Bài 35: Thực hành: nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

1.1 Kiến thức :

- Phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình

- Phân biệt được pp chọn gà mái để trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản

- Biết dùng thước dây để đo kích thước các chiều

1.2 Kĩ năng :

- Phân biệt được đặc điểm, nhớ được tên một số giống gà nuôi phổ biến ở nước ta thông qua tranh, ảnh, mẫu vật.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

1.3 Thái độ:

- Rèn ý thức chính xác , khoa học.

- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết quan sát, nhận biết trong thực tiễn và trong giờ thực hành với những giống gà khác nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 35: Thực hành: nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 28 Tuần ( CM):24 Ngày dạy:……………… BÀI 35: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU 1.MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức : - Phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình - Phân biệt được pp chọn gà mái để trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản - Biết dùng thước dây để đo kích thước các chiều 1.2 Kĩ năng : - Phân biệt được đặc điểm, nhớ được tên một số giống gà nuôi phổ biến ở nước ta thông qua tranh, ảnh, mẫu vật. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 1.3 Thái độ: - Rèn ý thức chính xác , khoa học. - Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết quan sát, nhận biết trong thực tiễn và trong giờ thực hành với những giống gà khác nhau. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Quy trình các bước thực hành. Nhận biết và chọn gà mái đẻ trứng tốt. 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên: GV: Mô hình, thước dây. 3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, Vật mẫu: Gà Ri, Gà ta vàng, gà Lơgo.(nếu có) 4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: 5’ Câu 1:I. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng: (3đ) 1/ Cho heo đực Lanđơrat ghép đôi giao phối với con cái Lanđơrat là phương pháp nhân giống nào? (1đ) A. Nhân giống thuần chủng. B. Lai tạo C. Cả A, B sai 2/ Thế nào là chọn phối? (2đ) A. Chọn con đực với con cái trong cùng một giống. B. Chọn con đực với con cái khác giống C. Chọn ghép đôi con đực và con cái để sinh sản II. Tự luận: Hãy cho biết mục đích phương pháp nhân giống thuần chủng? Làm thế nào để đạt kết quả cao? (7đ) Đáp án: I. Trắc nghiệm: 1/ A (1đ) 2/ C (2đ) II. Tự luận: - Tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đó.(1đ) - Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao cần: + Phải có mục đích rõ ràng (2đ) + Chọn phối tốt (2đ) + Không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt (2đ) Câu 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Dụng cụ và vật liệu thực hành. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV:Giới thiệu GV: Các em đã biết một số giống vật nuôi, phương pháp chọn giống, chọn phối và nhân giống. Tiết học hôm nay các em sẽ biết cách chọn một số giống gà qua quan sát ngọai hình và đo kích thước các chiều. HS: ghi tựa bài học HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn các bước thực hành.(10p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức:GV giới thiệu nội dung thực hành. - Kỹ năng: HS lắng nghe, ghi chép ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: tranh ảnh một số giống gà sgk (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1:GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Chia nhóm, phát dụng cụ, giao nhiệm vụ cho từng nhóm Nhắc nhở HS giữ vệ sinh, trật tự, cẩn thận B2:Hướng dẫn kỹ thuật bài thực hành GV: Giới thiệu tranh Sgk Hướng dẫn HS nhận xét ngoại hình của một số giống gà về: Hình dáng toàn thân, màu sắc lông, da và các đặc điểm khác (Mào, tai, chân, tích,…) HS: Quan sát và phân biệt được một số giống gà. GV: Giới thiệu hình 59, 60/ 93 Sgk GV: Giới thiệu HS cách đo: Khoảng cách giữa 2 xương háng, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái trên mô hình. HS: Quan sát và nắm cách đo I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Mô hình gà, gà mái - Thước đo II. Quy trình thực hành: 1/ Bước 1: Nhận xét ngoại hình Sgk 2/ Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái Sgk HOẠT ĐỘNG 3: HS Thực hành theo qui trình và đánh giá kết quả (20p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: + Phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình + Phân biệt được pp chọn gà mái để trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản + Đánh giá kết quả đạt được của học sinh. - Kĩ năng: + Phân biệt được đặc điểm, nhớ được tên một số giống gà nuôi phổ biến ở nước ta thông qua tranh, ảnh, mẫu vật. + Rèn kĩ năng hoạt động nhóm ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành - Phương tiện dạy học: như 3.1 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1:GV: Phát mô hình cho các nhóm HS GV: Yêu cầu HS thực hành theo nhóm Lưu ý: Đo khoảng cách 2 xương háng: Để lọt 3 ngón tay (chiều dọc) của gà là tốt; khoảng cách giữa xương háng và xương lưỡi hái: để tay vuông gốc. HS: Thực hành theo qui trình và sự hướng dẫn của giáo viên. Ghi nhận kết quả. GV:Quan sát, theo dõi, sửa chữa, uốn nắn, nhắc nhở học sinh B2: Đánh giá kết quả GV: Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi thực hành và vệ sinh cá nhân. Từng nhóm tự đánh giá kết quả thực hành, kỹ thuật thao tác. HS: Thu dọn và làm vệ sinh. Tự đánh giá kết quả của nhóm - GV thu báo cáo, nhận xét bài thực hành của HS theo mục tiêu bài học. GV: Nhận xét. Tuyên dương III. Thực hành HS thực hành 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: * Khi chọn gà mái nhằm mục đích đẻ trứng ta làm thế nào? Đáp án: Thể hình dài, Khoảng cách giữa 2 xương háng: 2 – 3 ngón tay; khoảng cách giữa xương háng và xương lưỡi hái: 3 – 4 ngón tay * GV nhận xét cuối buổi thực hành 5.2 Hướng dẫn học tập: – Đối với bài học ở tiết học này: + HS xem lại bài TH và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn SX. – Đối với bài học ở tiết học tiết theo: + Xem tröôùc baøi 36. Nhận biết một số giống lợn (Heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. + Đọc trước quy trình thực hành. + Chuẩn bị: Thước dây Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành như SGK/ Tr. 98. 6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.

File đính kèm:

  • docdjkfgadskgajfyhoajdslkfjaskljfl (21).doc
Giáo án liên quan