Giúp HS sau bài học HS:
- Hiểu được cấu tạo vần, HS đọc và viết đợc: u, ơu, trái lựu, hơu sao.
- Đọc đợc từ ứng dụng:chú cừu, mu trí, bầu rợu, bớu cổ và câu ứng dụng: Buổi tra, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hơu, nai đã ở đấy rồi.
- Phát triển lời nói theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hơu, nai, voi
21 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần bài 42 : vần ưu - Ươu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TB, Y.
- Gọi một số HS ở dưới nêu kết quả
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
GV KL: BT 2 củng cố phép cộng trong phạm vi đã học.
Bài 3: GV treo bảng phụ và HD HS nêu yêu cầu BT. ( Tính )
- GV làm mẫu và hướng dẫn: Thực hiện ở phép trừ thứ nhất hoặc phép cộng thứ nhất được kết quả lại trừ đi hoặc cộng với số tiếp theo rồi viết kết quả sau dấu bằng
- Gọi 4 HS 2K, 2TB lên bảng thi làm.
- GV giúp HS TB, Y làm bài. ở dưới làm vào VBT.
- Hai HS ngồi cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
GV KL: BT 3 giúp ta củng cố về bảng cộng, trừ và làm tính cộng, trừ trong phạm vi đã học, lưu ý cách thực hiện hai phép tính cộng hoặc tính trừ liên tiếp ).
Bài 4 : GV treo bảng phụ và HD HS nêu yêu cầu BT.( Điền dấu >, <, = vào ô trống)
- GV làm mẫu và hướng dẫn : Thực hiện phép tính trước sau đó so sách với số ở bên phảidấu chấm rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm ).
- GV giúp HS TB, Y làm bài. ở dưới làm vào VBT
- Hai HS ngồi cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
- GV KL: BT4 giúp các em củng cố cách so sánh số trong pham vi đã học.
Bài 5: Cho HS xem tranh nêu bài toán và viết phép tính ứng với tình huống của bài toán đó vào dòng các ô vuông dưới bức tranh. ( HS: K, G nêu bài toán trước, TB, Y nêu lại).
- Cả lớp suy nghĩ làm bài vào VBT.
- GVgiúp HS TB, Y làm bài.
- HS 2 em lên bảng làm bài, GV, HS K, G nhận xét, chữa bài: 3 + 2 = 5; 5 – 2 = 3.
GV KL : Bài tập này giúp HS tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép trừ.
3/Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS đọc lại kết quả bài tập 1 trên bảng.
- HS TB, Y đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi đã học.
- GV nhận xét tuyên dương HS học tốt.
- Dặn HS về làm bài tập trong SGK tiết 42 và xem trước tiết 43.
ÂM nhạc
(Thầy Long soạn và dạy)
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007
tập viết
cái kéo, trái đào, sáo sậu...
chú cừu, rau non, thợ hàn...
I/ Mục tiêu:
*Giúp HS :
- Viết đúng, đẹp các từ: cái kéo, trái đào, sáo sậu.. chú cừu, rau non, thợ hàn..
- Viết đúng chữ thờng, đúng qui định của kiểu chữ nét đều.
- HS viết đúng qui trình các con chữ. Có ý thức giữ rìn sách vở sạch đẹp.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết sẵn các từ: cái kéo, trái đào, sáo sậu.. chú cừu, rau non, thợ hàn..
- HS: Vở tập viết, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- GV gọi 2HS K bảng viết các từ: cái cân, con trăn. Dưới lớp viết từ nhà sàn vào bảng con.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài (trực tiếp).
*HĐ1: Giới thiệu các từ cần viết.
- GV cho học sinh quan sát các từ đã chuẩn bị trên bảng phụ.
- GV gọi 2HS K, G đọc trớc. HS TB, Y đọc lại. GV nhận xét.
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh tập viết.
- GV cho HS quan sát các chữ mẫu đã viết trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
? Từ “cái kéo” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
? Tiếng “kéo” gồm có âm vần và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm k vần eo và dấu sắc. HS TB, Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh, độ cao của các con chữ).
? Từ “ trái đào” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS G nhận xét).
? Tiếng “ đào” gồm có âm, vần gì. (HS K, G trả lời: âm đ và vần ao. HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh).
? Từ “chú cừu” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
? Tiếng “cừu” gồm có âm, vần và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm c và âm ưu dấu huyền. HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lu ý điều gì. (HS: Cần lu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh).
? …
- GV HD HS viết vào bảng con lần lợt từng từ một. GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết.
- HS đồng loạt viết vào không trung, sau đó viết lần lượt vào bảng con.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
*HĐ2: HS viết bài vào vở tập viết.
- GV HD HS viết bài vào vở tập viết, GV nhắc HS viết bài vào vở cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế. (HS: Đồng loạt viết).
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV thu một số bài chấm, nhận xét về chữ viết, cách trình bày.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng, từ. (HS K, G nêu)
- Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết.
- HS luyện viết bài vào vở ô li cho đúng mẫu chữ.
tự nhiên xã hội
gia đình.
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS biết:
- Gia đình là tổ ấm của em ở đó có những người thân yêu nhất
- Kể được những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
- Biết yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Các hình trong bài 11 SGK.
- HS: Vở BT.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- Gọi 1 HS K, G trả lời câu hỏi:
? Ăn uống như thế nào để có được sức khoẻ tốt. GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:
*Khởi động: Trò chơi “Hớng dẫn giao thông”.
- HS: Hát hai bài hát; Cả nhà thương nhau, Ba mẹ là quê hương.
- GV giới thiệu bài mới.Gia đình là tổ ấm của chúng ta. ở đó có ông bà cha mẹ anh, em …là những người thân yêu nhất. Bài học hôm nay các em có dịp kể về tổ ấm của mình…
*HĐ1: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được gia đình là tổ ấm của các em.
CTH:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động :
- GV nêu yêu cầu : Quan sát các hình ở bài 11 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
? Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gia đình đang làm gì?
? Gia đình Minh có những ai? Minh và những người trong gia đình đang làm gì
- HS từng cặp cùng nhau trao đổi.
- GV ghi tên các gia đình lên bảng và giúp các các nhóm trả lời câu hỏi.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
- Giáo viên gọi một số HS đại diện chỉ vào tranh và kể về gia đình Lan và Minh như lúc thảo luận trong nhóm. HS nhóm khác nghe, nhận xét và bổ xung.
- HS: K, G nêu, HS TB, Y nhắc lại.
GV KL: Mỗi người đều có bố mẹ và những người thân khác như: Ông, bà, anh, chị em ..Mọi người đều chung sống trong một ngôi nhà gọi là gia đình. Những người trong gia đình cần yêu thương, chăm sóc cho nhau thì gia đình mới yên vui hoà thuận.
*HĐ2. Em vẽ về tổ ấm của em.
Mục tiêu: HS thiệu những người thân trong gia đình mình cho các bạn.
CTH:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động .
- Giáo viên nêu yêu cầu :Vẽ về những người trong gia đình của em .
- HS làm việc cá nhân, từng em vẽ về những người trong gia đình mình.
- GV quan sát giúp HS TB,Y làm bài.
Bước 2: Triển lãm tranh.
- HS hoạt động theo nhóm: Mang những bức tranh của mình giới thiệu cho các bạn trong nhóm về những người trong gia đình mình. Sau đó chọn bức tranh đẹp nhất để triển lãm lên bảng với các nhóm bạn khác.
- GV và HS bình chọn bức tranh đẹp nhất
- Giáo viên gọi HS K, G trả lời, HS TB, Y nhắc lại.
GV KL: Các em đều có một gia đình thật là hạnh phúc và khen ngợi những HS làm việc chăm chỉ và vẽ đẹp.
* HĐ3: Đóng vai.
Mục tiêu: Giúp HS ứng xử những tình huống thường gặp hằng ngày, thể hiện lòng yêu quý của mình với người thân trong gia đình.
CTH:
Bước 1: Thảo luân nhóm 2 học sinh.
- GV HD và giao nhiệm vụ: Các em hãy cùng nhau thảo luạn và phân công đóng vai trong các tình huống sau.
- Tình huống 1: Một hôm mẹ đi chợ về tay sách rất nhiều thứ. Em sẽ làm gì giúp mẹ lúc đó?
- Tình huống 2: Bà của Lan hôm nay bị mệt.Nừu em là Lan em sẽ làm gì hay nói gì với bà để bà vui và nhanh khỏi bệnh.
- HS làm việc theo cặp, thảo luận từng tình huống và tìm ra cách ứng xử hay.
- GV giúp đỡ HS TB, Y thảo luận.
Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận .
- GV gọi đại diện một số cặp phát biểu,diễn lại tình huống1,2. - Cả lớp quan sát nhận xét.
- GV nhắc nhở khen HS làm việc tích cực, mạnh dạn, …
3 Củng cố, dặn dò:
- HS 2 –3 em giới thiệu về gia đình mình.
- HS cả lớp hát bài: Đi học về.
? Em phải làm gì để cha mẹ vui lòng .
- GV nhận xét, tuyên dương HS chăm học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài chưa tốt.
- Dặn HS về nhà kể lại cho mẹ và những người thân trong gia đình những điều em đã học ở bài này. Xem trước bài 12.
thủ công
bài 3: xé, dán hình con gà con(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Biết cách xé, dán hình con gà con.
- HS bước đầu xé được hình con gà con, dán cân đối, phẳng.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bài mẫu về xé, dán hình con gà con, có trang trí cảnh vật. Giấy, bìa, kéo, keo...
- HS: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công màu, giấy kẻ ô li, bút chì, keo, khăn lau tay.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài (trực tiếp).
* HĐ1: Nhắc lại các bước xé dán hình con gà con.
- GV nhắc lại các bước xé dán hình con gà con : + Xé hình thân gà.
+ Xé hình đầu gà.
+ Xé hình đuôi gà.
+ Xé hình mỏ, chân và mắt gà.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- Dán hình con gà con
- Sau đó cho HS quan sát hai mẫu GV đã dán hoàn thành.
* HĐ 2: HS thực hành.
- GV yêu cầu HS lấy đồ dùng để thực hành.
- Trong khi HS thực hành GV nhắc lại và uốn nắn các thao tác xé hình, thân gà,đầu gà, đuôi gà,…HS tự làm.
- GV nhắc HS xé đều tay, không xé vội, còn nhiều vết răng cưa.
- GV nhắc HS bôi hồ cho đều, dán cho phẳng vào vở thực hành thủ công.
- GV trực tiếp uốn nắn giúp đỡ từng em HS TB, Y hoàn thành sản phẩm.
* GV đánh giá sản phẩm:
- GV thu bài và đánh giá.(Đánh giá theo 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, cha hoàn thành).
- Các đờng nét xé t]ơng đối đều, xé được đ]ờng cong ít răng cưa. Hình xé cân đối, gần giống mẫu. Dán phẳng.
- GV nhận xét tuyên dương HS thực hiện tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước xé, dán hình con gà con.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo... để tiết sau học bài “Xé dán hình con mèo”.(Tiết 1).
Sinh hoạt tập thể
sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp:
- GV luyện viết cho HS thi viết chữ đẹp cấp huyện. HS thi đua học tập chào mừng 20/11.
- GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân.
- Gọi lần lượt hai tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần 11 của tổ.
- Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần.
- GV nhận xét tuyên dương HS học tốt trong tuần qua và nhắc nhở HS chưa đi học chuyên cần.
- Tổ chức trò chơi: Chim bay, cò bay.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
File đính kèm:
- GA CHAT T 11.doc