Mục tiêu
- Học sinh hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì.
- Học sinh biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
Học sinh biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn 2 tính chất. Nếu chỉ có 1 trong 2 tính chất thì không là trung điểm
3 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 10 trung điểm của đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12
BÀI 10 TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I/ Mục tiêu
Học sinh hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì.
Học sinh biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
Học sinh biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn 2 tính chất. Nếu chỉ có 1 trong 2 tính chất thì không là trung điểm.
II/ Đồ dùng dạy học.
Giáo viên : Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ bài 53/124
Học sinh: Thước thẳng, bảng con, 1 tờ giấy chiếc.
III/ Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên
Học sinh
Trên tia Ox cho biết OM = a và ON = b.
Khi nào thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
đặt bảng phụ có đề bài 53 trang 124 SGK.
Gọi học sinh đọc đề bài và lên bảng làm. Cả lớp xem lại bài làm ở nhà của mình.
Gọi học sinh nhận xét và cho điểm.
GHI NHỚ: Khi OM = ON thì ta nói M cách đều hai đầu đoạn thẳng ON.
_ Nếu a< b thì M nằm giữa O và N.
Học sinh làm trên bảng.
Hoạt động 2: định nghĩa trung điểm của đọan thẳng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Từ bài 53/124 GV hỏi cả lớp: Vị trí của M trên đoạn ON có gì đặc biệt ?
Quan sát hình 61.
M có là trung điểm của đoạn AB không? Vì sao?
Vậy trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
Treo bảng phụ bài 65/126SGK
Gọi học sinh trả lời các câu hỏi.
Gọi 1 học sinh khác lặp lại câu trả lời.
Nhận xét và nhắc lại các câu trả lời của bạn.
Sau khi xong bài 65 Gviên cho học sinh làm 60/125.
Gọi 1 học sinh vẽ hình lên bảng, các bạn ở dưới làm vào tập bài học.
Nhận xét. Cho điểm.
M nằm giữa O và N.
M cách đều O và N.
M là trung điểm của AB vì M nằm giữa và cách đều A,B
M nằm giữa A, B và cách đều A, B.
a/ điểm C là trung điểm của BD vì C nằm giữa B, D và C cách đều B, D.
b/ điểm C không là trung điểm của AB vì C không thuộc AB.
c/ điểm A không là trung điểm của BC vì A không thuộc đoạn BC.
O A B x
a/ điểm A có nằm giữa O và B.
b/ So sánh OA và AB.
Ta có OA + AB = OB
2 + AB = 4
AB = 4 – 2
AB = 2 cm
Vậy OA = AB
c/ A là trung điểm của đoạn OB vì A nằm giữa O, B và cách đều O, B.
I Trung điểm của đoạn thẳng.
Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B ( MA MB).
A M B
O A B x
a/ điểm A có nằm giữa O và B.
b/ So sánh OA và AB.
Ta có OA + AB = OB
2 + AB = 4
AB = 4 – 2
AB = 2 cm
Vậy OA = AB
c/ A là trung điểm của đoạn OB vì A nằm giữa O, B và cách đều O, B.
Hoạt động 3: Vẽ trung điểm của đọan thẳng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Gv đọc đề bài cho học sinh.
Cho đoạn AB = 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn AB đó.
Gọi 1 học sinh vẽ hình.
Muốn tìm điểm M ta phải tính đoạn nào?
Bằng cách nào?
Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
Giáo viên giới thiệu cách tìm trung điểm bằng cách gấp giấy.
Vẽ đoạn AB bất kỳ vào giấy. Gấp giấy sau cho A trùng với B. Nếp gấp cắt đoạn AB tại 1 điểm đó là trung điểm cần tìm.
Chép đề vào tập.
Vẽ AB = 5cm.
Tính đoạn AM
Dùng công thức cộng
AM + MB AB
Vẽ đoạn AB.
Gấp giấy, tìm điểm cắt.
đó là trung điểm cần tìm.
II Cách vẽ trung điểm đoạn thẳng.
A M B
Ta có AM + MB = AB
AM + AM = 5
2AM = 5
suy ra AM = MB = ½ AB
= ½ .5
= 2,5 cm
Hoạt động 4: Tổng kết và củng cố.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thế nào là trung điểm M của đoạn thẳng AB
Nếu M là trung điểm của đoạn AB ta suy ra được điều gì?
Làm bài 61/126 SGK
Nhân xét.
M nằm giữa và cách đều hai đầu đthẳng AB.
MA = MB = ½ AB.
Vẽ hai tia đối nhau Ox và Ox’.
Lấy OA = 2 cm
Lấy OB = 2cm.
Trả lời câu hỏi ( có nêu lý do).
Hoạt động 5: Công việc ở nhà.
Phân biệt điểm nằm giữa, nằm chính giữa, trung điểm.
Học thuộc định nghĩa trung điểm.
Chuẩn bị câu hỏi ôn tập/ 126+127.
Làm các bài 62, 63, 64/ 126 SGK.
Bài 62/126.
Tính OC, OD, OE, OF.
Xác định 4 điểm C, D, E, F.
Bài 64/126
Giải thích theo định nghĩa.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Nếu M là trung điểm của AB thì:
a/ MA + MB = AB
b/ MA + MB =AB và AM MB
c/ MA MB
1)điểm M là trung điểm của đọan thẳng AB khi
a)MA=MB
b)MA+MB=AB
c)MA=MB và MA+MB=AB
d)cả 3 câu đều sai
2)điểm M là trung điểm cuả doạn thẳng AB khi
a)M nằm giửa A,B
b)M cách đều 2 đầu A,B
c)M nằm giưả A,B và cách đều 2 đầu A,B
d)cả 3 câu trên đều sai
3)điểm M nằm giửa A,B và cách đều 2 đâù A,B thì M là
a)điểm chính giửa của đoạn thẳng A,b
b)Trung điểm cuả đoạn thẳng A,B
c)cả 3 câu trên đêù sai
d)Cả 2 câu A,B đều đúng
File đính kèm:
- hh6 t12.doc