1.Kiến thức: Học sinh biết được:
- Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu, và phương pháp khai thác chúng, một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
11 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài: Dầu mỏ và khí thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
______________________________________
Ngày soạn: 19 – 2– 2014
Ngàydạy: 26 – 2– 2014
Lớp:8.7
TÊN BÀI DẠY
LUYỆN TẬP PHẦN TÍNH CHẤT VÀ BÀI TẬP VỀ
HIĐRO
Tuần 26
Tiết 49
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
Học sinh được:
Ôn lại những kiến thức cơ bản như: Tính chất vật lí,tính chất hóa học và ứng dụng của Hiđro
2.Kĩ năng:
*Chuyên môn:
- Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy,suy luận để làm một số bài tập áp dụng từ kiến thức đã học về tính chất củaHi đro.
-Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng về tính chất hóa học của hiđro,kĩ năng làm các bài tập tính theo phương trình hóa học.
-Tập luyện cho HS vận dụng các kiến thức đã học để khai thác sâu hơn về chất khí Hiđro (qua trò chơi ô chữ)
*Kĩ năng sống:
Rèn cho HS kĩ năng tự nhận thức,kĩ năng hợp tác,kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
II.CHUẨN BỊ ĐDDH:
- Sơ đồ tư duy về khí Hiđro
- Bảng “trò chơi ô chữ”
- Chuẩn bị bảng phụ có ghi nội dung bài tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập về Hiđro
III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề..
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định : (1’)
2.KTBC: Lồng vào quá trình luyện tập
3. Vào bài mới: GV giới thiệu nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập phần tính chất Hiđro (15’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
H:Qua bài tính chất và ứng dụng của Hiđro,em cho biết có mấy nội dung chính? Đó là những nội dung nào?
HS trả lời câu hỏi,GV => ghi tóm tắt nội dung
GV: Dùng sơ đồ tư duy kết hợp với hệ thống câu hỏi để giúp cho HS tái hiện lại kiến thứ về Hiđro
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
H: Trình bày tính chất vật lí của H2?
H: Trình bày tính chất hoá học của H2?
H: Nêu ứng dụng của t0
Hiđro ?
GV: Tổng kết lại các câu trả lời bằng sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ HIĐRO
GV :Đưa bài luyện tập số 1 lên bảng và yêu cầu HS ghi vào vở học:
Bài1:Điền vào chỗ trống các câu sau đây những từ hay cụm từ thích hợp(nước,hàn cắt,bóng thám không,nhiệt,hi đro,nhẹ)
- Vì là khí .(1) nhất nên hiđro được dùng để bơm vào (2).
- Hiđro cháy trong oxi tạo ra sản phẩm là.(3) đồng thời tỏa nhiều (4),vì vậy người ta dùng.(5) làm nguyên liệu cho đèn xì oxi-hiđro để ..(6) kim loại.
GV: Phát phiếu học tập,yêu cầu HS hoạt động nhóm,thảo luận để chọn từ thích hợp điền vào phiếu:
Lớp 8 .
Tổ: . Nhóm: ..
PHIẾU HỌC TẬP
Thảo luận nhóm để điền vào chỗ trống các câu sau đây những từ hay cụm từ thích hợp (nước,hàn cắt,bóng thám không,nhiệt,hiđro,nhẹ) :
- Vì là khí .(1) nhất nên hiđro được dùng để bơm vào(2)
- Hiđro cháy trong oxi tạo ra sản phẩm là (3) đồng thời tỏa nhiều .... (4),vì vậy người ta dùng (5) làm nguyên liệu cho đèn xì oxi-hiđro để ....... (6) kim loại.
HS: Tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của GV.
GV: Cho HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả
HS:Đại diện lên ghi kết quả,HS khác nhận xét bổ sung.
GV đưa đáp án trả lời , nhận xét kết quả và đánh giá điểm qua câu hỏi phụ:
H: Tại sao hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ?
HS:Vì phản ứng này tỏa nhiều nhiệt,thể tích nước tạo thành bị dãn nở đột ngột gây ra sự chấn động mạnh không khí nên gây ra tiếng nổ.
GV: Nhận xét và ghi điểm (nếu HS nhóm lên làm bài trả lời đúng)
GV :Đưa bài luyện tập số 2 lên bảng và yêu cầu HS làm bài tập:
Bài2: Viết PTHH biểu diễn phản ứng của H2 lần lượt với các chất O2 ; HgO ;Fe3O4
(ghi điều kiện phản ứng nếu có)
HS: Dựa vào tính chất hóa học của H2 đã học để viết PTHH.
GV: Gọi một HS lên bảng viết PTHH
H: Từ các PTHH trên em có kết luận gì về tính chất hóa học của hiđro?
HS:ở nhiệt độ thích hợp,khí hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi,mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.Khí H2 có tính khử(vì chiếm oxi của chất khác)
GV: Nhận xét và ghi điểm tùy theo mức độ trả lời.
GV:Dùng PTHH hiđro tác dụng với oxi để giáo dục cho HS tính cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm và giáo dục môi trường sống:
Khí H2 cháy tỏa nhiều nhiệt và khi cháy với oxi tạo thành nước nên không gây ô nhiễm môi trường,điều này có lợi cho môi trường sống của chúng ta,các nhà nghiên cứu đã sáng chế khá nhiều những loại phương tiện giao thông chạy bằng khí H2 .
Từ những hoạt động sống sinh ra rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như khí CO2,SO2 nên chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sinh ra các chất gây ô nhiễm và trồng nhiều cây xanh .
I.Luyện tập phần tính chất Hiđro:
1/Kiến thức cần nhớ:
- Tính chất vật lí của Hiđro
- Tính chất hóa học của Hiđro
- ứng dụng của Hiđro
2/Áp dụng:
Bài1:Điền vào chỗ trống các câu sau đây những từ hay cụm từ thích hợp(nước,hàn cắt,bóng thám không,nhiệt,hi đro,nhẹ)
- Vì là khí .(1) nhất nên hiđro được dùng để bơm vào (2).
- Hiđro cháy trong oxi tạo ra sản phẩm là.(3) đồng thời tỏa nhiều (4),vì vậy người ta dùng.(5) làm nguyên liệu cho đèn xì oxi-hiđro để ..(6) kim loại.
Bài làm:
nhẹ ; 2- bóng thám không
nước; 4- nhiệt
5- hiđro; 6- hàn cắt
Bài2: Viết PTHH biểu diễn phản ứng của H2 lần lượt với các chất O2 ; HgO ;Fe3O4
(ghi điều kiện phản ứng nếu có)
Bài làm
PTHH:
2H2 + O2 t 2H2O
HgO + H2 t Hg + H2O
Fe3O4 + 4H2 t 3Fe + 4H2O
HOẠT ĐỘNG 2: BÀI TẬP( 20’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV:Lần lượt treo bảng phụ yêu cầu HS hoạt động nhóm,thảo luận hoàn thành bài tập sau:
Bài tập 3: Khử 12 gam sắt (III) oxit bằng khí hiđro:
a/ Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng?
b/ Khối lượng sắt thu được là bao nhiêu?
HS: Ghi đề bài vào vở và thảo luận đưa ra phương pháp giải bài tập
H: Hãy cho biết bài tập trên thuộc dạng nào em đã biết?
H: Nêu phương pháp giải bài tập trên?
HS trình bày phương pháp giải bài toán tính theo PTHH.
GV nhận xét bổ sung và yêu cầu một HS lên giải bài tập
HS lên bảng làm bài,HS khác nhận xét bổ sung.
GV đánh giá kết quả và ghi điểm
GV :Đưa bài số 4 lên bảng và yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập:
Bài tập 4: Đốt cháy 6,72 (l) khí hidro trong lọ chứa 3,2g khí oxi (biết các khí đo ở đktc)
a. Tính khối lượng hơi nước tạo thành?
b. Dẫn toàn bộ lượng khí còn dư đi qua ống nghiệm có chứa đồng (II) oxit nung nóng thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch. Tính khối lượng đồng sinh ra?
HS:Ghi đề bài vào vở và thảo luận đưa ra phương pháp giải bài tập
H: Hãy cho biết bài tập trên thuộc dạng nào em đã biết?
H: Nêu phương pháp giải bài tập trên?
HS:Trình bày phương pháp giải bài toán dư,khi biết lượng hai chất tham gia ta tìm xem chất nào dư,lượng chất tạo thành được tính theo chất phản ứng hết,không tính theo chất dư,để làm câu b ta viết thêm một PTHH thứ hai,lấy số mol chất dư đưa vào PTHH (2) để tìm số mol Đồng rồi tính khối lượng.
GV nhận xét bổ sung và yêu cầu một HS lên giải bài tập
HS lên bảng làm bài,HS khác nhận xét bổ sung.
GV đánh giá kết quả và ghi điểm
II. Bài tập:
Bài tập 3: Khử 12 gam sắt (III) oxit bằng khí hiđro:
a/ Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng?
b/ Khối lượng sắt thu được là bao nhiêu?
Giải:
a/ Số mol sắt (III) oxit là:
n Fe2O3 = 12 : 160 = 0,075 mol
PTHH:
Fe2O3 + 3H2 2Fe +3H2O
Tlmol: 1 3 2 3
0,075 x =? y =?
Số mol H2 cần dùng là:
x = 3.0,075 = 0,225 mol
Vậy: V = 0,225.22,4 = 5,04 lít.
b/ Số mol sắt là:
y = 2.0,075 = 0,15 mol
Khối lượng sắt thu được là:
m Fe = 0,15.56 = 8,4 gam
Bài tập 4: Đốt cháy 6,72 (l) khí hidro trong lọ chứa 3,2g khí oxi (biết các khí đo ở đktc)
a. Tính khối lượng hơi nước tạo thành?
b. Dẫn toàn bộ lượng khí còn dư đi qua ống nghiệm có chứa đồng (II) oxit nung nóng thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch. Tính khối lượng đồng sinh ra?
Giải:
4/a
n= 6,72 : 22,4 = 0,3(mol)
n= 3,2 : 32 = 0,1(mol)
Phương trình hóa học :
2H2 + O2 2H2O
SMPT: 2 1 2
SMĐC: 0,3 0,1
SMPƯ: 0,2 0,1
SMSPƯ: 0,1 0 0,2
m = 0,2 x 18 = 3,6 (g)
b. PTHH:
H2 +CuO Cu + H2O
Mol: 1 1 1 1
Mol: 0,1 0,1 0,1 0,1
mCu = 0,1 x 64 = 6,4 (g)
4. Củng cố: (8 phút)
GV tổ chức cho HS thực hiện ‘trò chơi ô chữ” .
- Đưa ra thể lệ cuộc chơi:
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được quyền lựa chọn từ hàng ngang 2 lần.
Trả lời đúng được 10 điểm,nếu không trả lời đúng thì nhóm kế tiếp được quyền trả lời.Trả lời sai không bị trừ điểm.
Sau 4 hàng ngang được mở các nhóm có quyền ra tín hiệu để trả lời từ khóa(hàng dọc màu hồng),trả lời đúng đạt 40 điểm,trả lời sai mất quyền thi đấu.
Từ khóa được mở tổng số điểm của nhóm nào cao nhất là thắng cuộc.
- Tiến hành tổ chức trò chơi:
GV đưa bảng ‘trò chơi ô chữ’ còn ẩn đáp án và yêu cầu đại diện nhóm 1 chọn câu hỏi ở ô hàng ngang số mấy để trả lời,đáp án được mở sau khi có câu trả lời đúng(nếu không có nhóm nào trả lời được thì ô chữ vẫn đóng),sau đó lần lượt nhóm tiếp theo thực hiện cho đến khi tìm ra được từ khóa của ô chữ.
Nội dung câu hỏi như sau:
-Hàng số 1(gồm 5 chữ cái):Đây là số lít khí hiđro cần dùng để phản ứng vừa hết với 1,25 mol khí oxi(biết các thể tích khí đo ở đktc) => 56 lít
-Số 2(gồm 8 chữ cái): Là hỗn hợp các khí gồm 78% N2 ; 21%O2 ; 1% là các khí khác. => Không khí
-Số 3(gồm 4 chữ cái): Đây là sản phẩm của phản ứng giữa khí H2 với khí O2
=> Nước.
- Số 4(gồm 6 chữ cái): Phản ứng S + O2 t SO2 thuộc loại phản ứng gì?
=> Hóa hợp
-Số 5(gồm 6 chữ cái): S ; khí N2 ; P ; Khí O2 thuộc loại đơn chất gì?
=> Phi kim
- Số 6(gồm 5 chữ cái): Đây là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí,có PTK = 2đvC
=> Hiđro
- Số 7(gồm 6 chữ cái): Là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.
=>Phân tử
- Số 8(gồm 3 chữ cái):Là một chất khí nặng gấp 16 lần khí hiđro
=> Khí Oxi
Từ khóa : TÍNH KHỬ
O
X
I
5
6
L
Ý
T
O
H
Ý
N
K
G
N
í
¸
H
O
K
I
M
R
§
H
I
H
©
N
T
ö
P
1
2
3
4
5
6
7
TROØ CHÔI OÂ CHÖÕ
8
K
H
«
C
H
î
P
P
O
I
H
- GV tổng kết điểm của các nhóm tổ và khen thưởng
- Kết luận về tính chất hóa học của Hiđro
5.DẶN DÒ: (1’)
Học bài, và hoàn thành các bài tập
Chuẩn bị bài: “ Điều chế khí hidro – Phản ứng thế “
Tìm hiểu nguyên liệu điều chế hidro trong PTN, trong công nghiệp.
Phản ứng thế là gì? Phân biệt phản ứng thế với các phản ứng đã học.
___________________________________
File đính kèm:
- Giao an thi GVG Tinh Gia Lai Nam 2014.doc