Bài giảng Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trung học cơ sở - Thực trạng và giải pháp

Lứa tuổi học sinh THCS được đánh giá là lứa tuổi có nhiều đột phá, biến chuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ, trong nền kinh tế thị trường được biểu hiện một cách tập trung nổi bật cái tốt và cái xấu; khi thì mạnh mẽ can trường, khi thì đua đòi, tò mò bắt chước cái tốt lẫn cái xấu, dám xả thân cứu bạn, dám dốc túi cho bạn đến đồng bạc cuối cùng, ngược lại thậm chí có khi dẫn đến nhiều hành động cực đoan cướp của, giết người chỉ vì vài đồng tiền, một lời xúc phạm, một lời thách đố. Độ tuổi đã biết tiêu tiền và bắt đầu biết kiếm tiền trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn vào các băng nhóm vì đồng tiền , khi thì nhân ái cao thượng, có khi lại yên hùng bất chấp tất cả, chưa thành người lớn nhưng không muốn người lớn coi mình là trẻ con và sẵn sàng phản ứng và làm khác đi lời dạy bảo của người lớn.

doc12 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trung học cơ sở - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu cao của phụ huynh đối với con em mình, nhưng không phải bằng biệp pháp qúa cứng rắn khiến cho các em cảm nhận mình bị ghét bỏ thì tác hại vô cùng to lớn. Ý thức trách nhiệm được thay bằng lòng oán trách có khi biến thành lòng căm thù. Yêu cầu cao, nghiêm khắc đối với con là hoàn toàn đúng nhưng phải đi cùng sự tôn trọng nhân cách làm người của con, có nghĩa là trên phương diện con người con phải được đối xử bình đẳng giữa người với người. Đối xử bình đẳng đi cùng lòng thương con không bờ, không bến của các bậc sinh thành sẽ hình thành tình thương , lòng cảm phục và đi tới hình thành ý thức trách nhiệm trong mội một học sinh. Ý thức trách nhiệm của cha mẹ chuyển sang cho con và chỉ được ra đời khi con cái cảm nhận được hơi ấm trong vòng tay ấm áp, chở che của bố mẹ. Tôn trọng giá trị làm người của con là phải đối thoại với con, tạo điều kiện và không khí để con được thoải mái bộc lộ ý kiến của mình, được tranh luận với bố mẹ về những vấn đề chưa tìm được tiếng nói chung. Mọi sự áp đặt mang tính quân phiệt chi đem lại hậu quả mất con, hoặc tạo ra cách bức tâm lý klho1 hàn gắn được. Tôn trọng trong yêu cầu cao đối với con của những bấc làm cha, làm mẹ cần có đầy đủ các thông tin về con. Như vậy gia đình nhất thiết phải gắn với nhà trường và các tổ chức xã hội mà con học và tham gia không chối bỏ trách nhiệm của mình trước nhà trường.. 1.3-Tấm gương sống. Và liệu có bao nhiêu bậc phụ huynh hiện nay đủ “ tự tin” để dạy con điều hay lẽ phải? Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay đang là tấm gương tốt cho con cái noi theo? Trong một thế giới đang đề cao sự thoả mãn tức thì những ham muốn bản năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấy, về cái đáng làm và không nên làm, nhưng hình như lâu nay các bậc cha mẹ đã không đóng đúng vai trò của mình. Những gì thế hệ trẻ đang làm hôm nay chắc chắn đã có sự góp sức từ trước của gia đình. 1.4-Không chối bỏ trách nhiệm Có nhiều em học sinh trượt dài vào hư hỏng có nguyên nhân không nhỏ từ cha mẹ. Cha mẹ không dám làm việc thẳng thắn, trung thực với nhà trường, thậm chí còn quy trách nhiệm làm cho con mình hư hỏng là do nhà trường. Vì thế khi nhà trường thi hành kỷ luật, bèn quay lại trách mắng con cái. Kiểu cách trốn tránh trách nhiệm của các bậc cha mẹ sẽ làm cho con em chúng ta rất dễ rơi vào sai lấm, khủng hoảng tâm lý, cá biệt có trường hợp rơi vào tội lỗi. 2-Về phía nhà trường Đối với nhà trường, các em chính là sản phẩm đào tạo của nhà trường, quyết định giá trị thương hiệu của nhà trương trong thị trường và trong cộng đồng xã hội. Cần phải đổi mới cách giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm cho học sinh một cách cơ bản. 2.1-Dạy chữ và dạy người là một. Dạy chữ và dạy người là một đã được nhà trường phong kiến đặc biết là các bậc sĩ phu thực hiện rất hiệu qủa, chỉ có vấn đề chúng ta, những hậu thế có quyết tâm, chịu khó làm được như người xưa hay không? Chúng tôi cho rằng đạt được cách làm này cần có sự xác định cụ thể mục tiêu đào tạo, bớt đi ngôn ngữ chính trị mà cần làm rõ các chuẩn đạo đức mà mỗi một học sinh phải nhập tâm có khi học xong một lớp học và khi rời ghế nhà trường. Từ mục tiêu đào tạo của lớp học, cấp học, mỗi giáo viên bộ môn lồng nội dung xây dựng ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với nhà trường, với xã hội bằng các ví dụ, bài tập, bài ngoại khóa sinh động, hấp dẫn và luôn luôn lặp đi lặp lại chủ đề ý thức trách nhiệm, “mưa dầm thấm lâu” chắc chắn với phương pháp này ý thức trách nhiệm sẽ hình thành lớn lên trong tâm hồn các em. Nếu trẻ đến trường từ lứa tuổi mẫu giáo, thì phải có nội dung giáo dục qua bài giảng, qua chương trình, qua thực tế một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Thậm chí có thể tổ chức những buổi học ngoại khoá trong phụ huynh, thực chất là bồi dưỡng phương pháp giáo dục trẻ thơ, vừa là hội thảo, trao đổi kinh nghiệm theo chuyên đề, vừa là yêu cần rõ ràng với các bậc phụ huynh. Cùng một chủ đề hình thành ý thức trách nhiệm. Như vậy chúng ta phải đoạn tuyệt với quan niệm xây dựng đạo đức, phẩm chất nhân cách cho học sinh là nhiệm vụ của bộ môn giáo dục công dân và giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên các bộ môn không chỉ bó hẹp trong việc dạy chữ mà còn phải truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội và cụ thể là ý thức trách nhiệm trong học tập bộ môn để học trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác. Nhà trường cần đưa nội dung dạy chữ đi liền với dạy người thành tiêu chí đánh giá chất lượng giáo án, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, chấm điểm thi đua, xét nâng lương và đề bạt nâng cấp cho giáo viên.. Việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũ giáo viên có chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt cần được các ngành, các cấp có thẩm quyền quan tâm đúng mức, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những người không đủ tư cách đạo đức không đủ năng lực giảng dạy chuyên môn vì sự tiến bộ và phát triển của nền giáo dục nước nhà. 2.2-Thống nhất biện pháp xây dựng ý thức trách nhiệm cho học sinh đối với các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Học sinh ngày nay nắm lượng thông tin trong và ngoài lớn hơn truớc rất nhiều, cho nên phải có biện pháp giáo dục phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của thanh thiếu niên ngày nay (hiểu biết mọi mặt nhiều tính tự quản cao, sự vươn lên mạnh mẽ phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để biết phát huy và ngăn chặn. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho trường học, từ chỗ trường khang trang sạch đẹp và có tác dụng giáo dục tạo ấn tượng với học sinh, từ đó dẫn tới rèn luyện ý thức văn hóa – thanh lịch – văn minh. Toàn Hội đồng sư phạm nhà trường phải có ý thức thường trực làm công tác giáo dục, nên có quan điểm: “Giáo dục đạo đức cho học sinh không phải của riêng ai”. Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường xã hội phải được nâng lên chặt chẽ hơn nữa. Hết sức tránh hình thức mà phải bắt tay làm việc cụ thể, phối hợp cụ thể, tích cực. Những hoạt động ngoài giờ lên lớp sinh hoạt truyền thống theo chủ điểm cần được chuẩn bị rất kỹ càng, mang tính hiệu quả cao về giáo dục. 2.3- Đưa nội dung tạo lập ý thức trách nhiệm vào tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng đạo đức học sinh, bình bầu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc các loại Đây là hoạt động rất dễ rơi vào hình thức, vụ thành tích. Vì vậy việc đánh giá này được thực hiện thông qua đánh giá kết qủa giảng dạy của thầy trong xây dựng ý thức trách nhiệm từ các nội dung bài giảng; đánh giá qua kết qủa các ký thi cuối kỳ, các bài làm của học sinh từ các bộ môn; đánh gia qua kết qủa hoạt động các chủ đề được thực hiện từ các phong trào của Đội thiếu niên tiền phong HCM , Đoàn TNCSHCM. Xác định rõ phương pháp đánh gia có tinh khoa học để các giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Như vậy Sở Giáo dục và đào tạo hoặc Phòng Giáo dục quận cần triển khai ngay đề tài nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh gia ý thức trách nhiệm của học sinh. Kết quả nghiệm thu đề tài chính là nội dung phương pháp đánh giá ý thức trách nhiệm của học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp . Trong hoạt động của Đoàn TNCS HCM và Đội thiếu niên cần tạo ra phong trào xây dựng ý thức trách nhiệm cho học sinh bằng các hành động cụ thể thiết thực trong học tập, giảng dạy và hoạt động xã hội, từng bước biến phong trào thành công tác thường xuyên hàng ngày của các tổ chức trên. 2.4- Tổ chức lớp học tập, thi đoạt giải chủ đề xây dựng ý thức trách nhiệm của người học sinh trong cơ chế kinh té thị trường- thực tiễn và bài học. Đây là hoạt động có ý nghĩa tạo dựng nếp suy nghĩ thường trực cho các em học sinh từ tổ đến lớp, đến khối lốp, đến toàn trường. Tổ chức các lớp ngoại khóa mới các cán bộ Công an phụ trách đối tượng chưa thành niên đến báo cáo về các tác động của thị trường đến suy thoái đạo đức phẩm chất của học sinh đến trách nhiệm hình sự của học sinh chưa thành niên nếu vi phạm pháp luật. Tổ chức tham quan các trại giam giữ các đối tượng chưa thành niên. Từ đ1o mới tiến hành tổ chức sinh hoạt chủ đề náy với nhiều hình thức khác nhau v.vvCuối cùng kết thúc bằng cuộc thi có thưởng xứng đáng. 3-Về phía xã hội 3.1- Hãy cho học sinh tiếp cận vào các mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Hãy coi các em là thành viên của xã hội để tổ chức cho các em tham gia những hoạt động xã hội; những buổi tham quan, dã ngoại rất bổ ích, nâng cao tầm nhìn, tầm hiểu biết, tạo sự quan tâm tập thể, nâng cao tính tự lập và đặc biệt giáo dục cao lòng yêu quê hương, đất nước mình. Nói đến những hành vi lệch lạc trong giới trẻ hiện nay thì không thể không đề cập những gì đang diễn ra trong hiện thực của đời sống xã hội. Những vụ việc như tham ô tham nhũng của người lớn được du di cho qua không thể không khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng chẳng sao cả”, vì đâu có thấy những hành vi đó bị trừng phạt thích đáng đâu. Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hoá, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hoá ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước luồng văn hoá, lối sống ấy. 3.2-Thực hiện đồng bộ sự kết hợp nhà trường với gia đình và xã hội do nhà trường làm đầu mối. Cần có được thường tri liên tịch giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội gắn với học sinh như Hội Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM, Công an xác định nội dung phối thực hiện trong xây dựng ý thức trách nhiệm cho học sinh THCS. Gắn các hoạt động của nhà trường với các hoạt động xã hội như chống ma túy, mại dâm, tình dục lành mạnh; ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với gia đình và xã hội v.vv, IV-KẾT LUẬN: Việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh là một vấn đề cần hết sức quan tâm, nhất là trong tình hình hiện nay. Làm sao chúng ta đạt được mục đích khi ra trường, học sinh không những được trang bị về kiến thức mà còn phải được thể hiện con người được phát triển toàn diện về mọi mặt (trí, đức, thể, mỹ). Như vậy, chúng ta mới dần có những thế hệ mai sau có đức, tài trọn vẹn, sẽ là những chủ nhân rất hữu ích cho xã hội, và có được như vậy ta mới tin rằng đất nước ta sẽ phát triển mạnh./.

File đính kèm:

  • docgiao duc y thuc trach nhiem cho hoc sinh THCS.doc
Giáo án liên quan