Xin chào các bạn khán giảtruyền hình,
Trong bài hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu vềnội dung Hiệp định
Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ngày 13/7/2000, tại Washington, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã
được chính thức ký kết giữa Bộtrưởng Thương mại Việt Nam VũKhoan và Đại diện
Thương mại Hoa KỳCharlene Bashefsky, kết thúc 4 năm đàm phán liên tục.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, đa phương hoá, đa dạng hoá
quan hệ, đến nay Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại song phương với 81 nước
và vùng lãnh thổ, và có thoảthuận chế độ đãi ngộtối huệquốc với trên 76 nước và
vùng lãnh thổtrên toàn thếgiới.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Giới thiệu về Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài và dự án có tài trợ của nước ngoài. Sau thời hạn này sẽ không có bất
kỳ hạn chế nào.
Dịch vụ kiến trúc, Dịch vụ kỹ thuật
♦ Được phép thành lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ
♦ Trong vòng 2 năm kể từ khi thành lập và hoạt động, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ Hoa Kỳ chỉ được cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài. Sau đó sẽ không có bất kỳ hạn chế nào.
Dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan
♦ Được phép thành lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ
♦ Trong vòng 2 năm kể từ khi thành lập và hoạt động, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ Hoa Kỳ chỉ được cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài. Sau đó sẽ không có bất kỳ hạn chế nào.
Dịch vụ quảng cáo
♦ Được phép thành lập công ty liên doanh với vốn góp của phía Hoa Kỳ
không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp
định có hiệu lực hạn chế này sẽ là 51% và 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu
lực sẽ không còn bất kỳ hạn chế nào về tỷ lệ góp vốn trong liên doanh.
Dịch vụ nghiên cứu thăm dò thị trường
♦ Được phép thành lập công ty liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh
♦ Vốn góp của phía Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên
doanh. 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này sẽ là 51% và 7
năm sau khi HIệp định có hiệu lực sẽ không hạn chế tỷ lệ góp vốn trong
liên doanh.
Dịch vụ Tư vấn quản lý
- 5 -
♦ Được phép thành lập công ty liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh
♦ 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, được phép thành lập công ty 100%
vốn Hoa Kỳ.
Dịch vụ viễn thông
♦ Đối với phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới, các nhà cung cấp dịch
vụ Hoa Kỳ chỉ được phép thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối
tác Việt Nam
♦ Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: Trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định
có hiệu lực (đối với dịch vụ Internet là 3 năm), phía Hoa Kỳ được thành lập
công ty liên doanh với hạn chế không quá 50% vốn
♦ Dịch vụ Viễn thông cơ bản (bao gồm dịch vụ di động và vệ tinh): Trong
vòng 4 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, phía Hoa Kỳ được thành lập
công ty liên doanh với hạn chế không quá 49% vốn.
♦ Dịch vụ điện thoại cố định: Trong vòng 6 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực, phía Hoa Kỳ được thành lập công ty liên doanh với hạn chế không quá
49% vốn.
Dịch vụ nghe nhìn (bao gồm các dịch vụ sản xuất và phân phối phim ảnh và chiếu
phim)
♦ Được lập công ty liên doanh với hạn chế vốn đóng góp Hoa Kỳ 49%; 5 năm
sau khi Hiệp định có hiệu lực, hạn chế này tăng lên 51%.
Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ đồng bộ liên quan
♦ Trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực các công ty Hoa Kỳ
100% vốn chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài. Sau đó sẽ không có bất kỳ hạn chế nào khác.
Dịch vụ phân phối
♦ Dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ: Được phép thành lập công ty liên
doanh với hạn chế vốn đóng góp phía Hoa Kỳ 49% trong vòng 3 năm kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 6 năm các hạn chế này sẽ được bãi bỏ.
♦ Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn Hoa Kỳ phải chịu sự điều chỉnh tại Phụ
lục D đối với danh sách các mặt hàng được phép phân phối tại Việt Nam
Dịch vụ giáo dục
♦ Được phép thành lập liên doanh tại Việt Nam sau khi Hiệp định có hiệu lực.
7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, được phép thành lập trường 100%
vốn Hoa Kỳ.
Dịch vụ bảo hiểm
♦ Bảo hiểm nhân thọ và các lĩnh vực "không bắt buộc" khác: 3 năm sau khi
Hiệp định có hiệu lực, cho phép liên doanh, hạn chế 50% vốn phía Hoa Kỳ;
5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép lập công ty 100% vốn Hoa
Kỳ.
♦ Các lĩnh vực bảo hiểm bắt buộc (ví dụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây dựng và lắp đặt): Các liên doanh có vốn
Hoa Kỳ không được cung cấp dịch vụ trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định
có hiệu lực; đối với công ty 100% vốn Hoa Kỳ, thời gian hạn chế này là 6
năm.
- 6 -
Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan
♦ Cho phép ngân hàng Hoa Kỳ mở chi nhánh hoặc tham gia liên doanh với tỷ
lệ góp vốn từ 30% đến 49%; sau 9 năm cho phép mở ngân hàng con với
100% vốn sở hữu của Hoa Kỳ. Tỷ lệ cổ phần của Hoa Kỳ trong các ngân
hàng cổ phần Việt Nam cho phép ở mức ngang với người Việt Nam.
♦ Yêu cầu vốn tối thiểu: 15 triệu $ đối với chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ; 10
triệu $ đối với liên doanh hoặc ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ.
♦ Quyền thế chấp: Sau 3 năm, các tổ chức tài chính 100% vốn Hoa Kỳ có thể
nhận thế chấp quyền sử dụng đất của các công ty đầu tư nước ngoài; trong
trường hợp các công ty đó vỡ nợ, có thể sử dụng thế chấp để thanh lý.
♦ Cho phép liên doanh hoặc công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kỳ.
♦ Các chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam
với một thời gian hạn chế là 8 năm.
♦ 8 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, các tổ chức tài chính Hoa Kỳ có thể
phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đãi ngộ quốc gia.
♦ Các ngân hàng Hoa Kỳ có thể đặt máy rút tiền tự động (ATM) ngoài các
văn phòng của mình khi các ngân hàng Việt Nam được phép làm như vậy.
Các dịch vụ y tế và xã hội
♦ Cho phép thành lập cơ sở chữa bệnh 100% vốn Hoa Kỳ;
♦ Đầu tư tối thiểu vào bệnh viện: 20 triệu $; tối thiểu đối với phòng khám đa
khoa: 2 triệu $; tối thiểu đối với phòng khám chuyên khoa: 1 triệu $.
Dịch vụ du lịch và lữ hành
♦ Khách sạn và nhà hàng: Cho phép liên doanh hoặc 100% vốn;
♦ Lữ hành và hướng dẫn du lịch: Cho phép liên doanh, hạn chế vốn Hoa Kỳ
không quá 49%; sau 3 năm, cho phép vốn Hoa Kỳ không quá 51%; sau 5
năm không hạn chế vốn Hoa Kỳ trong liên doanh.
Chương 4: PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẦU TƯ
1. Đãi ngộ quốc gia
Việt Nam cam kết dành đãi ngộ quốc gia chung, trừ một số lĩnh vực còn được
bảo lưu như:
♦ Phát thanh, truyền hình;
♦ sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hóa;
♦ đầu tư trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, môi giới, kinh doanh chứng
khoán, tiền tệ và các dịch vụ có liên quan khác;
♦ thăm dò và khai thác khoáng sản;
♦ xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo trì phương tiện viễn thông;
♦ xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, ga hàng không;
♦ vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không,
đường bộ, đường biển, đường sông;
♦ đánh bắt cá và hải sản;
- 7 -
♦ kinh doanh bất động sản.
2. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
Các Bên đồng ý xoá bỏ toàn bộ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại, bao gồm các biện pháp yêu cầu cân đối thương mại và kiểm soát ngoại hối đối
với hàng nhập khẩu tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực.
Việt Nam sẽ loại bỏ toàn bộ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
khác trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
Các bên cũng sẽ đàm phán một hiệp định đầu tư song phương trong một thời
hạn thích hợp sau này.
Riêng với yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, Việt Nam có thể
duy trì tới 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực đối với những lĩnh vực: Chế biến
giấy, dầu thực vật, sữa, đường mía, chế biến gỗ (trừ dự án sử dụng gỗ nhập khẩu).
Đối với yêu cầu xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm, Việt Nam có thể được duy trì
tới 7 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với những lĩnh vực:
♦ Sản xuất xi-măng, các loại sơn và sơn xây dựng, gạch ốp lát và sứ vệ sinh,
♦ nhựa PVC và các sản phẩm nhựa khác,
♦ giày dép, hàng may mặc,
♦ thép xây dựng, bột giặt,
♦ săm lốp ô-tô và xe máy,
♦ phân bón NPK,
♦ đồ uống có cồn, thuốc lá,
♦ giấy (bao gồm giấy in, giấy viết, giấy photocopy).
3. Yêu cầu về vốn đầu tư:
Sau 3 năm, Việt Nam sẽ xoá bỏ yêu cầu vốn vốn pháp định tối thiểu của phía
Hoa Kỳ là 30%; xoá bỏ yêu cầu bán phần góp vốn của Hoa Kỳ cho đối tác Việt Nam
và thay bằng quyền được mua trước.
Các công dân hoặc công ty Hoa Kỳ chưa được phép thành lập công ty cổ phần.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra
công chúng tại Việt Nam.
Các công dân và công ty Hoa Kỳ không được phép mua quá 30% cổ phần của
một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa.
4. Tổ chức và quản lý liên doanh:
Sau 3 năm sẽ xoá bỏ yêu cầu một số nhân sự cao cấp trong liên doanh phải là
công dân Việt Nam; xoá bỏ yêu cầu một số vấn đề quan trọng nhất liên quan đến tổ
chức và hoạt động của liên doanh phải được quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
5. Giá và phí:
Việt Nam sẽ từng bước xoá bỏ sự phân biệt về giá và phí trong các lĩnh vực
viễn thông, nước, dịch vụ du lịch, đăng kiểm phương tiện vận tải, giá điện và vận tải
hàng không
- 8 -
Chương V: TẠO THUẬN LỢI CHO KINH DOANH
Các bên đảm bảo doanh nghiệp của phía bên kia có thể tiến hành những hoạt
động kinh doanh thông thường như mở văn phòng, nhập khẩu thiết bị sử dụng cho
văn phòng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, dự trữ hàng mẫu và phụ tùng thay thế.
Chương VI: MINH BẠCH VÀ QUYỀN KHIẾU KIỆN
Các bên sẽ thực hiện một số yêu cầu sau:
♦ Công bố định kỳ và kịp thời các luật, quy định và các thủ tục hành chính
khác liên quan đến việc thực hiện Hiệp định, và chỉ rõ ngày có hiệu lực và
cơ quan chính phủ là đầu mối liên hệ.
♦ Yêu cầu tất cả các luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến Hiệp định
mà chưa được công bố thì phải công bố.
♦ Yêu cầu chỉ định một ấn phẩm chính thức là nơi sẽ công bố tất cả các văn
bản luật, quy định nói trên.
♦ Yêu cầu áp dụng thống nhất, hợp lý, công bằng đối với tất cả các luật, quy
định và các thủ tục hành chính.
♦ Duy trì các cơ quan tài phán và thủ tục hành chính hoặc tư pháp nhằm đáp
ứng quyền khiếu kiện các quyết định liên quan đến việc thực hiện Hiệp
định.
Chương VII: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Chương này đề cập đến các quy định về giao dịch và chuyển tiền qua biên giới,
các ngoại lệ về an ninh quốc gia, các ngoại lệ chung, quy định về tham vấn định kỳ để
rà soát việc thực hiện Hiệp định.
***
Trên đây là những nội dung cơ bản về Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ. Xin chân thành cám ơn sự theo dõi của quý vị và các bạn.
File đính kèm:
- Gioi thieu Hiep dinh thuong mai Viet Nam Hoa Ky.pdf