Câu 1. Theo đồng chí, Hợp đồng lao động được giao kết theo những loại nào sau:
1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
3. Hợp đồng lao động theo thỏa thuận của hai bên;
Đáp án: 3 (Điều 22 bộ luật LĐ 2012)
Câu 2. Theo đồng chí, người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?
1. Không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ
2. Có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước 3 tháng
3. Có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.
Đáp án: 3 . (Điều 37 bộ luật LĐ 2012)
Câu 3. Đồng chí hãy cho biết khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng quy định pháp luật thì có được hưởng chế độ trợ cấp của người sử dụng lao động không?
a . Được hưởng trợ cấp thôi việc;
b . Không được hưởng khoản trợ cấp thôi việc;
Đáp án: a (Điều 48 bộ luật LĐ 2012)
Câu 4. Theo quy định của pháp luật việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc yêu cầu phải thực hiện như thế nào ?
a . Không quy định bắt buộc mà tùy theo điều kiện từng đơn vị.
b .Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên
c . Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành mỗi năm một lần.
Đáp án: a . (Điều 65 bộ luật LĐ 2012)
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: “ Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên- Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động tự ý không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Đáp án:2.(Điều 26, Nghị định số: 95/2013/NĐ-CP- Quy định xử phạt hành chính)
Câu 48 . Người sử dụng lao động bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với hành vi nào sau đây?
a. Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
d. Cả 3 hành vi trên
Đáp án: d.(Điều 26, Nghị định số: 95/2013/NĐ-CP- Quy định xử phạt hành chính)
Câu 49. Người sử dụng lao động Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sau đây?
a. Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b. Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
c. Vi phạm các quy định về quản lý người lao động.
Đáp án:c.(Điều 25, Nghị định số: 95/2013/NĐ-CP- Quy định xử phạt hành chính)
Câu 50 . Theo đồng chí Nghị định số: 95/2013/NĐ-CP- Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ thời điểm nào?
a. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013.
b. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Đáp án:a.(Điều 42, Nghị định số: 95/2013/NĐ-CP- Quy định xử phạt hành chính)
II. Phần câu hỏi tình huống pháp luật (15 điểm)
1. Tình huống số 1:
Chị A làm việc tại công ty M từ tháng 1 năm 2004 theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đến năm 2008 chị A có thai và theo chỉ định của Bác sỹ là nếu chị A tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, chị cần nhập viện ngay để điều trị và theo dõi. Do không thể đi làm được nữa, chị A đã gửi đơn đề nghị công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Lãnh đạo công ty M cho rằng chị A đã vi phạm thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3, điều 37 bộ luật lao động và không giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho chị A.
Theo đồng chí chị A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng hay sai? Công ty M không giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho chị A là có đúng quy định của pháp luật không?
Đúng - vì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
2. Tình huống số 2:
Chị B làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty N (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Chị B đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty được 10 năm, vừa qua chị B đã qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo. Ngay sau khi chị qua đời, gia đình chị đã được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán đầy đủ chế độ tiền mai tang phí và trợ cấp tiền tuất một lần. Sau đó chồng chị B đến công ty nơi chị làm việc đề nghị thanh toán tiền trợ cấp thôi việc. Giám đốc công ty không giải quyết và trả lời: Cơ quan bảo hiểm xã hội đã trả đầy đủ trợ cấp cho gia đình chị B rồi, công ty không có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc. Theo đồng chí công ty N nơi chị B làm việc không giải quyết khoản trợ cấp thôi việc cho gia đình chị B là đúng hay sai?
Công ty giải quyết sai vì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
3. Tình huống số 3:
Anh P làm việc tại công ty A theo hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng từ 1/1 2010 đến 31/12/2012. Đến tháng 2 năm 2011 anh P được bầu làm chủ tịch công đoàn cơ sở công ty A, nhiệm kỳ 2011-2013(cán bộ công đoàn không chuyên trách). Ngày 15/12/2012 công ty A thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với anh P vào thời điểm 31/12/2013, vì thời hạn hợp đồng lao động giữa công ty với anh P đã hết hiệu lực. Anh P đề nghị công ty gia hạn hợp đồng lao động, nhưng lãnh đạo công ty không giải quyết. Theo đồng chí việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với anh P là đúng hay sai, phương án giải quyết thế nào là phù hợp?
- Công ty xử lí sai vì khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
- Cách giải quyết: gia hạn hợp đồng lao động đến hết nhiệm kỳ cho anh P.
III. Phần câu hỏi tổng hợp (10 điểm)
Theo đồng chí việc nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức về kiến thức pháp luật đối với lực lượng công nhân viên chức lao động, trong giai đoạn mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay, có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Đồng chí hãy liên hệ với thực tiễn ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình đang làm việc, trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; những đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật.
+ Theo tôi việc nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức về kiến thức pháp luật đối với lực lượng công nhân viên chức lao động, trong giai đoạn mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng cụ thể:
1. Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về xây dựng, phát triển giai cấp công nhân trong thời kỳ mới, đồng thời tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong tất cả các cấp, các ngành để nâng cao nhận thức của cấp ủy, người đứng đầu doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Coi trọng giáo dục lý luận, chính trị gắn với rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, xây dựng nhân cách người công dân sống có văn hoá; giác ngộ truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự lực tự cường, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm với công việc, thái độ kiên quyết chống tham nhũng, quan liêu.
2. Đưa chương trình giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh , học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn. Gắn việc giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước cho công nhân lao động trong các xí nghiệp, doanh nghiệp, các trường trung học kỹ thuật, dạy nghề. Ngoài ra cần phối hợp và khai thác cao nhất thế mạnh của các trường, lớp, trung tâm, cơ sở nghiên cứu khoa học để mở rộng diện đào tạo và tri thức hoá đội ngũ công nhân.
3. Đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền, sử dụng phong phú các phương tiện truyền thông nhằm đạt hiệu quả cao nhất như thông qua lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, qua các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân, qua các phong trào thi đua, hoạt động văn hoá, văn nghệ, hoạt động thể thao, giải trí, qua sách báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, diễn đàn công nghiệp, cổ động, áp phích... một cách linh hoạt, sáng tạo với những nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm. Các tổ chức chính trị - xã hội cùng với các doanh nghiệp nên có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động có sách, báo, tài liệu, tranh ảnh và các phương tiện nghe, nhìn khác; đồng thời, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá và các khu vui chơi, giải trí tại các doanh nghiệp, các cơ quan đặc biệt là các cơ sở giáo dục.
4. Phối hợp giữa các cấp, ngành, đoàn thể tiến hành tuyên truyền, giáo dục rộng khắp trong toàn thể đội ngũ công nhân ở mọi loại hình doanh nghiệp, các cơ quan. Các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu tuyên truyền, vận động, đặc biệt là công đoàn trực tiếp tuyên truyền đến đội ngũ công nhân. Có cơ chế khuyến khích những người có ý thức nâng cao trình độ chính trị, ý thức pháp luật, kỷ luật lao động...
5. Xây dựng nội dung giáo dục thống nhất, phù hợp với từng đối tượng công nhân. Đội ngũ làm công tác tuyên truyền phải có trình độ, có kỹ năng về tuyên truyền, có khả năng thu hút và tập hợp quần chúng, thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ, có chính sách khen thưởng xứng đáng... Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cần chú ý phát hiện những thanh niên công nhân ưu tú vừa có tay nghề, trình độ học vấn cao vừa có ý thức giác ngộ chính trị tốt để tiếp tục đào tạo thành những nhà quản lý, những nhà lãnh đạo giỏi xuất thân từ công nhân.
+ Thực tiễn ở cơ quan, đơn vị, địa phương tôi đang làm việc, trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tôi có những đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật như sau:
- Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật là vô cùng cần thiết, nhất là trong công tác giáo dục trong nhà trường. Cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật trong nhà trường để từng học sinh, từng cán bộ, công nhân viên chức trong nhà trường đều hiểu và nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình đối với Đảng, với nhà nước. Muốn làm được điều đó hơn bao giờ hết Đảng phải nêu cao tinh thần lãnh đạo, làm hoa tiêu để mỗi công nhân viên chức đều sống và làm việc theo pháp luật. Đặc biệt hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là tiêu chí và là kim chỉ nam cho mọi hành động, để từ đó mỗi người chúng ta nhất là đối với cán bộ công chức luôn có ý thức sống và làm theo pháp luật.
Ngày 14 tháng 5 năm 2014
Người dự thi
Nguyễn Văn Trường.
File đính kèm:
- De thi tim hieu phap luat co dap an.doc