Bài 7: Hình chiếu phối cảnh

-Kiến thức:

Qua bài giảng học sinh cần:

+Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh

+Biết cách vẽ phác hình chiều phối cảnh của vật thể đơn giản

-Kỹ năng:

Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản.

-Thái độ:

+Nghiêm túc, chăm chú nghe giảng.

+Hăng hái phát biểu xây dựng bài.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 7: Hình chiếu phối cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 ĐOÀN TT: TRƯỜNG THPT CHÍ LINH GIÁO ÁN Bài 7: Hình chiếu phối cảnh Tiết: 12 Chương: 2 Soạn ngày tháng năm 2012 Tên giáo sinh: Phạm Thị Nhàn Tên giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thế Mạnh I.Mục tiêu -Kiến thức: Qua bài giảng học sinh cần: +Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh +Biết cách vẽ phác hình chiều phối cảnh của vật thể đơn giản -Kỹ năng: Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản. -Thái độ: +Nghiêm túc, chăm chú nghe giảng. +Hăng hái phát biểu xây dựng bài. II. Chuẩn bị 1.Chuẩn bị nội dung: GV: Đọc và nghiên cứu nội dung SGK Đọc các tài liệu tham khảo và tài liệu nâng cao. HS: Đọc bài trước khi lên lớp 2.Chuẩn bị phương tiện, phương pháp -Phương tiện: hình 7.1, hình 7.2, hình 7.3 phóng to hình trong SGK. -Phương pháp: + Vấn đáp, đàm thoại. + Trực quan. + Nêu và giải quyết vấn đề. III. Tiến trình dạy và học Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ(4p): Nêu định nghĩa HCPC Cấu trúc và phân bố bài giảng: Bài gồm 2 nội dung chính + Một số khái niệm có bản về HCPC +Cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ Nội dung bài mới. Thời gian Nội dung Hoạt động dạy học 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm HCPC 15ph I.Khái niệm 1. Hình chiếu phối cảnh là gì? HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Các khái niệm về hình chiếu phối cảnh: +Điểm nhìn +Mặt phẳng hình chiếu +Mặt phẳng vật thể +Mặt phẳng tầm mắt -Đường chân trời tt 2. Đặc điểm, ứng dụng của HCPC -Đặc điểm: Biểu diễn các vật thể có kích thước lớn, ví nó gây được ấn tượng về khoảng cách xa gần của các đối tượng biểu diễn -Ứng dụng: -Các loại hình chiếu phối cảnh: + HCPC một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể( nghĩa là người quan sát nhìn thẳng vào một mặt của vật thể) +HCPC hai điểm tụ được khi một mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể ( Nghĩa là người quan sát nhìn vào góc của vật thể) GV: Hãy kể các phép chiếu mà em đã học? HS: Phép chiếu vuông góc, xuyên tâm và song song. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 SGK và trả lời các vấn đề: +Hình vẽ biểu hiện nội dung gì? +Có nhận xét gì về kích thước các bộ phận của ngôi nhà trên vẽ? +HCPC này dựa trên phép chiếu gì? +HCPC gây cho người đọc cảm giác “xa-gần” HS: Trả lời GV: Giải thích tại sao gọi hình vẽ này là HCPC 2 điểm tụ và rút ra kết luận về HCPC. (GV có thể giải thích khái niệm điểm tụ: Trong phép chiếu xuyên tâm , hai đường thẳng song song có thể được chiếu thành 2 đường thẳng cắt nhau. Điểm cắt nhau đó được gọi là điểm tụ) GV: Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu hệ thống xây dựng HCPC (H7.2 SGK) GV: Chia lớp thành nhóm HS yêu cầu tìm hiểu: -Trong hình 7.2 SGK đâu là tâm chiếu, đâu là mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng vật thể, mặt phảng tầm mắt và đường chân trời? -Hình chiếu phối cảnh được sử dụng trong trường hợp nào? -Có nên dùng hình chiếu phối cảnh trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết không? Quan sát hình 7.3, rút ra kết luận: đặc điểm của HCPC, vị trí của mặt phẳng có ảnh hưởng thế nào đến HCPC nhận được, ứng dụng của HCPC? GV: Tìm hiểu các loại HCPC dựa vào vị trí của mặt phẳng chiếu bằng cách cho học sinh quan sát hình 7.3; 7.1 và giải thích: Thế nào là HCPC 1 điểm tụ, 2 điểm tụ? HCPC ở hình 7.2 là loại 1 điểm tụ hay 2 điểm tụ? Vị trí của mặt tranh có ảnh hưởng ntn đến HCPC nhận được? Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể đơn giản. 20ph II. Phương pháp vẽ phác HCPC Bài toán: Các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ: Bước 1: Vẽ đường chân trời Bước 2: Chọn điểm tụ (F) Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể Bước 4: Nối điểm tụ với một số điểm trên hình chiếu đứng. Bước 5: Xác định chiều rộng của vật thể. Bước 6: Dựng các cạnh còn lại của vật thể. Bước 7: Tô đậm Kết luận: Để vẽ HCPC của vật thể, ta vẽ HCPC của các điểm thuộc vật thể. Tùy theo vị trí tương đối giữa F và hình chiếu đứng của vật thể mà ta sẽ có các HCPC khác nhau của vật thể. GV: Giải thích tại sao lại là vẽ phác? GV đặt bài toán: Cho vật thể hình chứ L ( có thể biểu diễn dưới dạng không gian hoặc hình chiếu vuông góc). Hãy vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể. GV yêu cầu học sinh đọc kỹ phần “các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể” trong SGK. GV: -Vị trí các hình chiếu đứng của vật thể được đặt thế nào so với đường chân trời tt? (Bước 3). Có cần đặt vật thể sao cho đường tt song song với một cạnh nào đó của vật thể hay không? Việc vạch đường chân trời chính là chỉ định độ cao của điểm nhìn. -Độ dài AI so với AI trên vật thật? (Bước 5) HS: Trả lời. GV: Muốn thể hiện mặt nào thì chọn điểm tụ về phía bên đấy của hình chiếu đứng. 5.Luyện tập, củng cố(2p) GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu phần phương pháp vẽ phác HCPC hai điểm tụ của vật thể theo nội dung trình bày trong SGK 6.Ra bài tập về nhà(2p) Yêu cầu HS giải bài tập: Vẽ phác HCPC của vật thể cho bằng 2 hình chiếu vuông góc hình 7.4 SGK 7. Dặn dò, chuẩn bị bài học tiếp theo(1p) GV giao nhiệm vụ về nhà: Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK và xem lại cách vẽ HCPC, HCTĐ của vật thể để kiểm tra 1 tiết. ……ngày.....tháng …..năm 2012 Ý kiến của giáo viên hướng dẫn

File đính kèm:

  • docBai 7 hinh chieu phoi canh.doc
Giáo án liên quan