Bài 43: Thực hành. Bàn là điện-Bếp điện-nồi cơm điện

A- Mục tiêu.

- Biết được cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện.

- Hiểu được các số liệu kĩ thuật của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện.

- Biết sử dụng các đồ dùng điện-nhiệt theo đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.

B- Chuẩn bị.

GV: Chuẩn bị các dụng cụ sau:

- Nguồn điện 220V.

- Kìm, tua vít.

- Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện.

- Bút thử điện, đồng hồ vạn năng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 43: Thực hành. Bàn là điện-Bếp điện-nồi cơm điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 Tuần 21 Thứ…ngày…tháng…năm 200… Bài 43: Thực hành. Bàn là điện-bếp điện-nồi cơm điện. A- Mục tiêu. Biết được cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện. Hiểu được các số liệu kĩ thuật của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện. Biết sử dụng các đồ dùng điện-nhiệt theo đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. B- Chuẩn bị. GV: Chuẩn bị các dụng cụ sau: Nguồn điện 220V. Kìm, tua vít. Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện. Bút thử điện, đồng hồ vạn năng. HS: Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. C- Tiến trình dạyhọc. Tổ chức ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là điện, nồi cơm điện. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu của bài thực hành, quy trình thực hành. Nhắc lại nội quy thực hành, quy tắc an toàn khi thực hành. Hoạt động 2: Nội dung thực hành. Gv yêu cầu học sinh đọc và giải thích các số liệu kĩ thuật của bàn là điện hoàn thành vào mục 1 của báo cáo thực hành. ? Hãy quan sát rồi tìm hiểu cấu tạo và chức năng của từng bộ phận của bàn là điện. Hoàn thành vào mục 2 của báo cáo thực hành. ? Đọc và giải thích số liệu kĩ thuật của bếp điện? Hs trả lời và hoàn thành vào mục 1 của báo cáo thực hành. Hãy quan sát và tìm hiểu cấu tạo, chức năng của từng bộ phận của bếp điện và hoàn thành vào 2 của báo cáo thực hành. ? Hãy đọc và giải thích số liệu kĩ thuật của nồi cơm điện? Hoàn thành vào mục 1 của báo cáo thực hành. ? Quan sát và tìm hiểu cấu tạo, chức năng của từng bộ phận của nồi cơm điện? Hoàn thành vào mục 2 của báo cáo thực hành. Bàn là điện. * Số liệu kĩ thuật. Điện áp định mức: 127V, 220V. Công suất định mức: 300-1000W. * Cấu tạo: Dây đốt nóng: Làm nóng bàn là. Vỏ: Bảo vệ dây đốt nóng. Đế: Tích điện. Nắp: Gắn các bộ phận khác. Bếp điện. * Số liệu kĩ thuật. Điện áp định mức.: 127V, 220V. Công suất định mức: 500W-2000W. * Cấu tạo. Dây đốt nóng: Làm nóng. Thân bếp: Đỡ dây dốt nóng, lắp đèn báo. Nồi cơm điện. * Số liệu kĩ thuật. Điện áp định mức: 127V, 220V. Công suất định mức: 400W-1000W. Dung tích xoong: 0,75-2,5lít. * Cấu tạo: Vỏ: Cách điện. Xoong: Đựng gạo. Dây đốt nóng: Biến điện năng thành nhiệt năng. Hoạt động 3: Cách sử dụng. GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: ? Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì? ? Để đảm bảo an toàn khi đun nấu bằng bếp điện cần phải làm gì? ? Cần chú ý điều gì khi sử dụng nồi cơm điện? GV kết luận theo nội dung SGK. Gv hướng dẫn học sinh kiểm tra cách thông mạch và yêu cầu học sinh hoàn thành vào báo cáo thực hành. - Khi sử dụng bàn là điện cần sử dụng đúng điện áp định mức, không để mặt bàn là trực tiếp xuống mặt vải, điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với mỗi loại vải. - Sử dụng đúng điện áp định mức, không để thức ăn rơi vào dây đốt nóng. - Sử dụng đúng điện áp định mức và bảo quản nơi 4- Củng cố. Gv nhận xét về ý thức thái độ học tập của học sinh trong bài thực hành. Chấm điểm một số nhóm. 5- Hướng dẫn về nhà. áp dụng bài thực hành vào thực tế. Chuẩn bị trước bài 44- SGK. …………………………………………………………… Hết tuần 21.

File đính kèm:

  • docjyfagdigfolasudfoasyifaklsd (16).doc
Giáo án liên quan