. MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
2. Kỹ năng.
- Biết cách thực hiện thao tác biên tập văn bản đơn giản: xóa, sao chép, di chuyển các phần văn bản.
3. Thái độ.
- Tích cực tìm hiểu, thực hành, vận dụng vào soạn thảo văn bản.
- Hứng thú học tập, tuân thủ nội quy phòng máy.
7 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 3543 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 15: Chỉnh sửa văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp.
Sĩ số lớp:. Vắng:.
Kiểm tra bài cũ.
Nêu các quy tắc gõ văn bản trong Word?
Làm thế nào để gõ văn bản chữ Việt trong Word?
Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
GHI BẢNG
1’
Giới thiệu bài:
Muốn sửa nội dung văn bản trên giấy em phải viết lại từ đầu để đảm bảo tính chính xác và thẩm mĩ. Nhưng nếu chỉnh sửa trên máy tính thì chỉ cần sửa những phần nào sai, những phần nào chưa đẹp. Điều đó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức hơn, và còn đảm bảo tính chính xác và thẫm mĩ. Vì vậy, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chỉnh sửa văn bản.
- HS: lắng nghe.
Bài 15:
CHỈNH SỬA VĂN BẢN
15’
- GV sử dụng bảng phụ.
- Trong bài học này các em sẽ hoạt động theo nhóm. Các nhóm sẽ nghiên cứu trong SGK và điền vào chỗ trống các bài tập sau đây. Các em có thể ghi vào mẫu giấy nhỏ đáp án của nhóm để lên bảng trình bày. Thời gian thảo luận là 3 phút.
* Nhóm 1:
- GV gọi đại diện lên bảng trình bày.
- GV gọi các nhóm bổ sung
- GV hướng dẫn, nhận xét và đặt vấn đề:
- Muốn xoá một vài kí tự ta có thể dùng các phím nào trên bàn phím?
- Vậy phím Backspace và phím Delete có tác dụng gì thì ta xem phần trình bày của nhóm tổ 1
- Yêu cầu HS đọc và nhận xét đúng sai.
- GV nhận xét.
- Hãy phân biệt hai phím: Backspace và Delete?
- Để hiểu rõ hơn về hai phím này thầy có 1 ví dụ sau đây:
Ban mai
Kí tự B bị xoá
Kí tự a bị xoá
Dùng phím
Dùng phím ..
* Nhóm 2:
- Thực hiện thao tác xoá là như thế, vậy muốn chèn thêm văn bản ta làm như thế nào thì ta quan sát tiếp phần trình bày của nhóm 2.
- Yêu cầu HS nhận xét và lên bảng mở đáp án.
- Tại sao không dùng 2 phím xóa để xóa những phần văn bản lớn.
- Đây chính là nội dung của phần 1: Xoá và chèn thêm văn bản. Yêu cầu HS chép vào tập.
- HS: lắng nghe, ngồi theo nhóm
- HS: trình bày vấn đề
- HS: backspace và delete
- HS: trình bày vấn đề
- HS: nhận xét
- HS: chú ý lắng nghe
- HS: phím backspace dùng để xóa kí tự trước con trỏ, phím delete dùng để xóa kí tự sau con trỏ.
- HS: quan sát ví dụ.
- HS: trình bày vấn đề
- HS: ghỉ bài
- HS: vì sẽ mất nhiều thời gian.
1. Xóa và chèn thêm văn bản:
a. Xóa văn bản.
- Phím Backspace dùng để xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo.
- Phím Delete dùng để xóa kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo.
b. Chèn thêm văn bản.
- Di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí cần chèn và gõ nội dung từ bàn phím vào.
15’
* Nhóm 3:
- GV gọi đại diện trình bày.
- Gọi các nhóm tổ bổ sung.
- GV hướng dẫn, nhận xét và đặt vấn đề
- Khi muốn thực hiện một thao tác tác động đến một phần văn bản hay một đối tượng nào đó, trước hết ta cần chọn phần văn bản hay đối tượng đó. Vậy làm thế nào để chọn phần văn bản?
- Yêu cầu HS nhận xét bài của nhóm tổ 2.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác để chọn phần văn bản
- Nếu lỡ xoá phần văn bản vừa chọn xong, làm cách nào để khôi phục lại phần văn bản đó?
- Để xem bạn đúng hay sai ta quan sát ví dụ minh học sau đây:
ở chiến khu
Bác Hồ ở chiến khu
Bác hồ
1. Chọn phần văn bản 2. Xoá (nhấn phím Delete) 3. Nháy nút Undo
Bác Hồ ở chiến khu
Bác hồ
- Vậy nút lệnh Undo có tác dụng gì?
- Đó cũng chính là nội dung của phần 2: Chọn phần văn bản. Yêu cầu HS chép vào tập
- HS: trình bày vấn đề
- HS: bổ sung
- HS: chú ý lắng nghe
- HS: nhận xét
- HS: chú ý lắng nghe
- HS: đưa con trỏ chuột đến vị trí bắt đầu, kéo thả chuột đến vị trí cuối phần văn bản cần chọn
- HS: ta nháy nút Undo
- HS: quan sát, lắng nghe.
- HS: nút lệnh Undo dùng để phục hồi lại phần văn bản vừa xóa.
2. Chọn phần văn bản.
- Khi muốn thực hiện một thao tác tác động đến một phần văn bản hay đối tượng nào đó, trước hết phải chọn phần văn bản hay đối tượng đó.
- Các bước chọn phần văn bản:
+ Nháy chuột tại vị trí bắt đầu.
+ Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn.
- Nháy nút lệnh (Undo) để khôi phục lại trạng thái ban đầu.
8’
* Củng cố:
- Câu 1: Để xoá một phần nội dung của văn bản, em thực hiện thao tác nào dưới đây?
a. Đặt con trỏ soạn thảo trước phần văn bản cần xoá và nhấn phím Backspace.
b. Đặt con trỏ soạn thảo sau phần văn bản cần xoá và nhấn phím Delete.
c. Chọn phần văn bản cần xoá và nhấn phím Ctrl.
d. Chọn phần văn bản cần xoá và nhấn phím Delete hoặc Backspace
- Câu 2: Muốn chọn phần văn bản, em có thể thực hiện:
a. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift và nháy chuột tại vị trí cuối phần văn bản cần chọn
b. Kéo thả chuột từ vị trí cuối đến vị trí bắt đầu phần văn bản cần chọn
c. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift và sử dụng các phím mũi tên đến vị trí cuối phần văn bản cần chọn.
d. Tất cả đều đúng.
- Câu 3: Nêu sự giống nhau và khác nhau về chức năng giữa phím Backspace và phím Delete.
- HS: đáp án D
- HS: đáp án D
- HS:
+ Giống nhau: dùng để xóa một hoặc nhiều kí tự
+ Khác nhau: phím Backspace dùng để xóa kí tự trước con trỏ soạn thảo, phím Delete dùng để xóa kí tự sau con trỏ soạn thảo.
- Sự giống và khác nhau về chức năng của phím Backspace và phím Delete:
+ Giống nhau: dùng để xóa một hoặc nhiều kí tự
+ Khác nhau: phím Backspace dùng để xóa kí tự trước con trỏ soạn thảo, phím Delete dùng để xóa kí tự sau con trỏ soạn thảo.
Dặn dò.
Học bài, tìm hiểu phần còn lại của bài.
Thực hành các thao tác đã học.
SỬA CHỮA - BỔ SUNG
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: Ngày soạn:
Tiết:
Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN (T2)
I. MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU.
Kiến thức.
Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
Kỹ năng.
Biết cách thực hiện thao tác biên tập văn bản đơn giản: xóa, sao chép, di chuyển các phần văn bản.
Thái độ.
Tích cực tìm hiểu, thực hành, vận dụng vào soạn thảo văn bản.
Hứng thú học tập, tuân thủ nội quy phòng máy.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN.
Phương pháp.
Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như: thuyết trình, vấn đáp, trình bày trực quan, thao tác mẫu, giải thích cho HS và cho HS tự giác thực hành trên máy.
Phương tiện.
Giáo viên: giáo án, máy chiếu.
Học sinh: vở ghi chép, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Ổn định tổ chức lớp.
Sĩ số lớp:. Vắng:.
Kiểm tra bài cũ.
Trình bày xóa và chèn thêm văn bản?
Nguyên tắc và cách chọn phần văn bản là gì?
Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
GHI BẢNG
1’
Giới thiệu bài: Khi ta muốn có nhiều phần văn bản giống nhau, hay muốn thay đổi vị trí của các phần văn bản thì phải làm như thế nào. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều này.
- HS: lắng nghe.
Bài 15:
CHỈNH SỬA VĂN BẢN
15’
- GV sử dụng bảng phụ.
- Trong bài học này các em sẽ hoạt động theo nhóm. Các nhóm sẽ nghiên cứu trong SGK và điền vào chỗ trống các bài tập sau đây. Các em có thể ghi vào mẫu giấy nhỏ đáp án của nhóm để lên bảng trình bày. Thời gian thảo luận là 3 phút.
* Nhóm 1:
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm bổ sung.
- GV hướng dẫn, nhận xét và đặt vấn đề:
- Thế nào là sao chép văn bản?
- Yêu cầu HS nhận xét
- Theo em, phần văn bản vừa sao chép có bị mất đi hay không?
- Để sao chép văn bản ta cần thực hiện những bước nào, ta xem tiếp phần trình bày của nhóm 2. Yêu cầu HS nhận xét.
- Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác để sao chép văn bản.
- Sao khi đã hoàn tất việc sao chép, nếu tiếp tục nháy nút Paste thì hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
- Phần văn bản đã sao chép sẽ tiếp tục hiển thị ở vị trí con trỏ soạn thảo. Do khi nhấn nút lệnh Copy thì phần văn bản được chọn đã được lưu lại trong bộ nhớ của máy tính.
- Yêu cầu HS chép bài vào tập
- HS: lắng nghe, ngồi theo nhóm
- HS: trình bày vấn đề
- HS: bổ sung
- HS: là giữ nguyên văn bản ở vị trí gốc, sao nội dung đó vào vị trí khác.
- HS: không
- HS: lắng nghe
- HS: chọn phần văn bản, nháy nút Copy, đến vị trí mới và nháy nút Paste.
- HS: nội dung sẽ tiếp tục hiện ra ngay con trỏ vì nội dung sao chép đã được lưu vào bộ nhớ.
- HS: chú ý lắng nghe.
- HS: ghi bài.
3. Sao chép văn bản:
- Là giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời sao nội dung đó vào vị trí khác.
- Các bước thực hiện:
+ Chọn phần văn bản muốn sao chép
+ Nháy nút (Copy) trên thanh công cụ.
+ Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép rồi nháy nút (Paste).
* Lưu ý: có thể nháy nút Copy 1 lần và nháy nút Paste nhiều lần để sao chép nội dung vào nhiều vị trí khác nhau.
15’
- Di chuyển một phần văn bản bằng cách nào?
- Ngoài cách đó ra, ta còn cách nào khác?
- Để hiểu rõ hơn, mời nhóm 2 trình bày.
* Nhóm 2:
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm bổ sung.
- GV hướng dẫn, nhận xét và đặt vấn đề:
- Thế nào là di chuyển văn bản?
- Yêu cầu HS nhận xét
- Để sao chép văn bản ta cần thực hiện những bước nào, ta xem tiếp phần trình bày của nhóm 2. Yêu cầu HS nhận xét.
- Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác để di chuyển văn bản.
- Yêu cầu HS chép bài vào tập
- HS: sao chép rồi xóa văn bản gốc
- HS: di chuyển
- HS: trình bày vấn đề.
- HS: là di chuyển văn bản từ vị trí này sang vị trí khác.
- HS: chọn phần văn bản, nháy nút Cut, đến vị trí mới và nháy Paste.
- HS: ghi bài
4. Di chuyển văn bản:
- Là di chuyển một phần văn bản từ vị trí này sang một vị trí khác.
- Các bước thực hiện:
+ Chọn phần văn bản muốn di chuyển
+ Nháy nút Cut trên thanh công cụ.
+ Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí mới rồi nháy nút (Paste).
8’
* Củng cố:
- Thao tác sao chép một đoạn văn bản là:
a. Chọn phần văn bản cần sao chép, nháy nút lệnh (Copy), nháy chuột tại vị trí đích và nháy nút lệnh (Paste)
b. Chọn phần văn bản cần sao chép, nháy nút lệnh (Paste) , nháy chuột tại vị trí đích và nháy nút lệnh (Copy)
c. Chỉ cần chọn phần văn bản cần sao chép rồi chọn nút lệnh (Copy).
d. Tất cả đều sai.
- Nối cột A với B:
A
B
1. Nháy nút
a. Nháy File / Save
2. Nháy Edit / Copy
b. Bấm giữ tổ hợp phím Ctrl + Z
3. Nháy nút
c. Nháy nút
4. Nháy nút
d. Nháy File / New
5. Bấm giữ tổ hợp phím Ctrl + V
e. Nháy File / Open
6. Nháy nút
f. Nháy nút
- HS: đáp án A
Dặn dò.
Học bài và ghi nhớ các thao tác sao chép, di chuyển văn bản.
Thực hành các thao tác đã học.
SỬA CHỮA - BỔ SUNG
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- BAI 15 CHINH SUA VAN BAN.doc