Bài 40: Thực hành. đèn ống huỳnh quang

- Hiểu rõ cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, Stắcte, đèn compac huỳnh quang.

- Hiểu được nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang cũng như đèn compac huỳnh quang.

- Có ý thức làm việc theo quy trình và đảm bào an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 40: Thực hành. đèn ống huỳnh quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37. Tuần 19. Thứ…ngày…tháng…năm 2007 Bài 40: Thực hành. Đèn ống huỳnh quang. A- Mục tiêu. Hiểu rõ cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, Stắcte, đèn compac huỳnh quang. Hiểu được nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang cũng như đèn compac huỳnh quang. Có ý thức làm việc theo quy trình và đảm bào an toàn lao động và vệ sinh môi trường. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài thực hành, chuẩn bị bộ dụng cụ bài thực hành 40. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài thực hành, chuẩn bị các dụng cụ theo từng nhóm bao gồm: 1 đèn ống huỳnh quang 220V-0,6m. 1 bộ máng đèn cho loại đèn tương ứng. 1bộ chấn lưu, stăcte tương ứng. 1 phích cắm điện. 1 cuộn dây điện, 0,5m dây 2 lõi. 1 kìm cắt dây, 1 kìm tuốt dây, tua vít. Chuẩn bị báo cáo thực hành. C- Tiến trình dạy hiọc. Tổ chức ổn định. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Gv giới thiệu mục tiêu của bài thực hành. Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc an toàn lao động và quy tắc đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành. GV nhấn mạnh lại quy tắc đảm bảo an toàn lao động và quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của đèn ống huỳnh quang và đèn Compac huỳnh quang. Gv yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của đèn ống huỳnh quang. ? Đọc và giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật ghi trên đèn ống huỳnh quang? HS thảo luận rồ phát biểu và hoàn thành vào mục 1 của báo cáo thực hành. Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của đèn compac huỳnh quang. GV cho học sinh quan sát và mô tả cấu tạo cũng như chức năng của chấn lưu. Yêu cầu học sinh lắng nghe và hoàn thành vào mục 2 của báo cáo thực hành. GV nêu cấu tạo và chức năng của Stăcte. * Cấu tạo của đèn ống huỳnh quang (Bài 39) * Cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn Com pac huỳnh quang: Cấu tạo đơn giản, gọn, các bộ phận chính tương tự như đèn ống huỳnh quang nhưng được cấu tạo gọn trong đuôi đèn. Nguyên lí làm việc: Tương tự như đèn ống huỳnh quang. * Chấn lưu: Cấu tạo: Gồm có cuộn dây và lõi thép. Chức năng: Tạo sự tăng thế ban đầu để làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng. * Stăcte: Cấu tạo: Có 2 điện cực trong đó có 1 điện cực làm bằng lưỡng kim. Chức năng: Tự động nối mạch khi điện áp cao ở 2 đầu điện cực và ngắt mạch khi điện áp giảm. và mồ cho đèn sáng lúc ban đầu. Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ đồ mạch của đèn ống huỳnh quang. GV mắc sẵn mạch điện cho học sinh quan sát và hỏi: ? Các phần tử trong mạch được nối như thế nào? HS thảo luận và trả lời câu hỏi. GV kết luận và yêu cầu học sinh hoàn thành mục 3 của báo cáo thực hành. * Cách mắc: Chấn lưu mắc nối tiếp với ồng huỳnh quang, Stăcte mắc song song với ống, hai đầu dây của bộ đèn nối với nguồn điện. * Sơ đồ. Đèn ống. Chấn lưu. Stăcte. Hoạt động 4: Quan sát sự mồi phóng điện và phát sáng. Gv đóng điện và chỉ cho học sinh quan sát các hiện tượng phát sáng và mồi phóng điện. Học sinh quan sát và hàn thành vào mục 4 của báo cáo thực hành. Hiện tượng phóng điện trong Stăcte, quan sát thấy sáng đỏ. Sau khi Stăcte ngừng phóng điện ta thấy đèn sáng bình thường. Củng cố. GV nhận xét về ý thức chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, đánh giá kết quả bài thực hành. Thu báo cáo thực hành và chấm điểm một số nhóm. Hướng dẫn về nhà. áp dụng bài thực hnàh vào thực tế. Đọc và chuẩn bị trước bài 41. ………………………………………………….. Hết tuần 19.

File đính kèm:

  • docjyfagdigfolasudfoasyifaklsd (18).doc
Giáo án liên quan