Địa lý Hà Tĩnh

KHÁI QUÁT HÀ TĨNH

1. Vị trí địa lý:

 Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Hà Tĩnh là tỉnh đứng khoảng thứ 20 về diện tích và thứ 22 về dân số trong các tỉnh thành của cả nước

Hà Tĩnh có TP Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi).

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp tại chỗ và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản. Một số cụm hoạt động tương đối ổn định, có nề nếp như Cụm CN-TTCN Thạch Quý (thành phố Hà Tĩnh), Cụm TTCN làng nghề Trung Lương (TX Hồng Lĩnh), Cụm CN-TTCN làng nghề Thái Yên (Đức Thọ). H3: Nghề Mộc Thái Yên (Đức Thọ) H4: Nghề Đúc Đồng (Đức Lâm - Đức Thọ) H5: Nghề làm gốm Cẩm Trang ( Vũ Quang) H6: Nghề rèn Trung Lương (Hồng Lĩnh) Tuy ngành công nghiệp của Hà Tĩnh phát triển chưa mạnh, song đã từng bước phát triển theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các ngành công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, sản xuất gạch tuy nen, chế biến gỗ, chế biến hải sản đông lạnh đang được phát triển theo hướng khai thác lợi thế của địa phương. Đến nay, khối lượng các sản phẩm công nghiệp chưa cao, nhưng đã bước đầu góp phần vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. 2. Các sản phẩm CN-TTCN chủ yếu: Các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của Hà Tĩnh là: Than đá, quặng sắt, Quặng Imenite , Quặng mangan, Zircon, Rutile, thuỷ hải sản đông lạnh, bia, nước khoáng, dăm gỗ, sản phẩm may mặc các loại, thuốc tân dược, thuốc viên, xi măng, gạch ngói, thức ăn gia súc, nước mắm truyền thống, chè xanh, điện thương phẩm... H7: Khai thác quặng Mangan H8: May xuất khẩu H9: Sản phẩm Mây tre đan H10: Dây chuyền sản xuất bia Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Chế biến thuốc tại Công ty CPDược và TBYT Hà Tĩnh (Nguồn: Sở Công Thương Hà Tĩnh) GIAO THÔNG VẬN TẢI Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km về phía bắc, tỉnh lỵ Hà Tĩnh cách Thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 50 km. Hà Tĩnh có mạng lưới giao thông vận tải tương đối hợp lý, bao gồm các loại hình vận tải như đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, trong đó đường bộ giữ vai trò quan trọng. H1: Lược đồ giao thông vận tải và các vùng kinh tế Hà Tĩnh 1. Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy dọc tỉnh từ Bến Thuỷ qua huyện Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, huyện Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh dài 126 km. Quốc lộ 8A nối thị xã Hồng Lĩnh với của khẩu Cầu Treo (Hương Sơn) dài 90 km (Là con đường đẹp nhất Việt Nam năm 1999). Từ đây đi Lào và vùng Đông bắc Thái Lan rất thuận tiện và ngắn hơn so với các đường bộ khác.          Quốc lộ 15A qua tỉnh Hà Tĩnh từ Xã Trường Sơn - Đức Thọ đến La Khê dài 90,4 km, trong đó có 15,4km đi chung với QL8A và đường Hồ Chí Minh; Đường Hồ Chí Minh qua 3 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, có chiều dài trên 80 km. Quốc lộ 12 nối cảng biển nước sâu Vũng Áng với cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) và thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn (Lào) sang vùng Đông - Bắc Thái Lan đang được thi công. Đây là đường nối hành lang Đông – Tây ngắn nhât, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để khai tác tiềm năng vùng đất bao la miền Tây Hà Tĩnh, Quảng bình và biên giới Việt - Lào. Hà Tĩnh còn có 28 tuyến Tỉnh lộ với chiều dài 379,2 km, 45 tuyến đường liên huyện với chiều dài 1.345 km và đường ô tô từ huyện tới 259 xã, phường, thị trấn với 3.623 km, tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi.  2. Đường Sắt: Đường sắt Bắc – Nam đi qua địa phận Hà Tĩnh dài 71km (Qua ba huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương khê). Trong suốt các tuyến đường sắt có nhiều nhà ga hành khách và hàng hoá với 4 nhà ga lớn: Yên Trung, Đức Lạc (Đức Thọ), Chu Lễ và Tân Ấp (Hương Khê) thuận lợi cho trao đổi hàng hoá của các vùng dân cư của các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, các tuyến đường từ các trung tâm kinh tế nối vào đường sắt còn thiếu, do đó phát huy tác dụng của đường sắt vào phát triển kinh tế còn hạn chế. 3. Đường thuỷ. Hà Tĩnh có 9 tuyến sông với tổng chiều dài 437 km, hầu hết là các sông nhỏ, mang đặc điểm chung của sông, kênh miền Trung là độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, chiều dài khai thác vận tải ngắn, hạn chế tĩnh không của cầu đường bộ. 4. Hải cảng: - Cụm cảng biển Vũng Áng: Với các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, phục vụ công nghiệp cơ khí, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, hoá dầu và đặc biệt là để giúp nước bạn Lào xuất, nhập khẩu hàng hoá, mở rộng buôn bán với các nước. Các mặt hàng qua cảng chủ yếu là gỗ, VLXD, xi măng, phân bón, máy móc thiết bị, quặng Imenite và một số hàng ngoại thương khác, chủ yếu là hàng nội địa, chưa có hàng của Lào. Cầu cảng số 1 Cầu cảng số 2 H2: Cảng Vũng Áng (Kỳ Anh) - Cảng sông Xuân Hải: nằm ở bờ phải sông Lam, cách cầu Bến Thủy khoảng 8km. Cảng Xuân Hải hiện nay đã có 2 bến được thiết kế đủ điều kiện tiếp nhận tàu 2.000 tấn. Cảng Xuân Hải chủ yếu là cảng phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa. Tuy nhiên, cảng cũng phục vụ cho việc vận chuyển gỗ của Lào tới các cảng biển khác của Việt Nam. Lượng hàng thông qua cảng Xuân Hải chỉ khoảng 60 ~ 80.000tấn/năm. Hạn chế của cảng Xuân Hải là độ sâu ở Cửa Hội của sông Lam, ở đây cao độ đáy của luồng tàu chỉ khoảng -1,5 ~ -2,0m. H3: Cảng Xuân Hải (Nghi Xuân) -Cảng sông Hộ Độ: Nằm  ở bờ tả sông Nghèn có chiều dài bến 140m, độ sâu cảng 9m có khả năng tiếp nhận tàu tới 1000 tấn. Là cảng chuyên dụng cho quốc phòng. Ngoài những cảng và bến sông chính, Hà Tĩnh còn có 15 bến khách ngang sông trên luồng quốc gia (trên các sông La, sông Lam, sông Rào Cái, sông Nghèn); 44 bến khách trên luồng tỉnh quản lý và 3 bến trên hồ đập (Bến hồ nhà Đường, bến hồ Cửa thờ, bến hồ sông Rác). Các bến này phần lớn ở dạng tạm hoặc bán vĩnh cửu, không đảm bảo an toàn cho việc bốc xếp hàng hoá, hành khách lên xuống tàu, bến. (Nguồn: Sở GTVT Hà Tĩnh) THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1. Hoạt động thương mại, dịch vụ: Kinh tế thương mại dịch vụ Hà Tĩnh những năm gần đây phát triển khá, GDP của ngành thương mại dịch vụ chiếm hơn 33% trong GDP toàn tỉnh Hà Tĩnh. Tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, khu công nghiệp cảng biển Vũng Áng, khu công nghiệp Gia Lách - Nghi Xuân, tỉnh đã có các cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong tỉnh để phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mạng lưới thương mại Hà Tĩnh ngày càng được mở rộng, hệ thống siêu thị, cửa hàng, đại lý bán lẻ hàng hoá ở đô thị và hệ thống chợ ở nông thôn phát triển nhanh (Toàn tỉnh hiện có 165 chợ với 18.092 hộ kinh doanh, mạng lưới bán lẻ xăng dầu hiện có 110 cửa hàng ), văn minh thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại biên giới, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại... cũng có bước phát triển đáng kể. H1: Vận tải hàng hoá qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo H2: Tàu vào ăn hàng tại cảng Vũng Áng H3: Mua sắm trong siêu thị H4: Trung tâm thương mại Chợ Hà Tĩnh Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể tham gia ngày càng nhiều trong lĩnh vực thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng theo từng năm, tuy nhiên bình quân theo đầu người thấp so với mức bình quân chung của cả nước, nguồn hàng xuất khẩu nội tỉnh còn nghèo nàn, manh mún, chủ yếu vẫn chỉ là hàng nông- lâm sản, khoáng sản thô, chưa có mặt hàng có hàm lượng công nghệ và chế biến sâu, có giá trị cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Khoáng sản (Mangan, Inmenite, Zircol, than, Rutil), Nông sản (lạc nhân, chè, các loại rau quả chế biến, thịt gia súc - gia cầm), Lâm sản (Gỗ dăm, sản phẩm gỗ, nhựa thông, mây tre đan, mủ cao su, tinh dầu trầm hương), thủy sản qua chế biến (Tôm, mực đông lạnh ), hàng dệt may - da giày và xuất khẩu lao động… Các mặt hàng nhập khẩu: Phân bón, nguyên liệu, máy móc, phụ tùng, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng thiết yếu. (Nguồn: Sở Công Thương Hà Tĩnh) 2. Ngành du lịch: Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với 4 cửa sông chính, nhiều lạch, tạo nhiều bãi biển đẹp như Cửa Sót, Thiên Cầm, Thạch Hải, Ðèo Con, Xuân Thành, Chân Tiên. Các bãi biển đa số phân bố dọc theo quốc lộ 1A nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan và nghỉ ngơi. Khu du lịch sinh thái Nước Sốt (Sơn Kim) với mỏ nước khoáng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế, là nơi du lịch dưỡng bệnh cho du khách trong và ngoài nước, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ… làm cho Hà Tĩnh trở nên sôi động bởi các hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ đến từ hai miền Nam -  Bắc và các du khách quốc tế. H1: Biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) H2: Biển Thạch Hải (Thạch Hà) H3: Hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Mỹ - Cẩm Xuyên) H4: Suối nước nóng Sơn Kim (Hương Sơn) Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên văn hoá nhân văn phong phú, lâu đời với 328 di tích, trong đó có 58 di tích – thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, hiện nay đang cần được khôi phục như lễ hội Rước Hến (Đức Thọ), lễ hội Xuân Điền, lễ hội chùa Hương Tích (Can Lộc), lễ hội Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên), đền Củi (đền Bà Chúa Kho ở Nghi Xuân), đền Chiêu Trưng (Thạch Kim-Lộc Hà), đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu (Kỳ Ninh-Kỳ Anh)… với nhiều nghi lễ, trò chơi dân gian hấp dẫn du khách. H5: Chùa Hương Tích H6: Hội đền Chiêu Trưng (Lê Khôi) H7: Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc H8: Khu lưu niệm Nguyễn Du H9: Hoành Sơn quan H10: Khu lăng mộ cố Tổng bí thư Trần Phú (Đức Thọ) Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng Lam" với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4. Hà Tĩnh có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo được làm ra từ các làng nghề truyền thống hàng trăm năm trước như đồ đồng Ðức Lâm, làng mộc Thái Yên (Đức Thọ), làng rèn Vân Chàng, Trung Lương (Hồng Lĩnh), mây tre Thạch Long (Thạch Hà)… Du khách về Hà Tĩnh còn được thưởng  thức những làn điệu dân ca đặc sắc như ca trù, hát ru, hò vè, trò kiểu, múa trống, múa quạt, hát chăn trâu, múa đèn, múa cửa đình…. Hà Tĩnh cũng có nhiều đặc sản nổi tiếng như bưởi Phúc Trạch, quýt Kỳ Anh, cam bù Hương Sơn, hồng vuông Thạch Hà, cu đơ Hà Tĩnh. (Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam) Sưu tầm và biên soạn: 1.Trần Hậu Trung: Chuyên viên sở GD- ĐT Hà Tĩnh 2. Nguyễn Trường Thư: Chuyên viên phòng GD - ĐT Thành phố Hà Tĩnh 3. Đinh Thị Lan Hương: Chuyên viên phòng GD - ĐT huyện Nghi Xuân

File đính kèm:

  • docDia Ly_dia phuong_Ha Tinh.doc
Giáo án liên quan