MỤC TIÊU
• Nâng cao mức sống và thu nhập, đảm bảo việc làm đầy đủcho nhân dân
của mọi quốc gia
• Mởrộng sản xuất, trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ
• Sửdụng tối ưu các nguồn lực, tài nguyên của thếgiới phù hợp với trình độ
phát triển của các quốc gia, bảo tồn và bảo vệmôi trường ("phát triển bền vững").
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chức năng và cơ cấu tổ chức của WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại Hội đồng (GC). Cơ quan này tiến hành các công việc
hàng ngày của WTO trong thời gian giữa các Hội nghị Bộ trưởng. Đại Hội đồng giải
quyết các vấn đề của WTO thay mặt cho Hội nghị Bộ trưởng và báo cáo lên Hội nghị
Bộ trưởng.
Đại Hội đồng WTO hoạt động trên cơ sở thường trực tại trụ sở Ban Thư ký WTO ở
Geneva, Thụy Sỹ. Thành viên của Đại Hội đồng WTO là đại diện ở cấp Đại sứ của
chính phủ tất cả các thành viên.
Đa số các nước đang phát triển thường cử luôn Đại sứ, Trưởng
đại diện bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva làm Đại sứ tại WTO;
các nước phát triển, đặc biệt là các cường quốc thương mại hàng
đầu như Hoa Kỳ, EU đều cử Đại sứ riêng về WTO tại Geneva.
CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC
WTO có 3 Hội đồng được thành lập để giám sát việc thực thi 3 hiệp định thương mại
đa phương là:
Hội đồng Thương mại Hàng hoá;
Hội đồng Thương mại Dịch vụ;
Hội đồng về Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại.
Tất cả các nước thành viên đều có quyền tham gia vào hoạt động của 3 Hội đồng này.
Ba hội đồng nói trên báo cáo trực tiếp các công việc của mình lên Đại Hội đồng WTO.
Các hội đồng này có các cơ quan cấp dưới (các uỷ ban và các tiểu ban) để thực thi các
công việc cụ thể trong từng lĩnh vực. (Ví dụ, Hội đồng Thương mại Hàng hoá có 11 uỷ
ban, 2 nhóm công tác và Cơ quan Giám sát Hàng dệt, Hội đồng Thương mại Dịch vụ
có 2 uỷ ban, 2 nhóm công tác...).
Đại Hội đồng có quyền thành lập các uỷ ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lên Đại hội
đồng là:
Uỷ ban về Thương mại và Phát triển;
- 3 -
Uỷ ban về Thương mại và Môi trường;
Uỷ ban về Hạn chế cán cân thanh toán;
Uỷ ban về Ngân sách, tài chính và quản trị;
Uỷ ban về các hiệp định thương mại khu vực;
Ngoài ra, còn có hai uỷ ban là "Uỷ ban về hàng không dân dụng" và "Uỷ ban về mua
sắm chính phủ" được thành lập theo quyết định của Vòng Tokyo và có số thành viên
hạn chế (chỉ những nước ký kết các "bộ luật" có liên quan của Vòng Tokyo mới được
tham gia), vẫn tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ của WTO. Nhưng những uỷ ban
này không phải báo cáo mà chỉ có nghĩa vụ thông báo thường xuyên về hoạt động
của họ lên Đại Hội đồng WTO.
Bên cạnh các uỷ ban đó là các Nhóm công tác:
Nhóm Công tác về Mối quan hệ giữa Thương mại và Đầu tư;
Nhóm Công tác về Quan hệ giữa Thương mại và Chính sách cạnh tranh;
Nhóm Công tác về Minh bạch trong Mua sắm của Chính phủ.
Ngoài ra, còn có các Nhóm công tác về Gia nhập.
Cơ quan Giải quyết tranh chấp và Cơ quan Rà soát chính sách thương mại
Điều IV.2 Hiệp định thành lập WTO quy định, ngoài việc thực hiện các chức năng của
Hội nghị Bộ trưởng WTO trong thời gian giữa hai khoá họp, Đại Hội đồng WTO còn
thực hiện những chức năng khác được trao trực tiếp theo các Hiệp định thương mại đa
phương, trong đó quan trọng nhất là chức năng giải quyết tranh chấp và chức năng rà
soát chính sách thương mại.
Chính vì vậy mà Đai Hội đồng WTO cũng đồng thời là "Cơ quan giải quyết tranh chấp"
(DSB) khi thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp và là "Cơ quan rà soát chính
sách thương mại" (TPRB) khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương mại.
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp được phân ra làm Ban Hội thẩm
(Panel) và Ban Chung thẩm (Appellate). Các tranh chấp trớc hết
sẽ được đưa ra Ban Hội thẩm để giải quyết. Nếu như các nước
không hài lòng và đưa ra kháng nghị thì Ban Chung thẩm sẽ có
trách nhiệm xem xét vấn đề.
BAN THƯ KÝ WTO
Một cơ quan quan trọng của WTO là Ban Thư ký WTO, được đặt tại Geneva. Đứng đầu
Ban Thư ký là Tổng Giám đốc, dưới đó là 4 Phó Tổng Giám đốc, phụ trách từng mảng
cụ thể. Nhiệm vụ chính của Ban Thư ký là:
Hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý cho các cơ quan chức năng của WTO (các hội
đồng, uỷ ban, tiểu ban, nhóm đàm phán) trong việc đàm phán và thực thi
các hiệp định;
Trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm
phát triển;
Phân tích các chính sách thương mại và tình hình thương mại;
Giúp đỡ trong việc giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến việc
diễn giải các quy định, luật lệ của WTO;
Xem xét vấn đề gia nhập của các nước và tư vấn cho họ.
- 4 -
Ban Thư ký WTO có đóng tại số 154, đường Lausanne,
thành phố Geneva, Thuỵ Sỹ.
Ban Thư ký có khoảng 500 nhân viên.
Ngân sách năm 2000 của WTO là 127 triệu franc Thuỵ Sỹ.
Tổng Giám đốc WTO có nhiệm kỳ 4 năm. Tổng Giám đốc hiện nay là ông Mike Moore -
người New Zealand.
CƠ CHẾ RA QUYẾT ĐỊNH
WTO là một tổ chức kinh tế quốc tế liên chính phủ khác với một số tổ chức khác. Về
nguyên tắc, các quyết định lớn và quan trọng nhất của WTO do chính phủ tất cả các
nước thành viên thông qua, hoặc ở cấp Bộ trưởng tại Hội nghị Bộ trưởng hoặc ở cấp
Đại sứ tại Đại Hội đồng WTO.
Tất cả các quyết định này thông thường được thông qua trên cơ sở đồng thuận.
Đồng thuận là việc đạt được quyết định khi tại thời điểm ra
quyết định, không có nước nào thể hiện sự phản đối đối với
quyết định đó.
Khác với IMF hoặc WB, Ban Thư ký hoặc Tổng Giám đốc WTO không được các nước
thành viên chuyển giao thực hiện những quyền lực quan trọng và quan điểm của WTO
không ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách thương mại của các nước thành
viên.
Những nghĩa vụ trong WTO là kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đa phương
trên cơ sở nhân nhượng và thoả hiệp giữa tất cả các nước. Nếu một nước không thực
hiện những nghĩa vụ do WTO quy định thì chỉ có thể dẫn đến việc nước bị thiệt hại có
quyền yêu cầu WTO cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa, nhưng phải tương ứng
với mức độ thiệt hại mà nước này đã phải chịu.
Ngoài phương thức đồng thuận, Hiệp định về WTO quy định một số trường hợp bỏ
phiếu như sau:
Quyết định sửa đổi nguyên tắc "tối huệ quốc" và các điều khoản về sửa đổi
và cơ chế ra quyết định trong Hiệp định thành lập WTO phải được sự nhất
trí của tất cả các nước thành viên.
Các quyết định về việc giải thích các điều khoản của Hiệp định WTO và các
hiệp định đa phương khác và cho phép một nước miễn thực hiện một nghĩa
vụ nào đó cần được 3/4 số phiếu thuận.
Các quyết định sửa đổi các điều khoản khác trong các hiệp định trong WTO
cần được 2/3 số phiếu thuận.
THÀNH VIÊN
Tính đến tháng 11/2000, WTO có 140 nước thành viên, đồng thời có khoảng 30 nước
quan sát viên đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Ngoài ra, còn có 7 quan sát
viên của Đại Hội đồng WTO.
Tuy là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, nhưng thành viên của WTO không chỉ có
các quốc gia có chủ quyền mà có cả những lãnh thổ riêng biệt, ví dụ EU, Hồng Công,
Macau.
Có hai loại thành viên theo quy định của Hiệp định về WTO: thành viên sáng lập và
thành viên gia nhập.
- 5 -
Thành viên sáng lập là những nước là một bên ký kết GATT 1947 và phải
ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31/12/1994 (tất cả các bên ký
kết GATT 1947 đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO).
Thành viên gia nhập là các nước hoặc lãnh thổ gia nhập Hiệp định WTO sau
ngày 1/1/1995. Các nước này phải đàm phán về các điều kiện gia nhập với
tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải
được Đại Hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất 2/3 số phiếu thuận.
Đàm phán gia nhập
Thủ tục đàm phán gia nhập WTO cũng tương tự như đàm phán gia nhập GATT trước
đây, nhưng được bổ sung cụ thể hơn. Nhìn chung, quá trình đàm phán gia nhập của
một nước thành viên mới thường trải qua các bước như sau:
Nước gia nhập gửi đơn xin gia nhập cho Tổng Giám đốc WTO
Đại Hội đồng WTO họp và quyết định thành lập Nhóm Công tác về việc gia
nhập của nước liên quan, đồng thời đề cử Chủ tịch Nhóm Công tác (thông
thường, Chủ tịch là một Đại sứ thường trực tại WTO của một nước đang là
thành viên WTO). Tất cả những nước thành viên WTO có quan tâm đều có
thể tham gia Nhóm Công tác này.
Nước xin gia nhập gửi đến Ban Thư ký WTO bản Bị vong lục về chế độ
thương mại, trong đó giải thích về tất cả các chính sách và luật lệ trong
nước liên quan đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và quyền sở
hữu trí tuệ.
Các nước thành viên Nhóm Công tác gửi các câu hỏi để làm rõ thêm về chế
độ thương mại nêu trong Bị vong lục. Quá trình này có thể được tiếp tục
trong một số phiên đàm phán đầu tiên của nước gia nhập với các nước
thành viên WTO.
Nước gia nhập đưa ra cam kết ban đầu về những ưu đãi thương mại sẽ
dành cho các nước khác khi trở thành thành viên WTO. Trong những cam
kết này, quan trọng nhất là cam kết về giảm thuế quan, mở cửa thị trường
dịch vụ, mức trợ cấp đối với sản phẩm nông nghiệp, chế độ bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ, v.v...
Trên cơ sở cam kết ban đầu, nước gia nhập đàm phán song phương với
từng nước thành viên WTO trong Nhóm Công tác để đi tới cam kết cuối
cùng. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình đàm phán gia nhập
và có thể chiếm nhiều thời gian nhất.
Sau khi kết thúc các cuộc đàm phán, Ban Thư ký WTO sẽ dự thảo Nghị định
thư gia nhập. Nghị định thư này kèm theo tất cả các cam kết đã đạt được
qua các cuộc đàm phán.
Đại Hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua với điều kiện phải đạt được đa số
2/3 số phiếu. Khi đó nước gia nhập sẽ trở thành thành viên chính thức của
WTO.
Việt Nam hiện là một trong số các nước đang đàm phán gia nhập WTO. Qua 4 vòng
đàm phán kể từ năm 1998 đến nay, về cơ bản chúng ta đã làm rõ về chính sách
thương mại của mình đối với các đối tác thương mại chủ yếu. Trong giai đoạn đàm
phán sắp tới, chúng ta sẽ phải đưa ra các bản chào hàng ban đầu làm cơ sở để đàm
phán mở cửa thị trường.
***
- 6 -
Như vậy, WTO đã trở thành một thể chế có cơ cấu hoạt động chặt chẽ, hoàn chỉnh
hơn so với GATT. Điều này phản ánh xu thế vận động của thương mại quốc tế đòi hỏi
phải có một cơ chế hoàn chỉnh để điều tiết các hoạt động này.
***
Trên đây là những nét khái quát về mục tiêu, chức năng và cơ cấu hoạt động của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO).
Xin cảm ơn sự theo dõi của quý vị khán giả.
File đính kèm:
- Bai giang ve co cau to chuc WTO.pdf