Chúng ta đều biết rằng trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, việc đổi mới sự nghiệp giáo dục để đào tạo một thế hệ chủ nhân mới có tư duy sáng tạo, tích cực năng động, có kĩ năng sống và làm việc, thích ứng được với yêu cầu của xã hội là một điều vô cùng cấp thiết. Là học sinh thế kỉ 21, chúng em nhận thấy quá trình học tập của bản thân cũng cần có sự đổi mới, phải chủ động và tích cực trong lĩnh hội tri thức, và đặc biệt, phải biết tiếp nhận tri thức trong mối quan hệ gắn bó với các bộ môn khoa học khác, cũng như luôn gắn với thực tiễn cuộc sống .
Trong các môn học, môn Ngữ Văn vốn thuộc nhóm Khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm và góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách học sinh chúng em cũng như giúp chúng em có sự chuẩn bị hành trang tốt vào cuộc sống. Trong quá trĩnh lĩnh hội kiến thức, chúng em nhận thấy để hiểu rõ mỗi đơn vị bài học, không chỉ có sự tích hợp các phân môn của Ngữ Văn (Văn bản - Tiếng Việt - Tập làm văn) mà cần có sự vận dụng tri thức tổng hợp từ các bộ môn khác, thậm chí cả tri thức đời sống. Nhất là trong phân môn Văn bản, ở nhóm văn bản Nhật dụng được học ở kì I, để nắm rõ nội dung và giá trị tư tưởng mà tác giả truyền tải trong văn bản, nhờ sự hướng dẫn tận tình của thày cô nhất là từ những giờ Ngữ Văn của cô giáo Nguyễn Ngọc Tú, học sinh chúng em nhận thấy rõ phải có sự liên hệ, tích hợp với tri thức khoa học khác. Điều đó không chỉ giúp học sinh chúng em nắm vững kiến thức của văn bản đang học mà còn được trau dồi kiến thức của những môn học khác. Điều đó cũng có nghĩa là tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả; kiến thức sâu sắc , hệ thống và bền lâu hơn.
Do đó với các văn bản nhật dụng đã học, chúng em đã thử nghiệm vận dụng kiến thức các môn như Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và kiến thức đời sống vào việc đọc – tìm hiểu văn bản. Ở đây, trong phạm vi bài viết nhỏ, em xin trình bày việc vận dụng kiến thức các môn khác vào quá trình đọc - hiểu văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ở khâu soạn - chuẩn bị bài ở nhà và cũng như học tập trên lớp . Mục tiêu của quá trình vận dụng ấy là:
a) Về kiến thức: Giúp chúng em hiểu được :
- Tính chất nghiêm trọng của ôn dịch thuốc lá và tác hại của thuốc lá với cuộc sống (sức khỏe, đạo đức, lối sống và trật tự xã hội, ).
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: “Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà Trần và danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn)
- Môn Địa lí (Các nước Châu Âu – Bỉ,)
- Môn Giáo dục công dân (Quyền công dân, phẩm chất đạo đức,)
- Tri thức đời sống: về các nạn dịch, các bệnh về hô hấp, (y tế), tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên,
4. Giải phỏp giải quyết tỡnh huống:
Để học và hiểu văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, hướng giải pháp cụ thể về tích hợp liên môn của em như sau:
+ Vận dụng tri thức những môn liên quan để hiểu đúng, hiểu rõ nội dung văn bản, từ đó thấy được giá trị – ý nghĩa của văn bản (về tư tưởng của tác giả cũng như đặc sắc nghệ thuật)
- Sưu tầm những hình ảnh minh họa, tư liệu liên quan đến văn bản: ảnh minh họa về chất độc hại từ khói thuốc tới sức khỏe ( chất hắc ín bám nang phổi gấy ung thư; bệnh nhân ung thư vòm họng, ung thư phổi , bào thai chết lưu do khói thuốc lá,); hình ảnh về vỏ bao thuốc lá, khẩu hiệu băng rôn cấm hút thuốc lá, pháp lệnh chống hút thuốc lá ở nơi công cộng,...
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Tiến trình giải quyết tình huống
ý nghĩa của việc giải quyết từng bước của tình huống
a) Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu ý nghĩa nhan đề văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá”:
- Kiến thức phân môn Tiếng Việt: Cấu trúc nhan đề với dấu phẩy ở giữa (“Ôn dịch, thuốc lá”) không thể là một cụm từ (cụm danh từ) mà là một cấu trúc câu hoàn chỉnh với nội dung thông tin của câu: Thuốc lá ( là) ( một loại) ôn dịch
(Kiến thức Sinh học: Ôn dịch – từ chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng và gây chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định.)
- Kiến thức đời sống xã hội: “Ôn dịch”- từ dùng trong tiếng chửi – nguyền rủa (Đồ ôn dịch! ) trong đời sống hàng ngày.
Với nhiều nguồn kiến thức như vậy, em tự cảm nhận được nhan đề là một cấu tạo độc đáo mang nhiều ý nghĩa:
- Vừa khẳng định tầm nguy hiểm khủng khiếp của tệ nghiện thuốc lá với các loại ôn dịch – dịch bệnh khủng khiếp khác.
- Vừa thể hiện rõ thái độ ghê tởm, nguyền rủa của tác giả với thuốc lá, và mong muốn cần tẩy chay thuốc lá vì sự sống con người.
b) Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu cách giới thiệu vấn đề về ôn dịch thuốc lá của tác giả:
- Kiến thức Lịch sử (của thế giới nói chung) và hiểu biết xã hội: Lịch sử loài người (ngay từ thời cổ đại) đã từng đối mặt với những dịch bệnh khủng khiếp như dịch hạch, thổ tả. Chúng gây chết người hàng loạt với con số lên đến hàng triệu người (do y học chưa tiến bộ như bây giờ).
- Kiến thức Sinh học và Y học: Nạn AIDS (căn bệnh do vi rút HIV gây ra khiến cho cơ thể mắc phải bị suy giảm hệ miễn dịch ) xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ XX khiến loại người lo sợ vì chưa tìm ra thuốc chữa được coi là căn bệnh thế kỉ .
Qua đó, chúng em hiểu được:
- Trong phần mở đầu văn bản, tác giả không chỉ giới thiệu về vấn nạn thuốc lá như một nạn dịch mà còn báo động về tính chất nghiêm trọng khủng khiếp của nó còn đáng sợ hơn cả căn bệnh thế kỉ – AIDS.
- Sức thuyết phục cao của phần gíơi thiệu trên được tạo nên bởi thủ pháp so sánh đòn bẩy (ôn dịch – thuốc lá - AIDS); thông tin cụ thể, dễ hiểu mà chính xác dưới góc độ khoa học (lịch sử – xã hội – y học).
- Thấy được tác giả có vốn tri thức sâu sắc và rất tâm huyết với xã hội, với sức khoẻ con người.
c) Vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu phần tiếp - trọng tâm của văn bản: Tác hại, sự nguy hiểm đặc biệt của ôn dịch thuốc lá với con người, xã hội.
- Vận dụng kiến thức Lịch sử: (cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân Mông –Nguyên xâm lược của nhà Trần từ thế kỉ XIII và vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) để hiểu được dụng ý trong câu trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo với vua Trần khi chống giặc Nguyên: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”
- Vận dụng kiến thức Sinh học: Hiểu được quá trình tác động tới cơ thể người của các chất độc hại trong khói thuốc lá theo con đường:
Khói thuốc
(hắc ín)
miệng
Mũi
Tê liệt lông rung tế bào niêm mạc ở vòm họng
Tê liệt lông rung tế bào niêm mạc phế quản
Tê liệt lông rung tế bào niêm mạc nang phổi
- Ho hen.
- Viêm phế quản
- Ung thư : vòm họng, phổi
- Vận dụng kiến thức Hoá học:
+ Chất hắc ín là hoá chất hữu cơ không tan bám vào lông rung các tế bào niêm mạc của hệ hô hấp, bám vào nang phổi và gây ung thư.
+ Chất ô-xít các- bon (CO2) vào phổi và thấm vào máu, bám chặt hồng cầu
CO2 + Hb HbCO2
ức chế quá trình hồng cầu tiếp cận ôxi ( Hb + O2 HbO2 )
khiến cơ thể một mỏi( nếu kéo dài gây suy kiệt cơ thể).
+ Chất Nicôtin vừa có tính chất gây nghiện, vừa vô cùng độc hại, gây co thắt động mạch dẫn tới những bệnh hiểm nghèo: huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim,....
- Sưu tầm những hình ảnh minh hoạ trực quan về tác hại từ khói thuốc lá để hiểu rõ hơn vì sao tác giả gọi “ôn dịch, thuốc lá”.
- Kiến thức đời sống:
+ Về sức khoẻ và kinh tế: Mức độ ảnh hưởng nhẹ nhất từ khói thuốc lá với con người là ho hen, viêm họng, viêm phế quản; và cũng đủ khiến con người gặp khó khăn trong cuộc sống khi đó: phải nghỉ làm, phải khám chữa bệnh, vừa mất ngày công lao động, vừa tốn kém chi phí mà sức khoẻ cộng đồng nói chung cũng suy giảm theo.
Nếu bệnh nặng (ung thư, bệnh về tim mạch,...) chi phí càng tốn kém hơn mà vẫn có thể dẫn tới cái chết.
- Kiến thức Giáo dục công dân (lớp 6) : Quyền được pháp luật bảo hệ về tính mạng, sức khoẻ....
Để hiểu đằng sau câu nói bào chữa cho hành động của người hút “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” là thái độ vô trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn là hành động tội ác với người khác, nhất là với người phụ nữ có thai.
- Kiến thức Đời sống về đạo đức và văn hoá, lối sống:
Cử chỉ hút thuốc lá của người lớn trở thành biểu tượng cho sự sang trọng, sành điệu đối với trẻ em và thanh thiếu niên, khiến thiếu niên học đòi bắt chước, và học đòi lẫn nhau. Như vậy, chỉ từ điếu thuốc lá, sẽ dẫn đến rượu bia rồi ma tuý – nghiện ngập và phạm pháp. Hút điếu thuốc lá là cử chỉ bêu gương xấu của người lớn, đồng thời là sự mở ra quá trình suy đồi đạo đức và băng hoại các giá trị con người.
d) Vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu phần kết thúc: Lời kêu gọi chống hút thuốc lá của tác giả:
- Kiến thức Địa lí:
Về các nước phát triển ở Châu Âu như Bỉ, Anh,... thì sự coi trọng sức khoẻ và tính mạng con người được đặt lên hàng đầu. Vì thế, thuốc lá - kẻ thù của sức khoẻ con người đã bị tẩy chay với các chiến dịch mạnh mẽ: lệnh cấm hút nơi cộng cộng, cấm quảng cáo thuốc lá trên báo, vô tuyến,...các băng rôn, khẩu hiệu chống thuốc lá, phạt tiền nặng với người hút thuốc nơi công cộng...
- Hiểu dụng ý của tác giả từ việc dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo:
+ Khẳng định thuốc lá là một loại giặc - “ giặc gặm nhấm”- đối với sức khoẻ và cơ thể con người.
+ Tính chất nguy hiểm của thứ giặc gặm nhấm- thuốc lá: nó huỷ hoại dần dần cơ thể người hút mà họ không nhận ra, khiến họ chủ quan coi thường. Và khi nhận ra thì đã muộn.
+ Hiểu rõ hơn sự so sánh của ý tiếp về biểu hiện tác hại do thuốc lá gây ra với tác hại của rượu hay loại thuốc độc nào đó : “Hẳn người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu”.
- Thấy được sự tác động đáng sợ của một số thành phần chất độc có trong khói thuốc, vì sao người hút có nguy cơ rất cao (80 %) mắc bệnh về đường hô hấp, và bị ung thư vòm họng, ung thư phổi...; bệnh về tim mạch rất nghiêm trọng. Bệnh nhân tắc động mạch chân tay (trong thực tế còn được gọi đơn giản là bệnh khô chân/ tay) phải cắt dần ngón chân ngón tay và chịu đau đớn vật vã.
- Hiểu được không chỉ người hút mới phải chịu hậu quả khủng khiếp như vậy mà người xung quanh người hút (hút thuốc bị động) cũng gánh hậu quả tương tự
- Hiểu được thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ riêng cá nhân người hút mà tới cả cộng đồng xã hội (mức độ tác động lại vô cùng khủng khiếp).
- Không chỉ gây thiệt hại về sức khoẻ, kinh tế nghiêm trọng, thuốc lá còn làm băng hoại đạo đức, suy đồi lối sống văn hoá, ảnh hưởng tới trật tự xã hội cũng như cản trở sự phát triển tốt đẹp của tương lai nhân loại.
- Thấy được việc chống hút thuốc lá là cần thiết và đã, đang thực hiện ở các nước tiến bộ với tinh thần quyết liệt. Con người Việt Nam cần học tập theo, và sẽ làm được nếu có ý chí và tinh thần đoàn kết, có ý thức trách nhiệm của tất cả mọi người;
- Thấy được tình yêu và trách nhiệm của tác giả với con người, với đất nước Việt Nam.
6. í nghĩa của việc giải quyết tỡnh huống:
Học sinh chúng em hiểu được rằng môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc góp phần hình thành nhân cách và trí tuệ tâm hồn chúng em - thế hệ chủ nhân tương lai. Vì thế, việc tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học phần văn bản, nhất là văn bản Nhật dụng với các kiến thức của các bộ môn KHTN – KHXH, cùng kiến thức đời sống mà chúng em đã tích luỹ được từ cuộc sống cộng đồng là điều cấn thiết. Vừa củng cố nắm vững tri thức môn học khác, vừa có thêm cơ sở căn cứ hiểu rõ hơn nội dung ý nghĩa, tức là khơi sâu thêm nội dung của văn bản đang tiếp cận, đồng thời thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ môn học một cách thú vị, việc học vì thế trở nên nhẹ nhàng tự nhiên mà hiệu qủa, tích cực.
Với việc vận dụng kiến thức liên môn, nội dung của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” nói riêng và các đơn vị kiến thức Ngữ Văn nói chung trở nên dễ hiểu và hiểu ở mức độ sâu sắc hơn. Chúng em đã tiến hành vận dụng quá trình tích hợp liên môn đó vào việc học môn Ngữ Văn từ năm học trước cũng như vận dụng cho các môn học khác và thấy có hiệu quả học tập cao. Chúng em sẽ tiếp tục thực hành ứng dụng cho quá trình học tập Ngữ Văn và các môn học khác trong kì II và những năm tiếp theo.
Với mục đính giúp các bạn học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện, hơn thế giúp bạn thêm yêu và có cách học Văn hiệu quả, chúng em sẽ tuyên truyền về thành công của dự án này. Và để dự án trở nên sâu sắc và toàn diện hơn, em rất mong nhận đựợc sự đóng góp của các quý thày giáo, cô giáo và các bạn học sinh trong và ngoài trường.
Em xin chân thành cảm ơn !
Kim Động , ngày 20 thỏng 1 năm 2013
Tỏc giả:
Hoàng Thị Huyờ̀n
File đính kèm:
- Bai Du thi lien mon ON DICH THUOC LA.doc