Bài giảng Học vần bài 35: vần uôi và Ươi

Giúp HS :

- HS đọc và viết được : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

- Đọc được câu ứng dụng: Buổi tối,chị Kha rủ bé chơi trò chơi đố chữ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủđề: Chuối, bưởi, vú sữa.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa các từ ngữ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2).

 

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Học vần bài 35: vần uôi và Ươi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm tính trừ trong phạm vi 3. II/ Chuẩn bị: - GV: Bộ đồ dùng dạy toán, bảng gài... - HS :Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con.,vở bài tập ... III/Các hoạt động dạy học. 1/ Bài cũ: - GV gọi hai HS K lên bảng víêt, đọc bảng cộng trong phạm vi 3 . - GV nhận xét và cho điểm. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài (trực tiếp 3). *HĐ1: Giới thiệukhái niệm ban đầu về phép trừ. Bước 1:HD HS phép trừ 2 - 1 = 1 - GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS tự nêu bài toán, chẳng hạn: “Có hai chấm tròn bớt đi một chấm tròn.Hỏi còn lại mấy chấm tròn? ( HS K, TB nêu Y nhắc lại). - HS K, G trả lời (Có 2 chấm tròn, bớt đi 1 chấm tròn còn lại 1 chấm tròn. HS TB,Y nhắc lại) - GV nói: “2 bớt đi 1 còn 1” , GV ghi bảng : 2 - 1 = 1 - GV chỉ bảng (dấu - đọc là trừ ) và chỉ vào 2 - 1 = 1 đọc: “2 trừ 1 bằng 1”. - HS TB,Y đọc lại. Lớp đọc đồng thanh, nhóm ,cá nhân . - GV hỏi khắc sâu phép tính:Hai trừ 1 bằng mấy? ( HS TB, Y trả lời). Bước 2: HD HS làm phép trừ 3 - 1 = 2 ; 3 - 2 =1. - GV HD tương tự như đối với 2 - 1 = 1. Bước 3: HD HS nhận biết bước đầu về mối quan hệ cộng và trừ: - GV cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi : Có 2 cái cốc thêm 1 cái cốc. Hỏi có tất cả mấy cái cốc ? - HS K, G trả lời và nêu phép tính 2 + 1 = 3. - GV lại cài tranh lên bảng và hỏi: Có 3 con bướm bớt đi 1 con bướm .Hỏi còn lại mấy con bướm ?. (HS TB: còn lại 2 con bướm). ? Ta có thể viết bằng phép tính nào. (HS: 3 - 1 = 2). - GV viết hai phép tính lên bảng và gọi HS đọc: 2 + 1 = 3 và 3 - 1 =2. - Tương tự như vậy GV cho HS cầm một que tính lên và nói. Có một que tính thêm hai que tính. Hỏi tất cả có mấy que tính. (HS: Có tất cả ba qaue tính). - GV: 1 thêm 2 bằng 3 hay 1cộng 2 bằng 3. - Tương tự GV hỏi để cho ra phép trừ 3 - 2 = 1. - Cuối cùng GV cho HS đọc toàn bộ các phép tính. 2 + 1 = 3 ; 3 - 1 = 2 ; 1 + 2 = 3 ; 3 - 2 = 1. - GV nói: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. * HĐ 2: Luyện tập . Bài 1: GV gọi 1G HS đọc yêu cầu của bài toán (tính). - GV HD HS cách làm bài và giúp HS TB, Y làm bài - HS làm bài vào VBT. 2HS TB lên bảng làm hai cột đầu. 2HS Y làm hai cột sau. - GV chữa bài và nhân xét. Bài 2: HS K, G đọc yêu cầu bài tập và nêu cách làm. (Viết số thích hợp vào chổ trống). - 3 HS K, TB lên bảng làm bài, ở dưới làm vào VBT. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. - HS giỏi và GV nhận xét bài trên bảng. Bài 3 : GV nêu yêu cầu bài toán (nối phép tính với số thích hợp). - GV giúp HS TB, Y làm bài, Gọi đại diện 3HS G của 3 tổ lên bảng thi làm bài. GV nhân xét và chữa bài Bài 4: GV nêu yêu cầu BT (viết phép tính thích hợp). - GV yêu cầu HS quan sát tranh và tự nêu yêu cầu bài toán. (HS K, G nêu trước, HS TB, Y nhắc lại). - Cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm xem ghi phép tính gì vào ô trống cho thích hợp. - Gọi đại diện một số cặp nêu kết quả thảo luận. HS giỏi và GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò. - GV gọi HS đọc lại các phép trừ trong phạm vi 3. - GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. - Dặn HS về nhà ôn bài và xem trước tiết 35 ÂM nhạc (Thầy Long soạn và dạy) Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2007 tập viết xưa kia, mùa dưa, ngà voi... đồ chơi, tươi cười, ngày hội... I/ Mục tiêu: * Giúp HS viết đúng, đẹp các từ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi...đồ chơi, tươi cười ngày hội... - Viết đúng chữ thường, đúng qui định của kiểu chữ nét đều. - HS viết đúng qui trình các con chữ. Có ý thức giữ rìn sách vở sạch đẹp. II/ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết sẵn các từ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi...đồ chơi, tươi cười, ngày hội... - HS: Vở tập viết, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: - GV gọi 2HS K bảng viết các từ: nhà ngói, ngựa gỗ. Dưới lớp viết từ nhà ngói vào bảng con. - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài (trực tiếp). *HĐ1: Giới thiệu các từ cần viết. - GV cho học sinh quan sát các từ đã chuẩn bị trên bảng phụ. - GV gọi 2HS K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại. GV nhận xét. *HĐ2: hướng dẫn học sinh tập viết. - GV cho HS quan sát các chữ mẫu đã viết trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi. ? Từ “mùa dưa” gồ có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại). ? Tiếng “mùa” gồm có âm vần và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm m vần ua và dấu huyền. HS TB, Y nhắc lại). ? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh, độ cao của các con chữ). ? Từ “tươi cười”gồ có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS G nhận xét). ? Tiếng “tươi” gồm có âm, vần gì. (HS K, G trả lời: âm t và vần ươi. HS TB,Y nhắc lại). ? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh). ? Từ “ngày hội” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại). ? Tiếng “ngày” gồm có âm, vần và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm ng và âm ay dấu huyền. HS TB,Y nhắc lại). ? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh). ? .... - GV HD HS viết vào bảng con lần lượt từng từ một. GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết. - HS đồng loạt viết vào không trung, sau đó viết lần lượt vào bảng con. - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. - GV nhận xét sửa lỗi cho HS. *HĐ2: HS viết bài vào vở tập viết. - GV HD HS viết bài vào vở tập viết, GV nhắc HS viết bài vào vở cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế. (HS: Đồng loạt viết). - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. - GV thu một số bài chấm, nhận xét về chữ viết, cách trình bày. 3/ Củng cố, dặn dò: - Cho HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng, từ. (HS K, G nêu) - Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết. - HS luyện viết bài vào vở ô li cho đúng mẫu chữ. tự nhiên xã hội bài 9: hoạt động và nghỉ ngơi I/ Mục tiêu: * Giúp HS biết: - Kể về những hoạt động mà em thích. - Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí. - Biết đi, đứng và ngồi học đúng tư thể. - Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. II/ Chuẩn bị: GV: Các hình trong bài 9 SGK. HS: Vở BT. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: - Gọi 1 HS K, G trả lời câu hỏi: ? Ăn uống như thế nào để được sức khoẻ tốt. GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: Khởi động: Trò chơi “Hướng dẫn giao thông”. - GV hướng dẫn cách chơi vừa nói vừa làm mẫu các động tác. (HS: Lắng nghe và quan sát). - Học sinh thực hiện chơi 1đến 2 lần. GV giới thiệu bài mới. *HĐ1: Thảo luận theo cặp. Mục tiêu: HS nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ. CTH: Bước 1: GV hướng dẫn: - Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi mà em trơi hàng ngày. - HS từng cặp cùng nhau trao đổi. Bước 2: Giáo viên gọi một số học sinh kể lại tên các trò chơi của nhóm mình. GV nhận xét. - GV nêu câu hỏi gợi ý, cả lớp thảo luận. ? Những hoạt động vừa nêu có lợi gì (có hại gì) cho sức khẻo. (HS: K, G nêu, HS TB, Y nhắc lại). Kết luận: GV nêu tên một số trò chơi: “Mèo đuổi chuột, cướp cờ...”. Nhắc HS cẩn thận khi chơi. *HĐ2. Làm việc với SGK. Mục tiêu: HS hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ. CTH: Bước 1: Cả lớp làm việc. - Giáo viên hướng dẫn, cả lớp quan sát tranh (trang 20, 21 SGK) và trả lời câu hỏi: ? Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng tranh. Nêu rõ tranh nào vẽ cảnh vui chơi, trạnh nào vẽ cảnh luyện tập TDTT. (HS K, HS G nhận xét). Bước 2: Giáo viên gọi HS K, G trả lời, HS TB, Y nhắc lại). Kết luận: - Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẻ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức… - Có nhiều cách nghỉ ngơi: Đi chơi hoặc thay đổi hình thức hoạt động là ghỉ ngơi tích cực… * HĐ3: Quan sát theo nhóm nhỏ (3 - 4 học sinh). Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày. CTH: Bước 1: Thảo luân nhóm 3 - 4 học sinh. - GV hướng dẫn: ? Quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi trong các hình trang 21 SGK. ? Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế. Bước 2: GV gọi đại diện một số nhóm phát biểu nhận xét, diễn lại tư thế của các ban trong từng hình. Cả lớp quan sát nhận xét. - GV nhắc nhở HS nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hàng ngày… 3 Củng cố, dặn dò: - GV nêu câu hỏi: ? Tại sao chúng ta cần phải nghỉ ngơi khi mệt. (HS: K, G trả lời TB,Y nhắc lại) - Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 10. thủ công bài 3: xé, dán hình cây đơn giản(tiết 2) I/ Mục tiêu: * Giúp HS: - Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. - Xé được tán lá cây, thân cây và dán cân đối, phẳng. II/ Chuẩn bị: - GV: Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản. Giấy, bìa, kéo, keo... - HS: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công màu, giấy kẻ ô li, bút chì, keo, khăn lau tay. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: GV kiểm tra đồ dùng của HS. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài (trực tiếp). * HĐ1: Hướng dẫn dán hình. - Sau khi xé song hình tán lá cây và thân cây. GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt đá ghép hình thân cây, tán lá. - Dán phần thân gắn với tán lá tròn, dán phần thân dài với tán lá dài. - Sau đó cho HS quan sát hai mẫu GV đã dán hoàn thành. * HĐ 2: HS thực hành. - GV yêu cầu HS lấy đồ dùng để thực hành. - Trong khi HS thực hành GV có thể nhắc lại và uốn nắn các thao tác xé hình, tán lá, thân cây cho những HS còn lúng túng. - HS tự làm. GV nhắc HS xé đều tay, không xé vội, còn nhiều vết răng cưa. - GV nhắc HS bôi hồ cho đều, dán cho phẳng vào vở thực hành thủ công. GV đánh giá sản phẩm: - GV thu bài và đánh giá.(Đánh giá theo 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành). - Các đường nét xé tương đối đều, xé được đường cong ít răng cưa. Hình xé cân đối, gần giống mẫu. Dán phẳng. - GV nhận xét tuyên dương HS thực hiện tốt. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu lại các bước xé, dán hình cây đơn giản. - Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo,... để tiết sau học bài “Xé dán hình con gà”.(Tiết 1). sinh hoạt tập thể sinh hoạt lớp * Sinh hoạt lớp: - Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ. - GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân. - Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần. - Tổ chức trò chơi: Diệt các con vật có hại. - Phổ biến nội dung tuần tới.

File đính kèm:

  • docGA CHAT T 9.doc
Giáo án liên quan