Bài 30 Vai trò, nhiệm vụ phát triển chăn nuôi

1. Kiến thức:

- Biết được vai trò và nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi, hiểu được khái niệm về giống vật nuôi, biết cách phân loại giống vật nuôi.

- Biết được định nghĩa về sự sinh trường và sư phát dục của vật nuôi, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. Biết được 1 số phương pháp chọn lọc giống và quản lí giống vật nuôi.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Vận dung chọn 1 số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi.

- Gọi được tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 30 Vai trò, nhiệm vụ phát triển chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ph ần III: CHĂN NUÔI Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI Mục tiêu chương: 1. Kiến thức: - Biết được vai trò và nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi, hiểu được khái niệm về giống vật nuôi, biết cách phân loại giống vật nuôi. - Biết được định nghĩa về sự sinh trường và sư phát dục của vật nuôi, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. Biết được 1 số phương pháp chọn lọc giống và quản lí giống vật nuôi. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức vào thực tế. - Vận dung chọn 1 số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi. - Gọi được tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. 3. Thái độ: - Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi. - Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi . Tiết:23 Tuần ( CM): . . . . . . .Ngày dạy:…….. Bài 30 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: Giúp HS - Trình bày được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương. - Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới. 1.2. Kĩ năng: Rèn HS kỹ năng quan sát kênh hình, nhận biết và phát triển kiến thức, kỹ năng đọc và phân tích sơ đồ. 1.3. Thái độ: - Xây dựng HS ý thức học tập bộ môn. - Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi - Nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Vật mẫu nếu có, Tranh hình 50 SGK/ 81. Sơ đồ 7 3.2.Học sinh: + Đọc trước nội dung bài 30: Vai trò và nhiệm vụ phát triển ngành chăn nuôi + Cho biết vai trò ngành chăn nuôi đối với nền kinh tế quốc dân? + Quan sát tranh hình và hoàn thành trước bài tập SGK/81 4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: 5’ Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ?Hãy nêu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ? ( 10đ) Đáp án: ( HS nêu định nghĩa phần I, II ) Câu hỏi liên quan bài mới: Ngành chăn nuôi đem lại lợi ích gì cho con người? (9đ) Đáp án: HS trả lời – GV nhận xét cho điểm. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV:Giới thiệu Chăn nuôi có chức năng chuyển hóa sản phẩm và phế phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp thành sản phẩm của vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Vậy để chăn nuôi cho năng suất cao chất lượng tốt ta cần có giống tốt hay chăm sóc tốt. Để trả lời câu hỏi này chúng ta đi vào tìm hiểu bài: “ Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi.” HS: ghi tựa bài học HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.15p (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương. - Kỹ năng:Rèn HS kỹ năng quan sát kênh hình, nhận biết và phát triển kiến thức, kỹ năng đọc và phân tích sơ đồ ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, Hđ nhóm - Phương tiện dạy học: H50 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1: - GV giới thiệu vật mẫu.   HS giới thiệu vật mẫu đã chuẩn bị và quan sát tranh hình 50/ SGK81   HS các nhóm thảo luận xác định vai trò của chăn nuôi. Ÿ HS liên hệ một số con vật : ngan, ngỗng, bò, vịt, chó mèo, dê, thỏ, cừu, voi … để xác định vai trò của chăn nuôi. - GV gợi ý thêm ? Giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ như thế nào? Hỗ trợ gì cho nhau ?   Các nhóm báo cáo – bổ sung B2: - GV nhận xét, tổng kết. I. Vai trò của chăn nuôi. - Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người (thịt, trứng, sữa) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ: lông gia cầm, sừng, da, xương, chế biến thịt trứng sữa, văc-xin - Cung cấp phân bón cho trồng trọt và chăn nuôi một số loài thủy sản. - Cung cấp sức kéo cho trồng trọt và giao thông vận tải (kéo xe), thể thao (Đua ngựa đấu bò, chọi trâu . . . ) - Góp phần tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, sử dụng hợp lí sức lao động, tận dụng hết sản phẩm của trồng trọt (rau, cám, rơm, rạ … ) HOẠT ĐỘNG 3:Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi trong thời gian tới.15p (1) Mục tiêu: - Kiến thức:Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới. - Kỹ năng: Vận dụng kiến thức ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: Sơ đồ 7 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1: - GV treo sơ đồ 7 SGK/8 2 ? Ngành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ? (3 nhiệm vụ) ? Phát triển chăn nuôi toàn diện là như thế nào? ªLiên hệ qui mô chăn nuôi ở địa phương   HS giải thích từ “Chuyển giao” (Trao đổi giữa người tiêu dùng và sản xuất …) ? Hãy kể những chuyển giao cụ thể?   HS Liên hệ thực tế cho biết thế nào là tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí Ÿ Mục tiêu đẩy mạnh của ngành chăn nuôi nước ta là gì? (tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm) B2: GDMT: Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, tạo nhiều sản phẩm sạch, kinh tế… II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta 1. Nhiệm vụ 1 : Phát triển chăn nuôi toàn diện - Đa dạng về vật nuôi. - Đa dạng về qui mô chăn nuôi. 2. Nhiệm vụ 2 : Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. - Làm thức ăn hỗn hợp. - Nhận giống ngo ại, giống mớ i cho năng xuất cao. - Tiêm phòng, chữa trị, chăm sóc. - Thu mua, chế biến sản phẩm chăn nuôi. 3. Nhiệm vụ 3 : Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lí. - Đào tạo cán bộ nông nghiệp phục vụ đời sống nhân dân. - Cho nhân dân vay vốn phát triển chăn nuôi. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: GV gọi HS đọc ghi nhớ. - Yêu cầu HS hoàn thành BT: Chọn ý đúng với nhiệm vụ của ngành chăn nuôi a. Cung cấp thịt trứng sữa. b. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí. c. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. d. Phát triển chăn nuôi toàn diện. g. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ KHKT. h. Tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 5.2 Hướng dẫn học tập: – Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài dựa vào câu hỏi SGK/ 82. – Đối với bài học ở tiết học tiết theo: + Chuẩn bị: đọc trước thông tin bài “Giống vật nuôi” + Trả lơi các câu hỏi cuối bài /85 SGK vào vở bài tập hay vở bài soạn. + Sưu tầm hoặc vẽ tranh một số giống vật nuôi. 6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.

File đính kèm:

  • docdjkfgadskgajfyhoajdslkfjaskljfl (26).doc
Giáo án liên quan