Bài dự thi: Tìm hiểu 80 năm ngày thành lập ngành Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long_Ngành Tuyên giáo-80 năm một cuộc hành trình hướng tới tương lai.
a/ Ngày truyền thống của ngành công tác tư tưởng văn hóa trải qua quá trình lịch sử tên gọi có khác nhau, trong chiến tranh gọi Tuyên huấn là phổ biến, ngành tư tưởng-văn hóa, hiện tại gọi là ngành Tuyên giáo. Lịch sử ngày truyền thống của ngành căn cứ vào đề nghị của Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII đã chuẩn y lấy ngày 1/8 hàng năm là ngày truyền thống ngành công tác tư tưởng-văn hóa của Đảng. Từ đó, ngày 1/8 đã trở thành một mốc lớn trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với sự ra đời của một tài liệu lịch sử quý giá, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa trong công tác tư tưởng-văn hóa của Đảng.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Tìm hiểu 80 năm ngày thành lập ngành Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long - Ngành Tuyên giáo - 80 năm một cuộc hành trình hướng tới tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức phải có sự nhạy cảm nghề nghiệp, có tư duy độc lập, khả năng phân tích, tổng hợp, có vốn sống và kinh nghiệm ứng xử phong phú, tinh tế; kiên trì rèn dũa đức tính thận trọng, tỉ mỉ, chính xác. Phải có tâm và có tài. “Tâm” ở người cán bộ tổ chức chính là đạo đức cách mạng “chí công, vô tư”, ít lòng ham muốn tiền bạc và danh lợi, toan tính cá nhân thiệt hơn. “Tài” ở người cán bộ tổ chức chính là trí tuệ, tầm nhìn xa trông rộng, toàn diện và cụ thể, chu đáo, chọn được người tài, sắp xếp đúng người, đúng việc.
+ Có phương pháp làm việc khoa học. Người cán bộ tổ chức phải có tác phong sâu sát, không làm việc theo kiểu bàn giấy, phải đi sâu điều tra, khảo sát, phân tích một cách khoa học mọi vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ. Phải có nhiều phương án để xây dựng bộ máy và nhân sự một cách tích cực, chủ động, chính xác. Thẩm tra, xác minh, tìm hiểu kỹ cán bộ trước khi đề bạt, bổ nhiệm và trong quá trình quản lý, sử dụng. Phải tránh cách làm việc quan liêu, chú trọng vào các thủ tục hành chính, hồ sơ mà ít tiếp xúc, tìm hiểu cặn kẽ hoàn cảnh, điều kiện làm việc, khả năng, nguyện vọng và tâm tư tình cảm của cán bộ. Tránh nghe thông tin một chiều, không chú ý lắng nghe và tiếp thu dư luận quần chúng đánh giá về cán bộ. Phải có thói quen phân tích, so sánh, kiểm tra các thông tin nhận được để tránh nhận xét, đánh giá một cách chủ quan, giản đơn, không phù hợp với thực tế dẫn tới bỏ sót người tốt, để lọt kẻ cơ hội, bố trí, sử dụng không đúng người, vận dụng tiêu chuẩn cán bộ một cách chủ quan, tùy tiện, lúc này, với người này thì cứng nhắc, với người khác lại châm chước, xuê xoa.
+ Có trình độ, kiến thức về khoa học tổ chức, nắm vững nguyên tắc, đồng thời có kinh nghiệm, kỹ năng, thực hiện các quy trình công tác cán bộ. Công tác tổ chức, cán bộ là một khoa học và là một nghệ thuật ứng xử đối với con người, đòi hỏi người cán bộ tổ chức phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tổ chức, những kiến thức về tâm lý học, kỹ năng hiểu biết, đánh giá, sử dụng con người, kiến thức quản lý nhà nước.
+ Biết người và dùng người đúng chỗ. Phải có cách xem xét cán bộ đúng đắn, quyết không nên chấp nhất mà phải biến hóa. Sự biến hóa không phải là một sự tùy tiện, vô nguyên tắc, do lòng yêu, ghét của mình, mà phải dựa trên cơ sở khoa học, hiểu biết con người trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Khéo dùng cán bộ là phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ, làm cho cán bộ vui vẻ, thoải mái, yên tâm làm tốt mọi công việc, cống hiến được nhiều nhất cho sự nghiệp chung. Tìm người tài, hiểu được người tài đã khó, dám dùng, biết dùng người tài còn khó khăn hơn nhiều, vì người tài thường có cá tính. Vì vậy, người cán bộ tổ chức phải rộng lượng, bao dung, có tài dùng người. Phải biết xem xét, xử lý đúng mối quan hệ giữa tài và tật, biết làm cho cái tài được phát huy tối đa và hạn chế thấp nhất cái tật trong cán bộ.
Không ngừng tu dưỡng về đạo đức và lối sống, yêu cái thiện, ghét cái ác; phải “dĩ công vi thượng” luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ Quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; trung thực và tận tụy với công việc chung; nói đi đôi với làm, không nói nhiều, làm ít, nói một đằng, làm một nẻo. Bởi hơn bất cứ nghề nghiệp nào, công tác tổ chức, cán bộ là một nghề khó khăn, phức tạp vì đối tượng tác động tới chính là con người, mỗi người có một hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục, văn hóa khác nhau với các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, coi đó “như ăn cơm, nước uống và rửa mặt hàng ngày”. Làm công tác tổ chức là công việc liên quan trực tiếp tới những lợi ích của một tập thể, của mỗi cá nhân và do vậy dễ va chạm, khó tránh khỏi mắc khuyết điểm, sai lầm. Hơn ai hết, những người cán bộ tổ chức phải thực sự tự phê bình và phê bình thẳng thắn, thân ái và xây dựng. Phê bình là để mọi người học hỏi lẫn nhau và giúp nhau sửa chữa. Có phương pháp phê bình đúng, cụ thể, thiết thực, thân ái, phải xuất phát từ tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, thật sự khách quan, không nghi kỵ, định kiến, cố chấp, sử dụng phê bình như những thủ đoạn để làm mất uy tín của nhau. Thông qua tự phê bình và tiếp thu phê bình thường xuyên từ trên xuống, từ cán bộ và nhân dân sẽ giúp cho người cán bộ tổ chức ngày càng bớt đi khuyết điểm, ưu điểm tăng dần để không ngừng tiến bộ.
Câu 4: Đồng chí hãy viết cụ thể về một nhân vật lịch sử của ngành Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long trong 80 năm qua mà đồng chí biết?
Theo quyết định của UBND tỉnh tất cả các trường loại hình trường bán công đều phải chuyển sang loại hình trường công lập vào năm học 2009-2010. Chính vì vậy mà trường THPT bán công Mang Thít cũng không nằm ngoài việc đó, thay đổi loại hình trường chỉ là thay đổi cái vỏ bên ngoài chứ thực chất cái ruột bên trong của nó vẫn như bình thường. Chính sự thay đổi này cũng làm cho học sinh, giáo viên và người dân phấn khởi, được chuyển sang loại hình trường công lập và càng vinh dự hơn nữa khi trường được mang tên một đồng chí cách mạng và đồng chí chính là Bí thư chi bộ đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long, người làm công tác Tuyên huấn sớm nhất của Đảng bộ. Thật sự bất ngờ và đầy bở ngỡ đối với tập thể giáo viên nhà trường cũng như tất cả mọi người khi nghe nói đến Nguyễn Văn Thiệt. Vậy Nguyễn Văn Thiệt là ai và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí như thế nào để tất cả mọi người đều rõ, biết đến đồng chí một cách sơ nét nhất để không còn thắc mắc nữa. Khi đầu năm học, chúng tôi đi đến đâu cũng đều bị hỏi: “Nguyễn Văn Thiệt là ai vậy? Bạn biết gì về đồng chí hãy giới thiệu cùng tôi để tôi biết đến rõ ràng hơn.”….nhân cuộc thi này tôi xin viết vài dòng về thân thế và đôi nét về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí để tôi và tất cả mọi người đều biết.
1/ Thân thế:
- Đồng chí Nguyễn Văn Thiệt sinh ngày 06/01/1909 tại xã Long An - huyện Châu Thành - tỉnh Vĩnh Long, nay là thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
- Xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước. Cụ thân sinh là ông Nguyễn Văn Được và bà Đặng Thị Cho ở cống Long An - Long Hồ - Vĩnh Long.
- Thuở nhỏ đồng chí học ở Vĩnh Long.
2/ Quá trình tham gia hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Thiệt:
- Năm 1925 đồng chí lên học ở Sài Gòn, đã tham gia phong trào đấu tranh cách mạng của sinh viên-học sinh và thường xuyên liên hệ mật thiết với phong trào đấu tranh yêu nước ở quê nhà.
- Năm 1927 đồng chí được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam) tại chùa Huệ Đường (Minh Sư) làng Tân Giai, Tổng Bình Long, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2-TPVL).
- Năm 1928 với hoạt động tích cực của mình, không lâu sau đồng chí đã thành lập chi bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội tại ngã tư Long Hồ và giữ chức vụ Bí thư (đây là chi bộ đầu tiên ở Vĩnh Long).
- Từ 1927-1929 đồng chí Nguyễn Văn Thiệt còn là Ủy viên liên tỉnh Hậu Giang, phụ trách Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Cần Thơ,…
- Năm 1929 đồng chí được kết nạp vào An Nam Cộng Sản Đảng, cuối 1929 đồng chí được bầu làm Bí thư chi bộ An Nam Cộng Sản Đảng tỉnh Vĩnh Long.
- Tháng 2/1930 do tình hình hợp nhất 3 tổ chức cộng sản Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương, đồng chí Nguyễn Văn Thiệt được bầu làm Bí thư đầu tiên của chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương tại ngã tư Long Hồ. Đồng chí đã tổ chức nhiều cuộc mitting, biểu tình rầm rộ gây tiếng vang lớn ảnh hưởng quan trọng đến phong trào cách mạng của Vĩnh Long.
-Tháng 7/1930 đồng chí bị bắt và tù đày đi Côn Đảo với bản án 5 năm tù khổ sai. Dù bị tra tấn đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người Đảng viên cộng sản.
- Năm 1935 mãn hạn tù, đồng chí trở về tiếp tục hoạt động cách mạng, phụ trách 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và 2 huyện Trà Ôn, Cầu Kè trong phong trào Đông Dương đại hội. Đồng chí cùng với Đảng bộ Vĩnh Long tổ chức ra nhiều Ủy ban hành động trong tỉnh đưa phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển.
- 1936-1939 đồng chí tham gia Ủy ban hành động tại ngã tư Long Hồ. Từ đó đã củng cố và xây dựng lại các tổ chức Đảng trong tỉnh, chuẩn bị thời cơ phát động nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền thực dân, giành độc lập.
- Cuối 1939 đồng chí bị bắt lần 2, bị hành hạ dã man, chúng tù đày đồng chí vào trại tập trung ở Tà Lài-Bà Rá (Biên Hòa). Một lần nữa đồng chí đã đứng vững trước đòn thù, nêu cao phẩm giá của người Đảng viên cộng sản.
- Năm 1945 địch đổi quản thúc đồng chí về thị xã Biên Hòa. Nhân cơ hội Nhật đảo chánh Pháp, đồng chí Nguyễn Văn Thiệt đã vượt ngục trở về Vĩnh Long hoạt động, đã liên lạc với các đồng chí Nguyễn Hữu Thế, Nguyễn Thanh Sơn, Hà Huy Giáp và cùng với các đồng chí lãnh đạo tổ chức Thanh niên cứu quốc, Thanh niên tiền phong chuẩn bị giành chính quyền.
- Năm 1945 đồng chí được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Long và chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh Vĩnh Long đã lãnh đạo thành công cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Vĩnh Long góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Ngày 6.1.1946 trong cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên của cả nước, đồng chí là 1 trong 3 đại biểu tỉnh Vĩnh Long được đắc cử.
- Từ 1946-1957 đồng chí được Đảng và Nhà nước phân công nhiều nhiệm vụ quan trọng trong và ngoài nước.
- Năm 1957 đồng chí làm phó giám đốc bệnh viện Phủ Doãn (nay là bệnh viện Việt –Đức) phụ trách Bí thư Đảng Ủy và là đại biểu của Quốc hội khóa 1,2,3.
- Ngày 31.12.1970 do nhiều lần bị tra tấn, cực hình khổ sai, đồng chí đã từ trần tại Hà Nội trong niềm thương tiếc vô hạn của bạn bè, đồng chí và người thân. Với 61 tuổi đời, (40 tuổi Đảng, 43 năm hoạt động cách mạng) đồng chí đã hoạt động không mệt mỏi và có đóng góp xuất sắc cho cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quí:
+ Huân chương kháng chiến hạng nhất.
+ Huy hiệu thành đồng tổ quốc.
+ Huy chương chiến sĩ vẻ vang…
- Ngày 27.5.1999 chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam truy tặng huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí, đây là một trong những huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta.
File đính kèm:
- bai du thi.doc