Bài 25: NƯỚC BỊ Ô NHIIỄM.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- HS phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
- Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch.
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGK
- HS đem các dụng cụ thí nghiệm do GV yêu cầu.
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy Khoa học 4 bài 25: Nước bị ô nhiiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: khoa học Tuần 13
Bài 25: NƯỚC BỊ Ô NHIIỄM.
Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
HS phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch.
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm.
Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK
HS đem các dụng cụ thí nghiệm do GV yêu cầu.
Hoạt động giảng dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
3 Phút
5 Phút
15 Phút
16 Phút
2 Phút
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ:
- Vai trò của nước đối với ta và cuộc sống quanh ta là gì?
- Vai trò của nước đối với ngành sản xuất là gì?
C/ Bài mới:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
*Mục tiêu:
-HS phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
-Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm trửơng báo cáovề việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm
Bước 2: HS làm việc theo nhóm. Gv theo dõi và giúp đỡ
Bước 3: Đánh giá
- GV kiểm tra kết quả và nhận xét. Nếu có nhóm nào ra kết quả khác, GV yêu cầu các em tìm nguyên nhân xem tiến trình thí nghiệm bị nhầm lẫn ở đâu
- GV tuyên dương nhóm thực hiện đúng quy trình
- GV nhận xét và đánh giá, kết luận.
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch.
*Mục tiêu:
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV yêu cầu HS đưa ra các ý kiến về tiêu chuẩn của nước sạch, nước bị ô nhiễm( không mở SGK) theo chủ quan của các em.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- GV yêu cầu các nhóm lên ghi lên bảng các ý kiến của mình.
Bước 3: Trình bày và đánh giá
- GV yêu cầu HS mở sgk/53 ra đối chiếu
- GV nhận xét và khen nhóm có kết quả đúng
- GV chốt ý.
D/ Củng cố và dặn dò:
- Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch.
-Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm.
- Chuẩn bị bài 26.
2,3 HS trả lời
Đọc phần Mục quan sát và thí nghiệm trong SGK để biết cách làm.
- HS đọc SGK và làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn
- Hs thảo luận
- Thư kí ghi bảng
- Đại diện nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- Các nhóm tự đánh giá xem nhóm mình làm sai/đúng ra sao
SGK
Đồ thí nghiệm: chai. lọ, bông, đã chuẩn bị
Các ghi nhận cần chú ý:
File đính kèm:
- Ke hoach giang day 25.doc