- HS hiểu cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
- Nắm được cách chào hỏi, tạm biệt, ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt
- Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối sử của trẻ em
- HS biết quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng
44 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài : chào hỏi và tạm biệt ( tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI
CÔNG CỘNG( tiết 1)
I.MỤC TIÊU
HS hiểu ích lợi của cây và hoa đối với cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em
HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Tranh minh hoạ bài học Tình huống sắm vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
Vì sao ta phải chào hỏi khi gặp mặt, tạm biệt khi chia tay? ( thể hiện sự tôn trọng )
GV nêu ra một tình huống để HS nêu cách ứng xử
GV nhận xét bài cũ
HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
Bài mới
Hoạt động 1
HS quan sát tranh và đàm thoại
GV giới thiệu bài “ Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng” tiết 1
Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Ra chơi ở sân trường, vườn hoa, công viên em có thích không?
Ơû đó em thấy có đẹp và mát không?
Để vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì?
Cho HS thảo luận trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung cho nhau
GV kết luận
Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. Em cần chăm sóc và bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
HS thảo luận cả lớp
Hoạt động 2
HS làm bài tập 1
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Các bạn nhỏ đang làm gì?
Những việc làm đó có lợi gì?
Em có thể làm được như các bạn không?
Cho một số em lên trình bày ý kiến của mình
Lớp nhận xét bổ sung
GV kết luận:
Tưới cây, rào cây, bắt sâu, nhổ cỏ là nhằm bảo vệ chăm sóc cây, làm cho nơi công cộng, nơi em sống thêm trong lành
HS thảo luận theo nhóm
Hoạt động 3
HS làm bài tập 3
Cho HS quan sát tranh và thảo luận từng đôi một
Các bạn đang làm gì?
Em tán thành những việc làm nào? Tại sao?
HS tô màu vào quần áo các bạn có hành động đúng
Đại diện lên trình bày
Các bạn khác bổ sung
GV kết luận:
Nếu các bạn có hành động không đúng nên nhắc nhở bạn không phá hoại cây, không bẻ cành, đu cây. Bẻ cành, đu cây là hành động sai
HS thảo luận
HS lên trình bày ý kiến của mình
HS lắng nghe
Cũng cố dặn dò
Hôm nay học bài gì?
Cây và hoa có ích lợi gì cho cuộc sống của con người ?
Em bảo vệ cây và hoa như thế nào?
Dặn dò HS thể hiện những hành vi đúng trong cuộc sống hàng ngày
Nhận xét tiết học
HS trả lời câu hỏi
HS lắng nghe
MĨ THUẬT: tiết 29
Bài : VẼ TRANH ĐÀN GÀ
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS ghi nhớ hình ảnh về những con gà
Biết cách chăm sóc vật nuôi trong nhà
Vẽ được tranh đàn gà theo ý thích
II. CHUẨN BỊ
GV: tranh mẫu vẽ đàn gà
HS: vở vẽ, bút màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
GV kiểm tra dụng cụ học tập của các em
Nhận xét sự chuẩn bị của HS
Nêu ưu khuyết của tiết trước cho HS rút kinh nghiệm
HS lấy dụng cụ ra để kiểm tra
HS lắng nghe ưu khuyết của mình
Bài mới
HS quan sát nhận xét
HD HS thực hành vẽ
Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài “ Vẽ tranh đàn gà”
GV giới thiệu tranh đàn gà để HS nhận xét
GV kết luận:
- Gà là vật nuôi rất gần gũi với con người
- Gà trống, gà mài, gà con mỗi con đều có vẻ đẹp riêng
- Những con gà đẹp đãõ được thể hiện ở nhiều tranh dân gian, tranh thiếu nhi, tranh của các hoạ sĩ
GV HD HS cách làm bài
Cho HS quan sát tranh trong sgk
HS nêu đề tài của tranh
Những con gà trong tranh là gà gì?
Xung quanh gà có những hình ảnh gì?
Màu sắc, hình dáng cách vẽ những con gà như thế nào?
GV gợi ý để HS vẽ
Vẽ một đàn gà vào phần giấy trong vở cho cân đối. Vẽ nhiều dạng gà khác nhau
Vẽ thêm hình ảnh phụ vào cho đẹp
Vẽ màu theo ý thích
GV giúp đỡ HS yếu
Cho HS bình chọn bài vẽ màu đẹp nhất
GV nhận xét bài vẽ của HS:
HD HS chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
HS quan sát tranh và nhận xét
HS lắng nghe cô giảng
HS thực hành vẽ vào vở
HS lắng nghe
HS bình chọn theo nhóm, theo tổ sau đó bình chọn cả lớp
Tự nhiên xã hội :tiết 29
Bài : TRỜI NẮNG – TRỜI MƯA
I. MỤC TIÊU
HS biết những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa
Biết sử dụng vốn riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa
Rèn kĩ năng quan sát cho HS
II. CHUẨN BỊ
Các hình ảnh trong bài 30 sgk
Sưu tầm tranh ảnh về trời nắng, trời mưa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau
Nêu các bộ phận chính của con muỗi?
Muỗi dùng vòi để làm gì?
Nêu một số tác hại của con muỗi?
HS dưới lớp nhận xét bạn trả lời
GV nhận xét, cho điểm
HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
Bài mới
Giới thiệu
Cho cả lớp hát và múa bài: “Thỏ đi tắm nắng”
“ Trời nắng trời nắng thỏ đi tắm nắng
Vươn vai vướn vai thỏ rung đôi tai
Nhảy tới, nhảy tới đùa trong nắng mới
Bên nhau, bên nhau ra đây ta cùng chơi
Mưa to rồi! Mưa to rồi! Mau mau mau chạy thôi”
Hôm nay chúng ta học bài : “trời nắng, trời mưa” để biết các dấu hiệu về thời tiết trời nắng, trời mưa
HS cùng hát
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa
MĐ: HS nhận biết các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa. Biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa
Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện
GV cho HS quan sát tranh vẽ theo nhóm tự phân loại và thảo luận trong nhóm theo nội dung sau:
Hãy phân loại tranh ảnh về trời nắng, trời mưa?
Nêu các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa?
Khi nắng, bầu trời và những đám mây như thế nào?
Khi mưa, bầu trời và những đám mây như thế nào?
Bước 2: Thu kết quả thảo luận
Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nêu kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung
GV kết luận:
Khi nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng. Mặt trời sáng chói, có nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật, mọi vật
luôn khô ráo
Khi mưa, bầu trời u ám, mây đen xám phủ kín nên không có mặt trời. Những giọt nước mưa rơi xuống làm ướt mọi vật
Hôm nay trời nắng hay mưa?
Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
HS thảo luận theo nhóm
HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Hoạt động 2
Thảo luận cách giữ sức khoẻ khi trời nắng, trời mưa
MĐ: HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa
HS học nhóm 2 người, tự hỏi và trả lời cho nhau nghe theo các nội dung sau:
Tại sao đi dưới trời nắng em phải đội mũ nón?
Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa em phải nhớ làm gì?
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả mà nhóm thảo luận
GV tổng kết:
Đi dưới trời nắng phải đội mũ nón để không bị đau, không bị cảm nắng, sổ mũi, nhức đầu
Đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa, đội nón để không bị ướt
HS chia nhóm và thảo luận theo nhóm
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Củng cố dặn dò
Hôm nay học bài gì?
Nêu các dấu hiệu khi trời nắng?
Nêu các dấu hiệu khi trời mưa?
Cho HS làm bài vào vờ bài tập
Nhận xét tiết học
Tuyên dương một số bạn tích cực
HD HS học bài ở nhà
HS lắng nghe cô dặn dò
Bài soạn lớp 1
THỂ DỤC:tiết 29
Bài: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Chuyền cầu – kéo cưa lừa xẻ
I. MỤC TIÊU
HS làm quen với trò chơi chuyền cầu theo hai nhóm người. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức độ nhất định
Làm quen với trò chơi : “kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơimức độ ban đầu ( chưa có điệu vần )
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
Dọn vệ sinh trường, nơi tập. Quả cầu để chuyền
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng VĐ
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu
Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc
Đi thừng theo vòng tròn và hít thở sâu
Xoay khớp cẳng tay và cổ tay, hông, gối
Oân bài thể dục, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
1 => 2 phút
1 => 2 phút
1 phút
1 phút
1 lần
x x x x
x x x x
x x x x X
x x x x
x x x x
Chuyển vòng tròn
Phần cơ bản
Trò chơi : “ Kéo cưa lừa xẻ ”
GV nêu tên trò chơi. Cho HS đứng thành từng đôi quay mặt vào nhau
1 đôi lên làm mẫu, cách nắm tay, cách đứng chuẩn bị với lời giải thích và chỉ dẫn của GV. Sau đó HS làm mẫu “ Kéo cưa lừa xẻ ”
cho từng cặp HS nắm tay nhau, GV đi sửa tư thế cầm tay và tư thế đứng chuẩn bị kéo cho HS
cho HS chơi vài lần
HD HS chơi ở nhà
Trò chơi chuyền cầu theo nhóm 2 người
Lớp đứng thành hai hàng dọc, quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một cách nhau 1,5 m - > 3 m. Trong mỗi hàng, người nọ cách người kia 1 m
Cho 2 HS có khả năng thực hiện động tác mẫu. Đồng thời giải thích cách chơi cho cả lớp nắm
Cho HS chơi trò chơi. Từng đôi một dùng cầu chuyền qua lại liên tục, đôi nào để rơi cầu thì dừng lại. Đôi nào chuyền đến cùng là thắng cuộc
3 – 4 lần
2 đến 3 lần
8 đến 10 phút
Tập hợp hàng ngang
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x X
x x x x
x x x x
x x x x
Phần kết thúc
Đứng vỗ tay và hát
Tập động tác vươn thờ, điều hoà của bài thể dục
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
GV cùng HS hệ thống lại bài học
Nhận xét tiết học
Giao bài tập về nhà
1 phút
1 => 2 phút
1 phút
1 phút
X
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
File đính kèm:
- muoi 29.doc