Bài 52+54: Thực hành. Thiết bị đóng cắt và lấy điện- Cầu chì

- Hiểu được cấu tạo, công dụng và chức năng của các thiết bị đóng, cắt, lấy điện và thiết bị bảo vệ mạng điện.

- Hiểu được nguyên lí làm việc, số liệu kĩ thuật và vị trí lắp đặt các thiết bị đó trong mạch điện.

- Rèn thao tác, kĩ năng lắp đặt các thiết bị điện và ý thức làm việc nghiêm túc, kiên trì, chính xác và khoa học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 52+54: Thực hành. Thiết bị đóng cắt và lấy điện- Cầu chì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48. Tuần 30. Thứ … ngày… tháng… năm 2007. Bài 52+54: Thực hành. Thiết bị đóng cắt và lấy điện- Cầu chì. Mục tiêu. Hiểu được cấu tạo, công dụng và chức năng của các thiết bị đóng, cắt, lấy điện và thiết bị bảo vệ mạng điện. Hiểu được nguyên lí làm việc, số liệu kĩ thuật và vị trí lắp đặt các thiết bị đó trong mạch điện. Rèn thao tác, kĩ năng lắp đặt các thiết bị điện và ý thức làm việc nghiêm túc, kiên trì, chính xác và khoa học. Chuẩn bị. GV: Chuẩn bị các thiết bị: Cầu dao, cầu chì các loại, công tắc hai cực, công tắc 3 cực, phích cắm điện, ổ điện, bóng đèn, đui đèn, dây chì, máy biến áp 220V/6V. HS: Chuẩn bị theo nhóm các đồ dùng như GV chuẩn bị. Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, phân chia nhóm thực hành. Bài mới. Hoạt động 1: Số liệu kĩ thuật. GV hướng dẫn học sinh cách đọc các số liệu kĩ thuật ghi trên các thiết bị điện và yêu cầu học sinh hoàn thành vào mục 1 của báo cáo thực hành. Ví dụ: Trên vỏ của công tắc điện có ghi: 220V- 10A có nghĩa là điện áp định mức là 220V, cường độ dòng điện địng mức là 10A. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo. Gv yêu cầu học sinh quan sát cấu tạo bên ngoài, tháo các thiết bị để quan sát cấu tạo bên trong và hoàn thành vào mục 2 của báo cáo thực hành. Lắp hoàn chỉnh các thiết bị đó. ổ điện: vỏ làm bằng nhựa hoặc sứ, có tác dụng bảo vệ và cách điện, phần tiếp điện được làm bằng đồng dùng để lấy điện. Phích cắm: Gồm thân bằng nhựa dùng để cách điện, chốt tiếp điện được làm bằng đồng. Cầu dao: Gồm vỏ, cực tĩnh và dao. Công tắc điện: Gồm vỏ, cực động và cực tĩnh. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cầu chì. GV hướng dẫn học sinh thực hiện cách so sánh dây chì và dây đồng. GV yêu cầu học sinh nối mạch điện như hình vẽ và thực hiện các thao tác: Đóng khoá K quan sát xem bóng đèn có sáng không? Tắt khoá K, làm đứt dây chì, sau đó đóng khoá K. Bóng đèn có sáng không? Em có nhận xét gì về chức năng của dây chì trong trường hợp mạch điện bình thường? GV yêu cầu học sinh nối mạch điện như hình vẽ và thực hiện các thao tác: Mở khoá K thì mạch điện sẽ đi như thế nào? Bóng đèn có sáng không? Khi đóng khoá K dòng điện sẽ đi như thế nào, có đi qua bóng đèn không? Hiện tượng này gọi là hiện tượng gì của mạch điện? So sánh dây chì và dây đồng. Hai học sinh thực hiện đốt hai dây trong cùng một khoảng thời gian xem đoạn dây nào dễ nóng chảy hơn. (Dây chì dễ nóng chảy hơn) nên người ta dùng dây chì để bảo vệ ngắn mạch. Trường hợp mạch điện làm việc bình thường. Đóng khoá K đèn sáng bình thường. Khi dây chì đứt bóng đèn không sáng. Trong trường hợp mạch điện hoạt dộng bình thường dây chì có chức năng như một dây dẫn. Cầu chì trong trường hợp mạch điện bị ngắn mach. Khi mở khoá K đèn sáng bình thường. Đèn không sáng, đây là trường hợp ngắn mạch của mạch điện. Củng cố. Gv nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức, thái độ làm việc của học sinh trong quá trình làm việc. Học sinh hoàn thành báo cáo và thu nộp, giáo viên chấm báo cáo thực hành để lấy điểm thực hành. Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và áp dụng bài đã học vào thực tế. Đọc và chuẩn bị trước bài 55: Sơ đồ điện. ………………………………………………….. Hết tuần 30.

File đính kèm:

  • docjyfagdigfolasudfoasyifaklsd (6).doc