Bài dự thi: Tìm hiểu luật giao thông đường bộ 2008

Câu 1: Luật giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều? Có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào?

Trả lời:

- Luật Giao thông đường bộ đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

- Gồm có 8 chương và 89 điều.

- Có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5014 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Tìm hiểu luật giao thông đường bộ 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức an toàn giao thông cho giáo viên, triển khai phương án giảm thiểu ùn tác giao thông trước cổng trường... Ở bậc tiểu học, công tác tuyên truyền về an toàn giao thông cũng được đẩy mạnh. Các trường đã đổi mới phương pháp giáo dục và tổ chức nhiều hoạt động cung cấp kiến thức về an toàn giao thông. Nhiều trường cũng tổ chức các đội xung kích về an toàn giao thông để hỗ trợ nhà trường kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn giao thông để phát hiện những trường hợp vi phạm, từ đó có uốn nắn kịp thời. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền nên hầu như trong toàn tỉnh, tình trạng vi phạm giao thông ở học sinh tiểu học không xảy ra. Tình trạng ùn tắc trước các cổng trưởng tiểu học hầu như không còn. Các em học sinh đã trở thành tuyên truyền viên đắc lực và các bậc phụ huynh khi đưa đón con đã chú ý hơn trong việc thực hiện an toàn giao thông. Không chỉ có ở các trường tiểu học có sự thay đổi, mà ở nhiều trường trung học cơ sở trước đây là điểm nóng về an toàn giao thông cũng đã có những chuyển biến tích cực. Tình hình vi phạm an toàn giao thông giảm đáng kể. Các trường cũng đã thành lập Ban chỉ đạo an toàn giao thông trong nhà trường và có sự phân công cụ thể từng thành viên kiểm tra giám sát việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh. Những trường trên cùng trục lộ giao thông có sự phối hợp qui định giờ tan trường để không trùng nhau, qui định địa điểm phụ huynh đưa, đón học sinh… Từ đó, vấn đề ùn tắc trước cổng trường cũng từng bước được khắc phục. Ở bậc trung học phổ thông, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm. Đầu năm học, các trường đã phối hợp với cảnh sát giao thông tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh. Đồng thời, các trường cũng phát huy vai trò của đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong tuyên truyền và nhắc nhở học sinh. Tài liệu phổ biến về pháp luật an toàn giao thông đường bộ do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, lồng ghép với môn giáo dục công dân. Nhờ cải tiến phương pháp giảng dạy và kết hợp với những hoạt động ngoại khóa nên đã thu hút được học sinh tham gia học tập và tìm hiểu về luật an toàn giao thông. Ở bậc cao đẳng, đại học, các trường đều đưa nội dung đánh giá ý thức chấp hành luật giao thông vào thang điểm kết quả rèn luyện của sinh viên. Hầu hết các trường trung học phổ thông đều nghiêm cấm học sinh đi xe máy tới trường. Nhiều nơi đã tổ chức ký cam kết thực hiện nghiêm túc luật giao thông giữa nhà trường, học sinh và gia đình. Qui định rõ các hình thức xử phạt khi vi phạm. Những biện pháp tích cực của ngành giáo dục đã giúp nâng cao ý thức về an toàn giao thông trong học sinh và phụ huynh, tình trạng vi phạm về giao thông trong học sinh được kéo giảm. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường vẫn còn. Các trường học phổ thông thường nằm ven các trục lộ giao thông, mỗi khi tan trường, hầu như cả con đường không còn lối đi và người dân khi tham gia giao thông rất ngán ngại khi đi ngang qua khu vực các cổng trường vào những giờ cao điểm. Hàng ngày, vào giờ tan học, tại các cổng trường, học sinh đi lại nhốn nháo hoặc xe đạp nghênh ngang hàng năm, hàng ba, đùa giỡn, lấn đường, lạng lách, vượt ẩu, cản trở phương tiện khác trên đường... Ở khu vực cổng trường, giờ đến trường hoặc tan trường học sinh và phụ huynh đưa con đi học, người đi, người đứng chật cả vỉa hè và lòng đường… Một trong những nguyên nhân dẫn đến ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của một bộ phận sinh viên, học sinh còn kém là do sự gắn kết trách nhiệm trong học tập về an toàn giao thông chưa đúng mức. Một số trường tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông đến học sinh, sinh viên còn mang tính hình thức, chưa có nội qui rõ ràng trong việc xử lý đối với học sinh vi phạm an toàn giao thông. Thiếu ý thức chấp hành luật giao thông, cộng với sự bồng bột của tuổi trẻ, nhiều học sinh, sinh viên đã vi phạm an toàn giao thông. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông trong học sinh... Chủ trương nghiêm cấm học sinh sử dụng xe gắn náy phân khối lớn và kèm theo những hình thức xử lý nghiêm khi vi phạm trong thời gian qua đã kéo giảm được tình trạng này. Tuy vậy, tình trạng học sinh chưa có giấy phép lái xe sử dụng xe gắn máy phân khối lớn để đến trường vẫn chưa thể giải quyết triệt để. An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà. Để giảm thiểu và phòng trừ tai nạn giao thông trong học sinh, cần có sự quản lý chặt chẽ từ phía gia đình và nhà trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải đẩy mạnh và đổi mới hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về luật an toàn giao thông đường bộ trong học sinh, sinh viên để các đối tượng này có ý thức đầy đủ hơn trong việc điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Bên cạnh đó, ngành giáo dục nên tăng cường hơn nữa việc giáo dục an toàn giao thông từ bậc mầm non, để ngay từ nhỏ các em đã có nhận thức tốt về sự cần thiết phải chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông… Trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng một cách trầm trọng, ngày 22/7, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT 6 tháng đầu năm 2007. Hội nghị đã triệu tập đầy đủ đại diện của 64 tỉnh, thành; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến trực tiếp chỉ đạo hội nghị. Thực trạng buồn  6 tháng đầu năm 2007 đã xảy ra 7.669 vụ TNGT làm chết 6.910 người; bị thương 5.919 người; tăng 86 vụ, 464 người chết và 42 người bị thương so với 6 tháng đầu năm 2006. Theo Thứ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, tình trạng không chấp hành Luật Giao thông vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt, xe ô tô khách chở quá số người quy định là khá phổ biến, nhất là dịp Tết Đinh Hợi, nhiều xe chở khách nhiều gấp 2-3 lần so với quy định. Lực lượng CSGT đã xử lý 10.160 trường hợp xe chở khách vi phạm chở quá số người quy định. Cũng trong thời gian qua, trên các tuyến đường giao thông cả nước đặc biệt trên tuyến quốc lộ 1A đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ TNGT hết sức thảm khốc do ôtô khách phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách gây ra. Tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang ATGT đường bộ vẫn tiếp diễn. Tình trạng phương tiện nhỏ chở khách ngang sông, chở người tham quan, du lịch... không đảm bảo an toàn gây ra những tai nạn hết sức thương tâm. Ngoài ra, việc thanh niên đi xe môtô lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép diễn ra rất phức tạp. Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc  Kinh hoàng những vụ tai nạn trên quốc lộ. Trước tính chất hết sức nghiêm trọng của tình hình tai nạn giao thông (TNGT), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp đến chỉ đạo hội nghị. Thủ tướng đã phát biểu: Năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, TNGT tăng cả 3 mặt và đang trở thành nỗi bức xúc lớn của toàn xã hội. Các bộ, ngành, địa phương cần đánh giá lại nguyên nhân, kết quả công tác đảm bảo TTATGT; đề ra những giải pháp thiết thực khắc phục tình trạng gia tăng TNGT và chỉ đạo thực hiện chặt chẽ. Thủ tướng cũng gợi ý các nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài, trong đó, công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của báo chí được đặt lên hàng đầu. Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí cần tuyên truyền rầm rộ về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường từ ngày 15/12/2007, đồng thời dành nhiều thời lượng cho các chuyên đề về TTATGT thông qua các nội dung biểu dương người tốt việc tốt; phê phán các việc làm sai... Tăng cường các đoàn thể chính trị - xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Thiếu niên; Nhi đồng... trong công tác tuyên truyền pháp luật ATGT. Song song với các biện pháp tuyên truyền, Thủ tướng yêu cầu phải kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích giáo dục người vi phạm... Cuối cùng, Thủ tướng nhấn mạnh: Cấp uỷ, chính quyền địa phương cần xem công tác đảm bảo TTATGT là nhiệm vụ chính trị; là trọng tâm công tác, trách nhiệm trước tính mạng, tài sản của nhân dân, để đẩy lùi tình trạng TNGT gia tăng như hiện nay thì cả hệ thống chính trị phải tham gia, phải vào cuộc. Thảo luận tại hội nghị, hầu hết các ý kiến phát biểu đều cho rằng chế tài xử phạt vi phạm an toàn và trật tự giao thông hiện nay là rất nhẹ, không đủ sức răn đe, vì vậy đề nghị Chính phủ cần phải sửa đổi các quy định theo hướng tăng nặng hình phạt. Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chấp thuận hầu hết các kiến nghị của các địa phương, ban, ngành và yêu cầu từ nay cho đến cuối năm, các địa phương và Bộ GTVT, Bộ Công an phải lên danh sách và xoá cho được những "điểm đen"; lực lượng CSGT, thanh tra GT phải ra quân rầm rộ, liên tục và phải đẩy lùi cho bằng được tình trạng TNGT đang gia tăng hết sức nguy hiểm như hiện nay. Xe buýt đâm vào trạm thu phí, 2 người bị thương Khoảng 16h ngày 22/7, hơn 40 hành khách trên chuyến xe buýt tuyến Chợ Lớn - Tân Vạn biển số 54N-4587 (thuộc Hợp tác xã 19-5) lưu thông trên xa lộ Hà Nội hướng về Thủ Đức đã hết sức hoảng loạn khi xe bất ngờ đâm thẳng vào mũi tàu ngăn cách tại trạm thu phí P.An Phú (Q.2, TP.HCM). Hàng chục người bị xây xát, hai hành khách bị thương phải chuyển đến bệnh viện.   Tại hiện trường, đầu xe móp sâu và hư hỏng nặng (ảnh). Anh Vũ Văn Đức, người cầm lái chiếc xe gây tai nạn, cho biết khi vào phạm vi trạm thu phí mặc dù chạy chậm nhưng mặt đường không có độ ma sát khiến xe lao tự do gây nên sự cố trên. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ sự việc.  * Nguyên nhân: Thông qua việc phân tích con số liên quan đến tai nạn giao thông, người ta có thể nhìn nhận và đánh giá tình hình an toàn giao thông của một quốc gia. Những số liệu chính xác sẽ góp phần tìm ra căn nguyên và khắc phục tình trạng mất an toàn giao thông. Biện pháp đo lường trực tiếp tai nạn giao thông đó là số lượng người thiệt mạng hoặc người bị thương do tai nạn giao thông. Ngay cả khi những thông tin đó dưới mức con số thực tế thì cách này vẫn là thước đo chuẩn mực để xác định mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông. Số lượng người thiệt mạng hoặc người bị thương đều có thể là những con số tuyệt đối so với các nguyên nhân khác dẫn đến tử vong là những chỉ số đo sức khoẻ cộng đồng.

File đính kèm:

  • docThi an toan giao thong.doc