- Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: âc, âc, mắc áo, quả gấc .
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ cho từ khoá. Câu ứng dụng và phần luyện nói
- HS: SGK, bảng con
38 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần ăc và Âc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................................................
Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2012
Học vần
ăp - âp
A. Mục tiêu: HS
- Đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập; từ và đoạn thơ ứng dụng .
- Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề:Trong cặp sách của em.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ từ khoá, từ câu ứng dụng, phần luyện nói.
- Sách tiếng việt 1 tập 2 . Bộ ghép chữ tiếng việt.
C. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc và viết :con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp
- HS đọc phần ứng dụng bài 84.
- Giáo viên nhận xét bài cũ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung:
* Dạy vần ăp
a. Nhận diện vần.
- Vần ăp có mấy âm ghép lại ?
- So sánh ăp với op đã học ?
- Hãy ghép cho cô vần ăp?
-Vần ăp đánh vần như thế nào
- Cho HS đánh vần ăp. GV sửa phát âm cho HS
- Cho HS ghép tiếng bắp
- Cho học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng bắp
- Giới thiệu tranh minh hoạ từ: cải bắp.Hỏi trong tranh vẽ gì?
- Cho học sinh đánh vần và đọc trơn từ :cải bắp
- Giáo viên sửa phát âm cho HS
* Dạy vần âp
- Tiến hành tương tự như vần ăp
- So sánh âp với ăp
- Ghép âm thành tiếng?
b. Giáo viên giới thiệu các từ :
gặp gỡ tập múa
ngăn nắp bập bênh.
-Tìm ,gạch chân tiếng có vần mới?
- Cho HS đọc từ , GV sửa sai
- GV và HS giải thích từ
- GV đọc mẫu.
c. Viết bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con
ăp, bắp, âp, mập
- Giáo viên treo khung kẻ ô li, viết mẫu –
hướng dẫn học sinh cách viết
- GV sửa nét chữ cho HS
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc.
* Cho hs đọc đọc lại các vần và từ ở tiết 1
- Giáo viên uốn nắn sửa sai cho đọc theo nhóm.
* Đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ câu .
-Tranh vẽ gì?
- Cho học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng dưới tranh
- Giáo viên sửa phát âm cho HS
* Đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc.
- Tìm tiếng có vần mới học trong đoạn thơ
- GV đọc mẫu, cho đọc lại
b. 1 HS đọc tên bài luyện nói
- Giáo viên giới thiệu tranh luyện
nói
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện nói theo tranh
- GV: Dựa vào tranh và các câu hỏi của cô, các em hãy giới thiệu về chiếc cặp sách của mình .
---Trong cặp sách của em có những gì?
- - Hãy kể tên những loại sách, vở của em?
--
- Em có những loại đồ dùng học tập nào?
- Em sử dụng chúng khi nào?
- - Khi sử dụng sách vở, đồ dùng em cần c chú ý điều gì?
- Bạn nào có thể nói cho cả lớp nghe về chiếc cặp của mình?
- Cho HS luyện nói trước lớp
c. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các vần và tư ăp, âp, cải bắp, cá mập vào vở
III. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên cho HS đọc lại bài vừa học trong sgk
- Cho học sinh chơi trò chơi: Thi tìm các tiếng có vần ăp, âp
- GV tổng kết giờ học
- Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài ở nhà
- Chuẩn bị bài 86
Hoạt động của HS
- 3 HS lên bảng viết .
- 2 HS dưới lớp đọc.
- ăp tạo từ âm ă và p
- Giống: Đều kết thúc bằng âm p.Khác:Vần op bắt đầu bằng âm ă. Vần op bắt đầu bằng âm o.
- Ghép bảng cài. ă - pờ–ăp
- Học sinh đánh vần nối tiếp.
- Ghép trên bảng cài.
- Đánh vần theo từng bàn
- Cải bắp
- Học sinh đọc.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm từ ứng dụng
- Gạch trên bảng: gặp ,nắp, tập, bập .
- Học sinh đọc cá nhân
- Lắng nghe.
*Viết bảng con.
- Theo dõi
- HS viết bảng con
- Sửa lại ở bảng con.
-Vài HS đọc lại
- HS đọc cá nhân trên bảng
- Luyện đọc nhóm 2,chú ý sửa sai cho bạn.
*HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
-Tranh vẽ trời mưa và những chú chuồn chuồn đang bay.
- Đọc cá nhân.
- Đọc lại theo nhóm.
- HS luyện đọc.
- Tiếng có vần mới học trong đoạn thơ:thấp ,ngập
- 5 em
* Trong cặp sách của em
- HS quan sát tranh
- Lắng nghe.
- HS luyện nói trước lớp
- Đưa cặp sách ra để trước mặt lần lượt giới thiệu với bạn.
- Có sách ,vở,hộp bút ,bảng con.
- Sách toán,sách tiếng việt,…
- Em có những loại đồ dùng học tập:bút chì, thước kẻ,bảng con…
- Em sử dụng chúng khi học bài.
- Ta phải cẩn thận
- Đem cặp lên trước lớp kể.
- HS thi đua giữa các tổ
- Học sinh viết bài vào vở tập viết lưu ý độ cao khoảng cách nét nối của các chữ.
-Thi tìm viết tiếp sức trên bảng: thắp,nắp,gặp,gập, nập…
- Lắng nghe.
.......................................................................
Tự nhiên xã hội
An toàn trên đường đi học
A. Mục tiêu: HS
- Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể đẫn đén tai nạn trên đường đi học
- Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
- Kiểm tra nhận xét 5 chứng cứ 3.
B. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong bài 20 sgk
- Tranh ảnh và những tình huống có thể sảy ra trên đường đi học.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra bài cũ:
* GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau
- Nơi em ở, mọi người thường làm nghề gì?
- Ơ Đà Lạt, nghề nổi bật là nghề gì?
- GV nhận xét bài cũ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
*Các em đã thấy tai nạn giao thông chưa?
- Nguyên nhân vì sao lại sảy ra
những tai nạn đó?.
- Cho HS thảo luận
=> Vậy để đảm bảo an toàn khi đi học thì ta phải đi như thế nào?. Hôm nay ta học bài “ An toàn trên đường đi học”
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Biết được một số tình huống nguy hiểm có thể sảy ra trên đường đi học
Bước 1: giao nhiệm vụ
- Điều gì có thể sảy ra?
- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?
- Cho HS thảo luận theo nhóm
Bước 2: kiểm tra kết quả hoạt động
- Để tai nạn không sảy ra, chúng ta phải chú ý điều gì khi đi đường?
- GV ghi bảng ý kiến của HS
=> để tránh tai nạn trên đường đi mọi người cần phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- HS biết được quy định về đường bộ
Bước 1 : giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát tranh ở trang 43 sgk và trả lời câu hỏi
- Bức tranh 1 và 2 có gì khác nhau?
- Tranh 1 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
- Tranh 2 người đi bộ đi ờ vị trí nào trên đường?
- Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa?
Bước 2: kiểm tra kết quả hoạt động
- GV gọi một số HS trả lời, các bạn khác bổ sung
c. Hoạt động 3: Trò chơi : Đi đúng quy định
- HS biết được những quy định về trật tự an toàn giao thông
*Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi
- Đèn đỏ, tất cả mọi người và phương tiện giao thông phải dừng đúng vạch
- Đèn xanh, xe cộ và mọi người được phép qua lại
- GV cho HS đóng vai đèn giao thông, ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ
- Đèn xanh thì HS cầm biển xanh giơ lên
Đèn đỏ thì HS cầm biển đỏ giơ lên
Ai vi phạm luật giao thông sẽ phải nhắc lại các quy định đi bộ trên đường
* Bước 2: HS thực hiện trò chơi
- GV quan sát xem ai sai
- Tổng kết trò chơi
III. Củng cố dặn dò:
- Khi đi bộ trên đường ta cần chú ý điều gì?
=> Để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người, các em phải luôn đi đúng quy định
- Cho HS làm bài vào vở bài tập
- Nhận xét tiết học tuyên dương HS tích cực
Hoạt động của HS
* HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
- Nơi em ở, mọi người thường làm nghề nông.
- Ơ Đà Lạt, nghề nổi bật là nghề trồng hoa.
* Nêu theo hoàn cảnh thực tế.
- HS thảo luận nguyên nhân dẫn đến các tai nạn
- Đại diện một số nhóm nêu
do đi không đúng phần đường quy định,phóng nhanh vượt ẩu
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh sGK, thảo luận theo nhóm
- Bị xe tông
- Bị rớt xuống sông
- Bị té xe...
- Đừng chơi ở lòng đường nguy hiểm lắm,bạn ngồi vào trong lòng thuyền đi bạn không được đu xe như thế. ..
- HS lên trình bày, các bạn khác bổ sung nhận xét theo ý mình
- Để tai nạn không sảy ra, chúng ta phải chú ý chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông
* HS quan sát tranh theo nhóm 2 thảo luận hỏi đáp theo câu hỏi gợi ý.
*Giống đều là đi bộ. Khác đường phố đi trên vỉa hè,đường nông thôn đi trong lề đường.
- Người đi bộ đi ở vị trí: trên vỉa hè, ở trên đường
- Người đi bộ đi ở vị trí bên lề đường ở trên đường.
- Đi như vậy đã đảm bảo an toàn
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung
- Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.
- Nhắc tại chỗ.
* Chọn ra bạn là đèn xanh ,một bạn đèn đỏ, một bạn đèn vàng ,là xe ô tô,xe máy,xe đạp..Ban cán sự điều khiển cho cả lớp chơi thử một lượt theo các tín hiệu sau đó đến lượt 2 chơi thật.
- Những người đi sai luật giao thông bị phạt trước lớp như hát,múa…
- Lắng nghe.
- Khi đi bộ trên đường ta cần chú ý chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường bộ.
- HS lắng nghe
..................................................................................................
Thủ công
Gấp mũ ca lô ( tiết 2)
A. Mục tiêu: HS
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- Kiểm tra nhận xét 5 chứng cứ 1, 2.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : mũ ca lô có kích thước lớn.
- HS: giấy màu, hồ dán, vở thủ công.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Quan sát vật mẫu. Nêu quy trình gấp.
* GV giới thiệu cái mũ ca lô
- Cho HS quan sát chiếc mũ ca lô
* Nêu quy trình gấp lên
- 1 HS nêu lại quy trình gấp mũ ca lô.Trong lúc HS nêu GV theo dõi ,giúp đỡ học sinh khi HS còn lúng túng.
- Làm mẫu lại lần 2
Hoạt động 2: HS thực hành
* HS thực hành gấp mũ ca lô.
- GV uốn nắn HS yếu
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
*Hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn nhận xét sản phẩm
III. Củng cố dặn dò:
* Nhận xét bài gấp của HS và thái độ học tập của các em
- Cho nhặt giấy vụn xung quanh chỗ ngồi.
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Hoạt động của HS
*HS mở dụng cụ học tập ra để lên trên bàn,tổ trưởng kiểm tra báo cáo lại với GV
* Quan sát nêu đặc điểm hình dáng.
* 1 HS nêu cách gấp theo quy trình - - HS khác theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi nhớ lại cách làm
* HS lấy giấy màu ra làm mỗi em hoàn thành một sản phẩm
* Các thành viên trở về tổ thảo luận trưng bày sản phẩm theo ý thích của
nhóm sau đó dán sản phẩm lên giấy khổ lớn treo lên bảng,trưởng nhóm nêu ý tưởng của nhóm
- Nhận xét số lượng sản phẩm, kỹ thuật gấp,và hỉnh ảnh trang trí.
* Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Nhặt bỏ sọt rác.
- Lắng nghe.
File đính kèm:
- GA lop 1 tuan 19 + 20 da sua.doc