1. Kiến thức: HS cần:
-Nắm được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc và xử lí thông tin SGK
-Quan sát; liên hệ thực tế
3.Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5832 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 6: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Tiết: 8 Ngày soạn: 1/10/2013
Bài 6: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS cần:
-Nắm được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc và xử lí thông tin SGK
-Quan sát; liên hệ thực tế
3.Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón.
II.Chuẩn bị bài dạy:
1.Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu SGk, SGV
-Đọc thêm giáo trình Trồng trọt 1 – sách CĐSP hoặc ĐHSP
2.Chuẩn bị ĐDDH:
-Tranh ảnh: H7,8,9,10,SGK.
III.Phương pháp dạy – học:
Nêu và giải quyết VĐ –làm việc với SGK – quan sát tìm tòi – thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1ph
2.Kiểm tra bài cũ: 5 phut
-H1:Phân bón là gì ? Được chia làm mấy nhóm ? Nêu các loại phân bón mà em biết ?
-H2: Tác dụng của phân bón ?
3.Bài mới:
*Mở bài: (1 phút)
-GV điều tra xem trong lớp có bao nhiêu em có gia đình làm nông.
-Hỏi: Các em thấy người thân trong gia đình bón phân như thế nào ?
Bài học hôm nay sẽ nghiên cứu cách bón các loại phân thường dùng.
*Phát triển bài:
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÁCH BÓN PHÂN (17ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-GV giới thiệu: Bón phân là để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
-Hỏi: Căn cứ vào thời kì bón, người ta chia thành mấy loại ?
+Thế nào là bón lót ? Bón thúc ?
-Hỏi: Căn cứ vào hình thức bón,người ta chia thành những cách bón nào ?
Giảng:Mỗi cách bón đều có ưu nhược điểm riêng. Chúng ta sẽ trao đổi vấn đề này trong nhóm.
-GV treo tranh và giới thiệu về 4 cách bón phân như trong SGK
-Tổ chức thảo luận nhóm (5 phút) theo hình thức phân chia nhiệm vụ: nhóm 1-2:hình 7, N3-4: h8; N5-6: h9; N7-8: h10 Nội dung thảo luận:
+Quan sát hình từ 7-10 SGK tr 21, cho biết tên của các cách bón phân
+Chọn các câu (từ 1->9) để nêu ư và nhược điểm của từng cách bón phân
-GV kẻ bảng ->ghi lại ý kiến trình bày của nhóm
-sau khi nhóm trình bày, thống nhất ý kiến, yêu cầu HS ghi lại vào vở BT
-TL: 2 cách: bón lót và bón thúc.
-TL: Bón vãi, bón theo hàng, theo hốc hoặc phun lên lá.
-Quan sát tranh
-HS tiến hành thảo luận nhóm theo sự phân công của GV. Có thể dùng bảng phụ.
Đáp án:
-Hình 7: Bón theo hốc
+Ưu: 1, 9; +nhược: 7,3
-Hình 8: Theo hàng
+Ưu: 1, 9; +Nhược: 3, 7
-Hình 9: Bón vãi
+Ưu: 6, 9; +Nhược: 4
-Hình 10: Phun lên lá
+Ưu: 1,2,5,6; +Nhược: 8.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
-HS ghi lại kết quả vào vở BT
I.Cách bón phân
-Phân bón có thể bón trước khi gieo trồng, trong thời gian sinh trưởng của cây.
-Cách bón: bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, phun lên lá.
Hoạt động 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG (10ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-GV giảng giải cho HS thấy:
Giảng: Khi bón vào đất, các chất dinh dưỡng có trong phân bón phải được chuyển hóa thành các chất hòa tan cây mới hấp thụ được. Do đó cần phải dựa vào đặc điểm của các loại phân (VD: loại phân đó dễ hòa tan hay khó hòa tan...) mà có cách sử dụng hợp lí.
-Yêu cầu HS lấy vở BT ra, đọc phần bảng tr22 SGK
+Hỏi: Phân hữu cơ có những đặc điểm nào ?
+Từ đó hãy đề ra các biện pháp hợp lý ?
-Phân đạm, lân, kali: triển khai tương tự
-GV giảng thêm về tính chất của phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh.
-Yêu cầu HS ghi vào vở BT
*Kết luận: (ND ghi bảng)
-Nghe giảng
-HS chuẩn bị làm BT, nghiên cứu thông tin phần bảng SGK tr22
-HS dựa vào bảng để trả lời.
-TL: Biện pháp hợp lí là bón lót
+Phân đạm, kali, hỗn hợp: bón thúc
+phân lân: bón lót
-HS ghi vào vở BT những ý kiến thống nhất của lớp
II.Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
-Khi sử dụng phân bón, phải chú ý tới đặc điểm, tính chất của chúng.
Hoạt động 2: GIỚI THIỆU CÁCH BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG(5’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-Dẫn dắt, ghi bảng
-Giao cho HS đọc SGK, mục II, tr 22 để tìm hiểu các biện pháp bảo quản phân bón.
-Hỏi: Có những biện pháp bảo quản nào ?
-GV giảng, giải thích thêm về các biện pháp bảo quản phân bón.
-Đọc thông tin mục II, SGK, tr22
-Dựa vào thông tin SGK để trả lời.
III.Bảo quản các loại phân bón thông thường:
Khi chưa sử dụng, để bảo đảm chất lượng phân bón, cần phải có các biện pháp bảo quản chu đáo.
4.Tổng kết và kiểm tra đánh giá: (5ph)
*Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ, SGK
-Hỏi: Thế nào là bón lót? Bón thúc ?
-Hỏi: Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc ? Vì sao ?
-Hỏi: Phân đậm, phân kali thường dùng để bón lót hay bón thúc ? Vì sao ?
5.Hướng dẫn về nhà:( 1ph)
-Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài SGK
-HOàn thành bảng trang 16 vào vở bài tập.
-Xem trước bài"Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng"
V.Rút kinh nghiệm:
VI.Thông tin bổ sung:
File đính kèm:
- CN7,Tuần 8.doc