1. Kiến thức:
- Trình bày được mục đích, phương pháp chế biến và dự trữ một số loại thức ăn cho vật nuôi.
2. Kĩ năng:
- Làm việc với SGK, phân tích tranh ảnh để lấy thông tin.
3. Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn vật nuôi.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn: 29/03/2014
Tiết 42 Ngày dạy: 01/04/2014
BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được mục đích, phương pháp chế biến và dự trữ một số loại thức ăn cho vật nuôi.
2. Kĩ năng:
- Làm việc với SGK, phân tích tranh ảnh để lấy thông tin.
3. Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn vật nuôi.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên:
- Hình 66, 67 SGK phóng to .
2. Học sinh:
- Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: 7A1 ……………………… 7A2………………………7A3…………………
7A4 ……………… …………7A5……………………….…7A6……………………
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào ?
HS2: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Thức ăn được vật nuôi tiêu hoá như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
b. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK
- GV: Cho HS thảo luận nhóm :
? Nêu cách chế biến rau lang khi cho lợn ăn?
? Liệt kê tên các loại thức ăn và các cách chế biến thức ăn cho lợn; Cho trâu bò; Cho gà; Cho vịt… mà em biết?
? Nấu, rang, hấp thường được sử dụng đối với loại thức ăn nào? Mục đích của cách chế biến đó?
? Lên men, ủ xanh thường được sử dụng đối với loại thức ăn nào? Mục đích của cách chế biến đó?
? Xay, nghiền nhỏ thường được sử dụng đối với loại thức ăn nào? Mục đích của cách chế biến đó?
- GV: Nhận xét
- GV: Vào mùa thu hoạch, người ta thường phơi khô rơm và đánh thành từng đống to để làm gì?
- GV: Người ta thường xắt lát, phơi khô ngô, khoai, sắn nhằm mục đích gì?
- GV: Mục đích của dự trữ thức ăn là gì?
- HS: Đọc SGK
- HS: Thảo luận nhóm trả lời:
+ Phải cắt ngắn rau lang cho ăn sống hoặc có thể nấu chín….
Lợn: Có thể nghiền nhỏ ngô, trộn với cám + rau các loại… rồi nấu chín lên; Băm nhỏ cây chuối, trộn với cám cho ăn sống….
Trâu bò: Cắt các loại rau cỏ cho trâu bò ăn, có thể để nguyên hoặc cắt ngắn…
Gà: An cám, ăn ngô xay, ngô hạt, gạo…
Đối với các loại hạt họ đậu…. à để khử bỏ chất độc hại, loại bỏ mầm bệnh.
Đối với các loại rau xanh, thức ăn nhiều tinh bột à Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, giúp vật nuôi dễ tiêu hoá.
Lúa, gạo, ngô, khoai, sắn…à Làm giảm khối lượng và tăng giá trị dinh dưỡng.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Để dữ trữ thức ăn cho vật nuôi vào những mùa khan hiếm thức ăn.
- HS: Để giữ cho thức ăn lâu hỏng.
- HS: Trả lời.
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
1. Chế biến thức ăn
- Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá.
- Loại bỏ chất độc và các mầm bệnh, giảm độ thô cứng của thức ăn.
- Làm giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.
2. Dự trữ thức ăn :
Nhằm dữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi vào những mùa khan hiếm thức ăn.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
- GV : Treo hình 66 : các phương pháp chế biến thức ăn.
- GV : Phương pháp vật lý, hoá học, vi sinh vật gồm những cách chế biến thức ăn nào ? Thường sử dụng với những loại thức ăn nào ?
- GV : Treo tranh 67 : Các phương pháp dự trữ thức ăn. Yêu cầu HS quan sát hình, cho biết :
? Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn. Đó là những phương pháp nào ?
? Phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô thường được sử dụng với loại thức ăn nào ?
- GV : Yêu cầu HS làm bài tập trong SGK.
- HS : Quan sát.
- HS : Trả lời
- HS : Quan sát và trả lời :
+ Có 2 phương pháp : Phơi khô và ủ xanh.
+ Cỏ, bắp, khoai lang, khoai mỳ...
- HS : Làm bài tập : Phương pháp làm khô – Phương pháp ủ xanh.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
1. Các phương pháp chế biến thức ăn
Phương pháp vật lý :
+ Cắt ngắn.
+ Nghiền nhỏ.
+ Xử lý nhiệt.
Phương pháp hoá học :
+ Đường hoá.
+ Kiềm hoá.
Phương pháp vi sinh vật.
Phương pháp hỗn hợp : Phối trộn nhiều loại thức ăn.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn.
Phương pháp làm khô.
Phương pháp ủ xanh.
4 .Củng cố:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
5. Nhận xét, Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn các em chuẩn bị bài mới : Sản xuất thức ăn vật nuôi.
* Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- CN7tuan 31tiet 42(1).doc