Câu 1: Danh nhân Cao Bá Quát (1809 – 1855), lúc sinh thời gọi Thường Tín là đất “danh hương”, hãy cho biết những con người, những vùng đất và những sản vật tiêu biểu làm rạng danh truyền thống lịch sử văn hóa quê hương Thường Tín “danh hương” và anh hùng?
Trả lời:
Thường Tín là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, diện tích là 127,59 km2, với 28 xã và 01 thị trấn, dân số có khoảng 240.000 người. Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì; phía nam giáp huyện Phú Xuyên; phía đông giáp huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là sông Hồng; phía tây giáp huyện Thanh Oai.
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu thường tín: mảnh đất – con người truyền thống – đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lập có bao nhiêu đảng viên và ai là Bí thư chi bộ? Từ đó đến nay đã qua bao nhiêu kỳ đại hội? đồng chí Bí thư Huyện ủy Thường Tín hiện nay là ai?
Trả lời:
- Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thường Tín được thành lập vào ngày 23/9/1945; khi thành lập có 8 đảng viên; đồng chí Phạm Thạch Tâm là Bí thư chi bộ đầu tiên.
- Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ huyện Thường Tín đã tiến hành 22 kỳ đại hội. Hiện nay, đồng chí Tô Văn Cường giữ chức Bí thư Huyện ủy Thường Tín khóa XXII, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Câu 3: Huyện Thường Tín vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và động viên bao nhiêu lần? tại những địa điểm nào? Hãy nêu địa điểm được Thành phố gắn biển di tích cách mạng?
Trả lời:
- Huyện Thường Tín vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và động viên 5 lần, tại 7 địa điểm, cụ thể:
+ Ngày 12/01/1958, Bác Hồ về thăm và nói chuyện về công tác chống hạn tại thị xã Hà Đông, sau đó Người đến xã Đại Thanh, huyện Thường Tín (nay thuộc huyện Thanh Trì) cùng đồng bào tát nước chống hạn trên cánh đồng Quai Chảo.
+ Ngày 10/5/1958, Bác đến thăm khu điều dưỡng của cán bộ miền Nam, nay là Bệnh viện tâm thần Trung ương I. Sau đó Bác đến thăm các đồng chí cán bộ miền Nam già yếu đang an dưỡng tại thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình.
+ Ngày 28/8/1959, trên đường đi công tác, Bác đến thăm trại chăn nuôi Kiều Thị ở xã Thắng Lợi. Sau khi thăm hỏi cán bộ, công nhân viên trong trại, Bác căn dặn: Các cô, các chú phải cố gắng hơn nữa, đoàn kết, giúp đỡ nhau đẩy mạnh chăn nuôi cho tốt để có nhiều lợn xuất khẩu đổi lấy máy móc về xây dựng nước nhà giàu mạnh, xứng đáng là một trại chăn nuôi lớn của miền Bắc.
+ Ngày 30/01/1963 (tức ngày 06 tháng giêng năm Quý Mão), Bác Hồ về xã Quyết Tiến (nay là xã Nghiêm Xuyên) nói chuyện với gần một vạn cán bộ và nhân dân trong tỉnh về công tác chống hạn gieo cấy vụ chiêm xuân. Cùng ngày, Bác đến thăm và tát nước tại cánh đồng Cần Thơ của hợp tác xã Đô Đức, xã Hồng Thái (nay là xã Quất Động).
Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân Hà Đông nói chung, nhân dân Thường Tín nói riêng đã tích cực chống hạn và giành thắng lợi, Bác rất vui và tặng hai câu thơ:
“Hà Đông anh dũng tuyệt vời
Chống hạn, phòng lụt nào ai sánh bằng”.
+ Ngày 05/02/1966, Lữ đoàn Công binh 239 (đóng quân ở xã Hồng Vân) cùng 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 249 tổ chức diễn tập bắc cầu phao qua sông Hồng ở bến Mễ Sở, Bác Hồ đến thăm, động viên và căn dặn: Nhiệm vụ của các chú rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Các chú cần cố gắng hơn nữa, làm tốt hơn
nữa; mỗi ngày làm nhanh hơn một chút, ba phút, năm phút, dần dần rút ngắn lại, càng ngắn càng tốt, các chú bắc cầu ngày một giỏi hơn, làm như thế chúng ta sẽ mau chóng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Tại địa điểm Bác Hồ về xã Quyết Tiến (nay là xã Nghiêm Xuyên) nói chuyện về công tác chống hạn vào ngày 30/01/1963, đã được cấp có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử cấp Tỉnh – Thành phố. Đảng bộ và nhân dân huyện Thường Tín, cùng với xã Nghiêm Xuyên đã xây dựng nơi đây là địa chỉ tham quan, giáo dục truyền thống, góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, được UBND thành phố Hà Nội gắn biển di tích cách mạng.
Câu 4: Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, huyện Thường Tín đã có bao nhiêu tập thể, cá nhân (là người con Thường Tín hoặc đang cư trú trên địa bàn huyện Thường Tín) được phong tặng và truy tặng danh hiệu: Anh hùng Lực lượng vũ trang? Anh hùng Lao động? “Mẹ Việt Nam anh hùng”? bao nhiêu liệt sĩ? bao nhiêu thương binh, bệnh binh?
Trả lời:
* Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, huyện Thường Tín đã có nhiều tập thể và cá nhân được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đó là:
- 03 tập thể: Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Thường Tín, Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Dũng Tiến, Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Nghiêm Xuyên, có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
- 04 cá nhân, trong đó có 03 người con quê hương Thường Tín: Liệt sĩ Nguyễn Thị Tuyết - xã Văn Tự, đã có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp; Liệt sĩ Nguyễn Văn Ngữ - xã Tân Minh, đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ Lê Thế Trung - xã Văn Bình, đã có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mỹ. Thượng tá Trần Văn Xuân, quê xã Diễn Đàn, huyện Diễn châu, Tỉnh Nghệ An, hiện đang cư trú tại xã Tô Hiệu, đã có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mỹ.
* Các tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, đó là:
- 01 tập thể trường THPT Thường Tín;
- 02 cá nhân: Đại tá, giáo sư, bác sĩ, nhà giáo nhân dân Từ Giấy - xã Hà Hồi; Phan Xuân Thung - xã Quất Động.
* Toàn huyện có 119 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”; 3015 liệt sĩ; 2298 thương, bệnh binh.
Câu 5: Sau gần 60 năm, kể từ ngày 28/8/1954, huyện Thường Tín được giải phóng, đến nay, diện mạo quê hương ngày càng đổi mới và phát triển tiến bộ, hãy cho biết: hiện nay huyện Thường Tín có bao nhiêu cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp? số trường học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia? số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới? số di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích cấp tỉnh – thành phố, cấp quốc gia? tỷ lệ các làng, cơ quan, đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa?
Trả lời:
- Đến nay, huyện Thường Tín có các cụm công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp, gồm: cụm công nghiệp Hà Bình Phương (thuộc các xã: Hà Hồi, Văn Bình và Liên Phương); cụm công nghiệp Quất Động mở rộng; cụm công nghiệp Quất Động (giai đoạn 1); cụm công nghiệp Lưu Xá (xã Quất Động); cụm công nghiệp Duyên Thái (xã Duyên Thái); cụm công nghiệp Liên Phương (xã Liên Phương); các cụm tiểu thủ công nghiệp: mộc Vạn Điểm, sơn mài Duyên Thái, mây tre đan Ninh Sở, bông len Tiền Phong.
Một số cụm công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa triển khai trên thực địa, như: cụm công nghiệp và khu đô thị thương mại dịch vụ và nhà ở Habeco Hà Hồi – Quất Động; cụm tiểu thủ công nghiệp Văn Tự.
- Toàn huyện có 36 trường học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia; có 13 đơn vị đạt xã chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới; có 46 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh – thành phố, 56 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia; có 50% tổ dân phố, 57,57% số làng và 63,13% cơ quan, đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa.
Câu 6: Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai trên địa bàn huyện từ khi nào? đến nay, quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện đã đạt được những kết quả gì?
Trả lời:
- Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trong chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn huyện từ tháng 12/2011, theo nội dung của 19 tiêu chí được Chính phủ quy định.
- Đến nay chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện đã có xã điểm Nhị Khê đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí; 04 xã đạt và cơ bản đạt từ 16 -17 tiêu chí là Duyên Thái, Vạn Điểm, Liên Phương, Hồng Vân; 11 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-15 tiêu chí, 12 xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Câu 7: Hãy thể hiện cảm nghĩ sâu sắc (bằng tác phẩm văn xuôi, văn vần, âm nhạc, hội họa…) về truyền thống “danh hương”, huyện Thường Tín anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Theo bạn, để xây dựng huyện Thường Tín ngày càng giàu đẹp, văn minh… thì cần phải làm thế nào?
Trả lời:
Nằm ở cửa ngõ phía nam Thủ đô, huyện Thường Tín là địa phương có truyền thống lịch sử, văn hóa đặc sắc, vốn được mệnh danh là “đất trăm nghề” với 126 làng nghề thủ công rải rác khắp huyện, trong đó có 43 làng được công nhận làng nghề cấp thành phố như các làng thêu ở Thắng Lợi, Quất Động, làng sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái), làng tiện Nhị Khê, làng mây tre đan Ninh Sở (xã Ninh Sở), làng đá Hiền Giang (xã Hiền Giang)...Các làng nghề đều có tuổi đời hàng trăm năm và được truyền qua nhiều đời.
Trong thời gian tới, Thường Tín tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huện nhiệm kỳ 2010 -2015 đề ra. Trọng tâm là triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện; rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch ngành, địa phương phù hợp. Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng, duy trì phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự, cấp giấy chứng nhận đầu tư... để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ các dự án đã triển khai và khởi công các dự án đã cam kết. Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên vốn, khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 8 (khóa XI), đáp ứng nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài cho sự phát triển của huyện.
Tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy, huyện ủy. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Đảng. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trọng tâm hướng vào các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều bức xúc, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân vận theo Nghị quyết T.Ư 7 (khóa XI)... Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương anh hùng, Đảng bộ và nhân dân Thường Tín phát huy nội lực, tăng cường đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng huyện nhà ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Ngày 06 tháng 05 năm 2014
Người viết
Lê Đại Thắng
File đính kèm:
- Bai du thi Thuong Tin dat danh huong.doc