- Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong đời sống.
- Có ý thực thực hiện những quy tắc an toàn điện trong sản xuất và trong đời sống.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 38. An toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33.
Tuần 17.
Thứ… ngày…tháng…năm 200…
Bài 38.
An toàn điện.
Mục tiêu.
Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong đời sống.
Có ý thực thực hiện những quy tắc an toàn điện trong sản xuất và trong đời sống.
Chuẩn bị.
GV:- Nghiên cứu nội dung bài 33- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh về các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
- Các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
HS:- Đọc và tìm hiểu trước bài 33- SGK.
- Chuẩn bị các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện trong thực tế.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Chức năng của nhà máy điện và của đường dây dẫn điện?
? Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và trong đời sống? Hãy lấy ví dụ ở gia đình và địa phương?
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Như chúng ta đã biết rất có ích trong thực tế cũng như trong sản xuất. Nhưng khi sử dụng và sửa chữa điện năng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc an toàn điện để tránh sảy ra những tai nạn về điện. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tai nạn về điện? Ta cần phải làm gì để đề phòng những tai nạn đó? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Vì sao sảy ra những tai nạn điện.
GV kết hợp sử dụng tranh ảnh và khai thác kiến thức thực tế của học sinh, hướngdẫn học sinh nêu ra những nguyên nhân gây ra những tai nạn về điện?
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập mục I.1 SGK.
Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
Do phóng điện.
Do đứt dây dẫn điện.
Hoạt động 3: Một số biện pháp an toàn điện.
Từ những nguyên nhân gây ra tai nạn điện giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tìm ra những biện pháp an toàn điện.
GV cho học sinh quan sát H33.4 và yêu cầu học sinh tìm chữ a, b, c, d để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
GV giảng về các biện pháp an toàn điện trong khi sửa chữa điện cho học sinh hiểu.
1- Một số nguyên tắc trong sử dụng điện.
Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.(a)
Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện. (c)
Thực hiện việc nối đất các thiết bị đồ dùng điện.(b)
Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với điện cao áp và trạm biến thế. (d)
2- Một số nguyên tắc an toàn điện trng khi sửa chữa điện.
Trước khi sửa chữa điện phải ngắt guồn điện.
Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Củng cố.
GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau:
Điền vào chỗ trống : Cơ thể người khi chạm trực tiếp vào vật mang điện sẽ bị… chạy qua cơ thể người, gây ra hiện tượng … rất nguy hiểm đến tính mạng.
GV hướng dẫn học sinh hoàn thành câu hỏi và bài tập trong SGK.
5- Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và hoàn thành câu hỏi cuối bài.
Đọc và chuẩn bị đồ dùng cho bài thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
……………………………………………………..
Tiết 34.
Tuần 17.
Thứ … ngày…tháng….năm 200..
Bài 34: Thực hành.
Dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Mục tiêu.
Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụbảo vệ an toàn điện.
Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su, bút thử điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện.
HS: Đọc và chuẩn bị trước bài thực hành, chuẩn bị các dụng cụ vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su, bút thử điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện. Chuẩn bị trước báo cáo thực hành.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra sự chuẩn bị về đồ dùng, vật liệu cho bài thực hành của học sinh.
Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
? Hãy nêu một số ví dụ về những bộ phận được làm bằng vật liệu cách điện trong những đồ dùng điện hàng ngày, chúng được làm bằng những vật liệu gì?
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện theo các nội dung sau:
- Đặc điểm về cấu tạo của các dụng cụ đó.
- Phần cách điện được làm bằng những vật liệu gì?
- Cách sử dụng các dụng cụ đó.
a- Tìm hiểu một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện:
Ví dụ: Thảm cao su:
Đặc điểm cấu tạo: Dạng thảm hình chữ nhật…
Được làm bằng cao su.
Cách sử dụng: Dùng để lót dưới chân khi lắp đặt hoặc sửa chữa điện.
b- Hoàn thành vào mục 1 của báo cáo thực hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bút thử điện.
GV yêu cầu học sinh thực hiện các công việc sau:
- Quan sát và mô tả cấu tạo của bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận?
- Tháo rời, quan sát, nêu chức năng của bút thử điện.
- Lắp lại bút thử điện hoàn chỉnh để sử dụng.
GV nêu nguyên lí làm việc của bút thử điện và giải thích tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng?
a- Quan sát và mô tả cấu tạo của bút thử điện.
- Quan sát và mô tả cấu tạo của bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận.
- Chức năng của từng bộ phận:
+ Đầu bút thử điện: Dùng để thử điện.
+ Điện trở: Làm giảm dòng điện.
+ Đèn báo: Báo có điện(đèn sáng) hoặc không có điện(đèn không sáng)
+ Thân bút: Lắp các bộ phận của bút thử điện.
+ Lò xo:
+ Nắp bút: Bảo vệ
+ Kẹp kim loại: Có tác dụng như một cực điện.
b- Nguyên lí làm viẹc.
- Khi để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút thử điện vào vật mang điện, dòng điện đi từ vật mang điện qua đèn báo và cơ thể người rồi xuống đát tạo thành mạch điện kín, đèn báo sáng.
Độ sáng của đèn phản ánh độ lớn của dòng điện qua đèn, phụ thuộc vào điện áp thử.
Hoạt động 3: Thực hành.
GV nêu nội dung thực hành và yêu cầu học sinh thực hiện.
Học sinh thực hiện.
GV quan sát và nhắc nhở an toàn điện cho học sinh.
Nội dung thực hành:
Thử rò điện của một số đồ dùng điện.
Thử chỗ hở cách điện của một số dây dẫn điện.
Xác định dây pha của mạch điện.
Củng cố.
GV nhấn mạnh trọng tâm dung nội bài học.
Tại sao khi sử dụng bút thử điện bắt buộc phải để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút?
Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và áp dụngbài học vào thực tế đời sống.
Chuẩn bị trước nội dụng bài thực hành: Cứu người bị tai nạn về điện.
………………………………………………………………….
Hết tuần 17.
File đính kèm:
- jyfagdigfolasudfoasyifaklsd (20).doc