Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ I (1897-1914), giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1918-1930). Do bị cả thực dân và phong kiến bóc lột hà khắc, giai cấp công nhân Việt Nam đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Từ trong đấu tranh đã hình thành tính giai cấp và những người công nhân tập hợp lại thành tổ chức như các hội: Ái hữu, Tương tế, Phường hội, Nghiệp đoàn, Công hội Đây chính là những tổ chức công đoàn sơ khai đầu tiên và có ở nhiều nơi.
Sau đó tổ chức Công hội Ba Son do đồng chí Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 tại xưởng Ba Son đã có ảnh hưởng lớn trong khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn. Song, Công hội này tồn tại trong thời gian ngắn và chưa có chính cương, điều lệ.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4154 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu “công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t định chỉ định Ban chấp hành Liên hiệp lâm thời Công đoàn tỉnh Đắk Lắk- làm Ngày thành lập Công đoàn tỉnh Đắk Lắk. Sự ra đời của Công đoàn Đắk Lắk có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam; đoàn kết, tập hợp công nhân, viên chức, lao động tỉnh Đắk Lắk; đẩy mạnh các hoạt động nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định sản xuất, đời sống cho công nhân viên chức, lao động. Ngày 27/01/1977 đã trở thành một mốc son trong lịch sử Phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Đắk Lắk, đánh dấu bước phát triển quan trọng của hệ thống tổ chức công đoàn tỉnh ta, đảm bảo điều kiện để các cấp công đoàn trong tỉnh hoạt động theo đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Sự kiện lịch sử đó đã đánh dấu lần đầu tiên, giai cấp công nhân và người lao động tỉnh ta đã có một tổ chức đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình, một tổ chức có thể tập hợp được đông đảo người lao động đóng góp trí tuệ, sức lực cho công cuộc bảo vệ và xây dựng, kiến thiết quê hương Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh.Câu 6: Tại đại hội công Đoàn tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX ( nhiệm kỳ 2013 - 2018 ) diễn ra từ ngày 19 - 21/3/2013 đã quyết định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các cấp công đoàn trong nhiệm kỳ 2013 - 2018. Anh (chị ) hãy nêu tóm tắt những nhiệm vụ, giải pháp đó?
Trả lời:
Đại hội công đoàn tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 – 2018 đã quyết định 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:1. Thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững - an ninh quốc phòng của tỉnh.3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động.4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.5. Công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động.6. Công tác kiểm tra.7. Công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn. Các giải pháp cơ bản :
-Phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của giai cấp công nhân, xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh.
-Làm tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho đội ngũ công nhân - viên chức thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào hành động cách mạng; quan tâm phát triển tổ chức CĐ.
-Thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo trong công nhân, viên chức, đội ngũ trí thức và người lao động.
- Đồng thời tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”
Câu 6: Theo Anh (chị) cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của mình cần tập trung thực hiện những công việc gì để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Vì sao?
Trả lời:
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động với người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoàm, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn; giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, nêu cao tinh thần làm chủ đất nước trong quá trình CNH, HĐH.
- Tham gia thanh tra giám sát chế độ, chính sách thực hiện lương, thưởng, ăn ca, BHXH, BHYT… của người sử dụng lao động đối với NLĐ.
- Tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh trong CNLĐ.
- Tích cực quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn, CNLĐ; tổ chức ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thi nâng bậc thường xuyên cho CNLĐ.
- Quan tâm chăm lo đến đời sống, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có nhiều khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
- Chủ động, tham gia tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động; góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân, người lao động như: việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xây dựng nhà ở, bệnh xá tại các khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ nơi có đông công nhân, người lao động làm việc; chăm lo công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân ưu tú trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cho Đảng xem xét, kết nạp.
Câu 7:Anh (Chị) hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến, đề xuất mô hình, đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay hoặc những kỷ niệm sâu sắc hay những tấm gương tiêu biểu trong phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn?
Trả lời:
Về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động:
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, không chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo, đôn đốc, mà khi cần thiết, phải trực tiếp hỗ trợ công đoàn cơ sở trong thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, vì đoàn viên và người lao động, vì sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi đơn vị. Cần chuyển mạnh hoạt động vào thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, của người lao động; tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế liên quan đến quyền lợi của CNVCLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong CNVCLĐ. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của người lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Nội dung hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương công tác của công đoàn cấp trên và nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình.
- Tham gia với công đoàn cơ sở tham mưu về quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển công tác của công đoàn trục tiếp quản lý công đoàn cơ sở ; tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quy định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động tham gia xây dựng cơ chế, chính sách khi được công đoàn cấp trên tổ chức lấy ý kiến hoặc chủ động đề xuất ý kiến tham gia. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động ở các cấp quản lý trực tiếp công đoàn cơ sở
- Phối hợp cấp quản lý trực tiếp công đoàn cơ sở thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị người lao động; đại diện cho đoàn viên, CNVCLĐ ký thoả ước lao động tập thể phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở trong việc thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại cấp quản lý trực tiếp công đoàn cơ sở.
- Chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc thực hiện các hình thức tham gia quản lý, thực hiện pháp luật lao động và Luật Công đoàn, tổ chức phong trào thi đua yêu nước; hướng dẫn công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách ngành, nghề khác; vận động cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch, dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ công đoàn cấp mình và cán bộ công đoàn cơ sở.
- Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, đồng thời thực hiện quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở ở những đơn vị này.
- Tiếp nhận ý kiến tham gia và chỉ đạo của công đoàn địa phương, công đoàn các khu công nghiệp đối với công đoàn cơ sở đóng tại địa phương, hoặc khu công nghiệp.
Quy định của Luật Công đoàn năm 2012, Bộ Luật Lao động năm 2012 giao cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhiều nhiệm vụ. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cụ thể hóa mục tiêu là hướng mạnh hoạt động về cơ sở, hỗ trợ công đoàn cơ sở vì đoàn viên và người lao động. Tuy nhiên,hiện nay, ở nhiều công đoàn cấp trên cơ sở, đội ngũ cán bộ công đoàn còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, chưa được đào tạo bài bản, hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp. Để tạo điều kiện cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành tốt vai trò, chức trách, nhiệm vụ của mình, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có quy định cụ thể về chỉ tiêu biên chế, tiêu chuẩn cán bộ, có chính sách, chế độ tiền lương phù hợp để cán bộ công đoàn sống được với “nghề”. Có như vậy mới thu hút được cán bộ giỏi, tâm huyết làm chuyên trách Công đoàn.
Ea Bhốk, ngày 28/5/2014
Người viết
Trần Bá Tùng
File đính kèm:
- Anh Duong.doc