời).
? Vị trí của các số trong phép tính có giống hay khác nhau.
- GV nói: Vị trí của các số trong hai phép tính là khác nhau nhưng kết quả của phép tính đều bằng 4. Vậy 3 + 1 = 1 + 3.
*HĐ 2 : Luyện tập.
Bài 1: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài toán. (Tính).
- GV HD HS cách làm bài và giúp HS TB, Y làm bài.
- HS làm bài vào VBT. GV gọi HS K, TB đọc kết quả bài làm. HS G nhận xét. GV chữa bài và nhận xét.
Bài 2: HS K, G đọc yêu cầu bài tập và nêu cách làm . (Tính).
- GV nhắc HS viết kết quả sao cho thẳng cột
- HS làm bài vào vở BT. HS K, TB, Y lên bảng làm bài. GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3: HS G nêu yêu cầu bài toán ( Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm )
- GV gọi HS G nêu cách làm. Cả lớp làm bài vào vở BT.
- 2 HS K, G lên bảng làm bài, GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
BàI 4: HS G ,K nêu yêu cầu bài toán. (Viết phép tính thích hợp ).
- GV HD cách làm. HS về nhà làm bài.
3/ Củng cố, dặn dò.
- GV gọi HS đọc lại các phép cộng trong phạm vi 4.
- GV nhận xét, tuyên dương tốt.
- Dặn HS về nhà ôn bài và xem trước tiết 28
ÂM nhạc
(Thầy Long soạn và dạy)
Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2007
tập viết
Cử tạ,thợ xẻ, chữ số,
cá rô,nho khô, nghé ọ, chú ý,cá trê
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS viết đúng, đẹp các từ: Cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
- Viết đúng chữ thường, đúng qui định của kiểu chữ nét đều.
- HS viết đúng qui trình các con chữ. Có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết sẵn các từ: Cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
- HS: Vở tập viết, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- GV gọi 2HS K bảng viết các từ: Tre ngà, củ nghệ. Dưới lớp viết từ củ nghệ vào bảng con.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài ( trực tiếp ).
*HĐ1: Giới thiệu các từ cần viết.
- GV cho học sinh quan sát các từ đã chuẩn bị trên bảng phụ.
- GV gọi 2HS K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại. GV nhận xét.
*HĐ2: hướng dẫn học sinh tập viết.
- GV cho HS quan sát các chữ mẫu đã viết trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
? Từ “thợ xẻ” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
? Tiếng “thợ” gồm có những âm và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm th âm ơ và dấu nặng. HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh, độ cao của các con chữ).
? Từ “nghé ọ”gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS G nhận xét).
? Tiếng “nghé” gồm có những âm và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm ngh và âm e và dấu sắc . HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh).
? Từ “nho khô” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
? Tiếng “khô” gồm có những âm và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm kh và âm ô. HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh).
? ....
- GV HD HS viết vào bảng con lần lượt từng từ một. GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết.
- HS đồng loạt viết vào không trung, sau đó viết lần lượt vào bảng con.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
*HĐ2: HS viết bài vào vở tập viết.
- GV HD HS viết bài vào vở tập viết, GV nhắc HS viết bài vào vở cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế. (HS: Đồng loạt viết).
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV thu một số bài chấm, nhận xét về chữ viết, cách trình bày.
3/ Củng cố,dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng, từ. (HS K, G nêu)
- Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết.
- HS luyện viết bài vào vở ô li cho đúng mẫu chữ.
tự nhiên xã hội
bài 3: Thực hành đánh răng và rửa mặt
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS biết:
- Biết đánh răng rửa mặt đúng cách.
- áp dụng đánh răng rửa mặt vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Các hình trong bài 7 SGK. Mô hình hàm răng, ba chải, kem đánh răng trẻ em, xà phòng thơm., khăn mặt, gáo múc nước, nước sạch, chậu sạch ...
- HS: Khăn lau, bàn chải, cốc, giấy vệ sinh....
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ :
- Gọi 2 HS K,TB trả lời câu hỏi: Chúng ta phái làm gì để chăm sóc và bảo vệ răng?
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: (Qua bài hát: Mẹ mua cho em bàn chải xinh).
Khởi động: Các em thấy em bé trong bài hát tự làm gì?.
- GV gọi 2 - 3 em trả lời: Em bé đã biết giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Kết thúc bài hát GV nêu vấn đề và giới thiệu tên bài học.
* HĐ 1 : Thực hành đánh răng.
Mục đích: HS biết đánh răng đúng cách.
CTH.
Bước 1:
- GV đưa mô hình hàm răng cho HS quan sát.
- HS K, G lên bảng chỉ mô hình nói rõ: Mặt trong của răng, mặt ngoàI của răng, mặt nhai của răng.
? Trước khi đánh răng các em phải làm gì. (HS K, TB trả lời).
? Hàng ngày em trải răng như thế nào. (GV gọi 4 HS lên thực hành trên mô hình).
- GV HD HS dùng bàn chải đánh răng cho HS quan sát.
- HS lắng nghe, ghi nhớ những việc phải làm cho mình sạch sẽ.
Bước 2 :Thực hành.
- HS lên bảng thực hành đánh răng theo nhóm 4 em.
* HĐ 2: Thực hành rửa mặt.
Mục đích: HS biết rửa mặt đúng cách.
CTH.
Bước 1: Hướng dẫn
- GV gọi 2 HS lên bảng làm động tác rửa mặt hàng ngày của em.
- HS K, G lên bảng làm. HS dưới lớp quan sát và nhận xét.
? Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh? (HS K, G trả lời HS TB, Y nhắc lại.).
? Vì sao phải rửa mặt đúng cách ? ( HS TB trả lời ).
? Trước khi đánh răng em phải làm gì ( HS TB, Y trả lời )
? Hàng ngày em rửa mặt như thế nào. (GV gọi 4 HS lên thực hành rửa mặt trong chậu nước sạch).
- GV HD HS dùng khăn rửa mặt cho HS quan sát.
- HS lắng nghe, ghi nhớ những việc phải làm cho mình sạch sẽ.
Bước 2 :Thực hành.
- HS lên bảng thực hành rửa mặt theo nhóm 4 em. GV quan xát chỉnh sửa cách đánh răng và rữa mặt cho HS. (Nếu sai).
3/Củng cố, dặn dò:
- GV nêu câu hỏi:
? Chúng ta nên đánh răng rửa mặt vào lúc nào (3-5 HS trả lời).
- HS có ý thức làm vệ sinh cá nhân. Cả lớp hát bài: Mẹ mua cho em bàn chải xinh.
- Dặn HS về nhà học bài và làm BT trong vở BT và xem trước bài 8.
thủ công
bàI 4 : xé, dán hình quả cam (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS:
- HS biết cách xé hình quả cam từ hình vuông .
- Xé dán được quả cam có cuống, lá và dán cân đối phẳng .
- HS thích học môn thủ công.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bài mẫu về xé, dán hình quả cam : Giấy, bìa, kéo, keo...
- HS: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công màu, bút chì, keo, khăn lau tay.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ: GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài (trực tiếp).
* HĐ1: Dán hình.
- GV HD HS dán hình quả cam và cuống lá trên giấy nền .
- GV HD thao tác gián hình (H7)
- GV làm thao tác mẫu lấy một ít hồ dán dùng ngón trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
- Xếp hình cho cân đối trước khi dán.
Chú ý: GV có thể làm 1-2 lần cho đối tượng HS TB, Y nắm vững thao tác.
- GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, vẽ và tập xé hình vuông, hình tròn.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
*HĐ 2: HS thực hành.
- GV yêu cầu HS lấy giấy thủ công ra thực hành.
- HS K, G nhắc lại quy trình xé, dán quả cam.
- GV làm lại thao tác xé hình quả cam, cuống lá để HS quan sát vì đây là thao tác khó.
( GV chú ý tới HS TB, Y).
- HS tự làm. GV nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé 4 góc và sửa cho giống hình quả cam, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa.
- GV nhắc HS dán hình quả cam vào vở thực hành thủ công.
GV đánh giá sản phẩm:
- GV thu bài và đánh giá:.( đánh giá theo 3 mức độ : Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành).
- Các đường nét xé tương đối đều, xé được đường cong ít răng cưa.
- Hình xé cân đối, gần giống mẫu.
- Dán đều không nhăn.
- GV nhận xét tuyên dương HS thực hiện tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ và xé hình quả cam.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo, hồ dán... để tiết sau học bài “Xé dán hình cây đơn giản”.( Tiết 2).
sinh hoạt tập thể
sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp:
- Gọi lần lượt hai tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân.
- HS đi học đều 2 buổi, tham gia HĐ ngoài giờ. Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần.
- GV nhắc nhở HS có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- HS luyện viết bài ở nhà chuẩn bị cho kì thi viết chữ đẹp cấp trường.
- Tổ chức trò chơi: Trời mưa . Con thỏ.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
File đính kèm:
- GA CHAT T 7.doc