Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy cho biết nguồn gốc, xuất sứ cuả cây cao su và lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam?
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bang vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (Cao là gỗ. Caouchouk là chảy ra hay khóc).
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu về chủ chương chính sách phát triển cây cao su của tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2006 – 2020.
+ Nghiên cứu ban hành chính sách của tỉnh hỗ trợ các hộ gia đình chuyển diện tích đất trồng sang trồng cây cao su tạo nguồn nhiên liệu tập trung.
Kết luận số 524-KL/TU ngày 5/12/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh bổ sung một số chủ chương tại kết luận 139-KL/TU ngày 20/4/2007 về phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn la giai đoạn 2007 – 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.
Ban thường vụ tỉnh uỷ đã có thông báo kết luận số 843-TB/TU ngày 7/3/2008 với chủ chương là :
+ Sử dụng nguồn ngân sách tỉnh phục vụ cho công tác đo đất, giao đất và cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình tham gia góp đất trồng cao su, công tác quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.
+ Phát động phong trào thi đua hưởng ứng mạnh mẽ chủ cương phát triển cây cao su trên địa bàn toàn tỉnh; có chính sách xem xét ưu tiên đầu tư xây dựng UBND xã theo tiêu chuẩn mới đối với xã trồng trên 300 ha/năm.
+ Đầu tư nâng cấp đường vào khu 109 ha trồng cây cao su tại Phiêng Tìn theo tiêu chuẩn đường giao thông loại A. xây dựng mô hình bản công nhân cao su tại Phiêng Tìn thị trấn ít Ong huyện Mường La thành mô hình điểm “Bản mới phát triển toàn diện” đáp ứng nhu cầu học tập, tham quan.
Quyết định số : 30/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 về ban hành chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2011 với nội dung như sau:
- Đối tượng được hỗ trợ là :
+ Cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ nông thôn, bản tham gia góp đất.
+ Cá nhân, hộ gia đình và công nhân đã nhận diện tích đất khoán của các nông lâm trường, thông qua giám đốc nông lâm trường.
Mức hỗ trợ :
+ Cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ nông lâm trường tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất được hỗ trợ một lần sau khi đã hoàn thành thủ tục góp đất có xác nhận của Công ty cổ phần cao su Sơn La với mức hỗ trợ như sau :
+ Đất trồng cây hàng năm : 5 triệu đồng/ ha (đối với đất trồng cây lâu năm của cộng đồng, tổ chức tự bỏ vốn hoặc vay vốn được hỗ trợ như cá nhân, hộ gia đình).
+ Đất trồng cây hằng năm : 3 triệu đồng/ha.
+ Đất trồng rừng bằng vốn hỗ trợ hoặc vay vốn cá nhân, hộ gia đình và nhóm hộ : 2 triệu đồng/ha.
+ Đối với diện tích đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh rừng của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và các tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nhưng không được hưởng nguồn đầu tư khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm thì được hỗ trợ một lần.
Mức hỗ trợ là : 50 000 đồng/ha/năm (bằng mức khoán của dự án 661 hiện hành) được tính từ thời gian từ ngàyđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Riêng đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng trồng, đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh rừng trồng bằng vốn ngân hàng Nhà nước nhưng hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây cao su không được hỗ trợ và cho phép lập thủ tục thanh lý theo quy định.
Hỗ trợ di chuyển nhà trong vùng quy hoạch:
Đối tượng :
+ Cá nhân hộ gia đình trong vùng quy hoạch trồng cây cao su tự nguyện di chuyển nhà để dành phần đất tham gia trông và kinh doanh cao su.
Mức hỗ trợ : mức hỗ trợ di chuyển nhà là 2 triệu đồng/hộ/
Nguồn vốn :
+ Hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt.
+ Nguồn vốn hỗ trợ : Ngân sách tỉnh.
Vốn đầu tư : Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2008 – 2011 : 33,6 tỷ đồng
Vốn năm 2008 (dự kiến) : 10 tỷ đồng.
Câu hỏi 3: Anh chị hãy cho biết các lợi ích mà nhân dân, cộng đồng và xã hội được hửng lợi khi tham gia góp đất để trồng cât cao su?
Lợi ích của người dân được hưởng khi tham gia trồng cây cao su là:
* Về cơ chế góp đất :
Người dân có nguyện vọng tham gia góp đất trồng cây cao su trong vùng quy hoạch sẽ được góp cổ phần vào Công ty bằng giá trị quyền sử dụng đất. Mỗi ha đất (10 111m2) góp vào được tínha giá trị 10 triệu đồng ( tương đương 1 000 cổ phiếu). Số vốn góp sẽ được hạch toán từ khâu sản xuất cho đến khi chế biến và xuất khẩu sản phẩm cao su chế biến và gỗ, người dân tham gia góp đất được chia cổ tức theo lợi nhuận khi công ty thu được từ kinh doanh sản phẩm cao su chế biến và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh khác của công ty.
Khi tham gia góp đất trồng cây cao su người dân sẽ trở thành cổ đông của công ty được luật doanh nghiệp điều chỉnh với một số quyền lợi như sau :
Được cử đại diện tham dự Đại hội cổ đông tổ choc hàng năm của công ty để thảo luận đề xuất các vấn đề quan trọng trong công tác kế hoạch, tổ chức sản xuất, lao động và các chế độ khác của công ty.
Được công ty khoán vườn cây để chăm sóc, bảo vệ lâu dài đến hết chu kỳ dưới sự điều hành của đơn vị sản xuất trực thuộc công ty.
Được chia cổ tức khi công ty có lợi nhuận từ khai thác, chế biến mủ cao su và các hoạt động khác.
+ Diện tích đất góp lớn lợi tức được chia nhiều.
+ Căn cứ mức lợi nhuận của công ty được cơ quan choc năng công nhận như : Cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, hội đồng quản trị…
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đứng tên chủ hộ đã góp đất, không đổi sang tên công ty hoặc địa phương lưu giữ.
* Về cơ chế tuyển dụng lao động:
- Khi người dan tham gia góp toàn bộ diện tích đất của mình trong vùng đã quy hoạch vào trồng cao su sẽ được xét tuyển vào làm công nhân (theo luật lao động) và hưởng lương theo định mức khoán sản phẩm làm được. Người công nhân sẽ được tham gia các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn TNCS HCM, cựu chiến binh… khi người công nhân đến tuổi nghỉ hưu hoặc vì lý do khác phải nghỉ việc (trừ bị vi phạm pháp luật hay kỷ luật) thì người công nhân có quyền giới thiệu người khác thay thế làm công nhân.
+ Nếu hộ góp trên một ha sẽ được tuyển 01 lao động trong độ tuổi vào làm công nhân.
+ Những họ đã góp hết đất của mình trong khu vực quy hoạch nhưng diện tích dưới một ha có thể được công ty xem xét tuyển dụng 01 lao động trong độ tuổi vào làm công nhân.
Người dân khi được tuyển dụng vào làm cong nhân sẽ được hưởng các chế độ BHXH, chế độ về BHYT, được công ty trang bị bảo hộ lao động, dụng cụ sản xuất theo luật lao động.
Nếu các hộ không có lao động đủ điều kiện làm công nhân hoặc không có nguyện vọng làm công nhân thì công ty sẽ giao khoán vườn cây hoặc khoán theo công việc nếu chủ hộ có nhu cầu và vẫn được chia cổ tức khi lãi, hoặc nếu chủ hộ chỉ muốn góp dất và không muốn hoặc không đủ điều kiện vào làm công nhân thì vẫn được là cổ đông và được chia cổ tức khi có lãi.
* Thu nhập của người dân tham gia góp đất trồng cây cao su và làm công nhân tính cho 1 ha/năm :
- Theo công văn số : 08/2008/TB-SLR ngày 16/01/2008 về thông báo một số cơ chế chính sách của công ty cổ phần cao su Sơn la quy định : Tỷ lệ góp vốn làm căn cứ chia lợi tức. “theo ước tính vốn bằng một phần quyền sử dụng đất chiếm khoảng 20%”. Nếu theo nghị quyết của Hội đồng quản trị tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam thì số vốn đầutư cho 1 ha nông nghiệp là 80 triệu/ha, trong đó : giá trị góp đất là10 triệu/ha chiếm 12,5% như vậy lợi nhuận lãi của người dân tham gia góp đất tính theo cả chu kì 1 năm/ha cả chu kỳ 25 năm sẽ khoảng 2,6 triệu đồng.
- Thu nhập của người tham gia góp đất trồng và được làm công nhân tính cho 1 ha/năm.
+ Trrong thời kỳ kiến thiết 7 năm cơ bản, theo quy định của công ty, người tham gia góp đất trồng cao su được phép trồng xen một số cây nông nghiệp ngắn ngày như : ngô, đậu, đỗ…khi vườn cao su chưa khép tán, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, như vậy thu nhập của người dân trồng cao su/ha/năm/1 công nhân sẽ được tính bằng tiền lương 1,5 triệu đồng /1 tháng) + Thu từ cây trồng xen vào khoảng 21 triệu/năm.
+ Trong thời kỳ khai thác 01 công nhân khai thác mủ và chăm sóc vườn cây sẽ làm được bình quân từ 2 đến 2,5 ha, lương bình quân đạt từ 2,8 đến 3 triệu đồng/người/tháng.
* Lợi ích xã hội :
- Chuyển người nông dân từ tập quán sản xuất độc canh sang làm công nhân cao su đã giúp người nông dan biết lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng, hình thành các bản công nhân ở nông thôn.
- Tạo ra khối lượng lớn việc làm cho người lao động và chủ yếu ở khu vực nông thôn vì cây cao su phát triển chủ yếu ở vùng sâu, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
- Về thu nhập tiền lương lao động phổ thông phổ biến ở mức 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng, được đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Được đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như : điện, đường, trường, trạm…
* Lợi ích về môi trường : Có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và cải tạo môi trường.
Câu 4 : Với vai trò, vị trí, nhiệm vụ của anh (chị) hiện nay sẽ làm gì để góp phần thực hiện tốt chủ chương, chính sách phát triển cây cao su của tỉnh và huyện Mai Sơn hiện nay?
Để góp phần thực hiện tốt chủ chương, chính sách phát triển cây cao su của tỉnh Sơn La và của huyện Mai Sơn hiện nay. Với vai trò là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy trên nhà trường, nhiệm vụ của tôi hiện nay là phải nhân thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư và phát triển cây cao su trên tỉnh nhà đây cũng là một chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động là người thầy giáo tôi phải vận động tuyên truyền cho người dân hiểu được chủ chương chính sách của đảng và nhà nước là đúng đắn và thiết thực.
Đưa cõy cao su vào trồng là một chủ trương lớn của tỉnh với quy mụ sản xuất tập trung, bền vững nhằm phỏt huy tiềm năng lợi thế về đất đai và tăng thu nhập cho người dõn, trờn cơ sở đú coi trọng cụng tỏc tuyờn truyền để cỏn bộ, đảng viờn, nhõn dõn hiểu rừ chủ trương, cơ chế chớnh sỏch của tỉnh, về phỏt triển cõy cao su. Tăng cường vai trũ lónh đạo của cấp ủy, điều hành của chớnh quyền và tham mưu của cỏc tổ chức đoàn thể để giải quyết cỏc phỏt sinh từ cơ sở tạo sự đồng thuận của nhõn dõn. Chương trỡnh phỏt triển cõy cao su ph ải liờn kết được 4 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nụng dõn vào cuộc gúp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cõy trồng, sản xuất theo hướng hàng húa.
Phỏt triển cao-su là một trong những giải phỏp quan trọng nhằm giỳp cho cỏc hộ đồng bào dõn tộc thiểu số nghốo cú điều kiện ổn định sản xuất, phỏt triển kinh tế gia đỡnh theo mụ hỡnh kinh tế trang trại, sản xuất nụng sản hàng hoỏ, làm động lực thỳc đẩy cụng cuộc xúa đúi, giảm nghốo một cỏch bền vững ở khu vực nụng thụn./.
File đính kèm:
- BAI THI TIM HIEU CAY CAO SU.doc