Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm kiểu dữ liệu .

- Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được các kiểu dữ liệu.

- Nắm được thứ tự của các phép toán trong biểu thức của ngôn ngữ lập trình Pascal.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn: 10/09/2010 Tiết: 8 BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU. Mục tiêu Kiến thức: Biết khái niệm kiểu dữ liệu . Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số. Kĩ năng Phân biệt được các kiểu dữ liệu. Nắm được thứ tự của các phép toán trong biểu thức của ngôn ngữ lập trình Pascal. Thái độ: Học sinh nghiêm túc trong giờ học. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài, đọc trước bài ở nhà. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu các bước viết và chạy 1 chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal Đáp án: - Khởi động chương trình Turbo Pascal Soạn thảo chương trình. Biên dịch chương trình: Alt+F9 Chạy chương trình. Câu 2: Lệnh writeln dùng để làm gì? Lệnh write khác lệnh writeln như thế nào? Đáp án: Lệnh writeln in thông tin lên màn hình và đưa con trỏ xuống dòng tiếp theo. Lệnh write tương tự như writeln nhưng không đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo. Câu 3: Nêu công dụng của lệnh Clrscr và điều kiện để sử dụng được lệnh này. Nêu cách lưu 1 chương trình. Đáp án: Câu lệnh clrscr dùng để xóa màn hình kết quả và chỉ sử dụng được khi đã khai báo thư viện crt. Nhấn phím F2 (hoặc lệnh File à Save) để lưu chương trình. Khi hộp thoại hiện ra, gõ tên tệp trong ô Save file as và nhấn Enter (hoặc nháy OK). Bài mới + Đặt vấn đề: ? Khi học Excel chúng ta thường làm việc với mấy kiểu dữ liệu? Đó là những loại dữ liệu nào? ! 2 loại dữ liệu. Dữ liệu dạng số và dữ liệu dạng kí tự. Máy tính là công cụ xử lí thông tin, còn chương trình chỉ dẫn cho máy tính cách thức xử lí thông tin để có kết quả mong muốn. Thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất khác nhau về bản chất. Để dễ dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal dữ liệu thường được phân chia thành những dạng nào, chúng ta có thể thực hiện được phép tính nào trên những loại dữ liệu đó bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết được những điều này: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về dữ liệu và kiểu dữ liệu. GV: Theo em hiểu thế nào là dữ liệu? HS: Dữ liệu bao gồm tất cả những thông tin có thể lưu trữ được trên máy tính. Dữ liệu rất đa dạng như: thông tin cá nhân, các số liệu dùng để tính toán, hình ảnh, âm thanh... GV: Như chúng ta đã biết dữ liệu rất đa dạng và phong phú, để dễ dàng lưu trữ, xử lí hay truy xuất dữ liệu người ta đã phân dữ liệu ra thành nhiều khác nhau: dữ liệu kiểu số và dữ liệu kiểu kí tự. Trong từng kiểu dữ liệu này người ta lại phân chúng thành những kiểu dữ liệu cụ thể hơn. Ví dụ như dữ liệu kiểu số được phân thành các kiểu dữ liệu như: kiểu số nguyên, kiểu số thực,.. Thế nào là kiểu số nguyên, thế nào là kiểu số thực? HS: Số nguyên là những số không chứa phần thập phân ví dụ như: số học sinh của một lớp, số sách của thư viện,.. Số thực là những số như số thập phân, phân số,…số thực bao gồm cả số nguyên ví dụ như: chiều cao của 1 hs hay điểm trung bình của môn học. GV: Tương tự như vậy dữ liệu kiểu kí tự người ta lại phân thành các kiểu dữ liệu như: dữ liệu kiểu char hay kiểu string,… Những dữ liệu có kiểu char là những dữ liệu chỉ chứa 1 kí tự duy nhất, những dữ liệu kiểu string là những dữ liệu gồm 1 chuỗi các kí tự được lấy trong bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình. Người ta căn cứ vô đâu để chia dữ liệu của chúng ta ra thành nhiều kiểu như vậy? Người ta dựa vào miền giá trị của dữ liệu và ta định nghĩa kiểu dữ liệu chính là miền giá trị của dữ liệu đó hay nói cách khác kiểu dữ liệu là giá trị có thể có của kiểu dữ liệu đó. Ví dụ: giá trị có thể có của dữ liệu kiểu số thực có giá trị tuyệt đối nằm trong khoảng từ 2,9x10-39 đến 1,7x1038 và số 0 Đối với dữ liệu số nguyên người ta còn phân chia thành các kiểu dữ liệu cụ thể hơn như: byte, shortint, integer, word,.. mỗi kiểu dữ liệu có một miền giá trị nhất định như: kiểu byte gồm các số từ 0 đến 255, kiểu integer có giá trị nằm trong khoảng từ -32768 à 32767. Trong Pascal để chỉ rõ cho chương trình dịch hiểu dãy chữ số là kiểu xâu, ta phải đặt kiểu số đó trong cặp dấu nháy đơn. Hoạt động 2: Các phép toán với dữ liệu kiểu số. GV: Tương tự như toán học, chúng ta có thể thực hiện được những phép toán nào đối với dữ liệu kiểu số? HS: cộng, trừ, nhân, chia. GV: Ngoài ra trong ngôn ngữ lập trình còn cung cấp thêm cho chúng ta 2 phép tính là chia lấy phần nguyên (div) và chia lấy phần dư (mod). Ví dụ: Đối với phép chia 5 chia 2, nếu thực hiện phép chia thông thường ta ghi 5/2 thì thu được kết quả là 2.5; nếu ta thực hiện phép chi lấy phần nguyên: 5 div 2 sẽ được kết quả là 2; thực hiện phép chia lấy phần dư: 5 mod 2 sẽ được kết quả là 1. Ta có thể kết hợp các phép tính số học để có các biểu thức phức tạp hơn. Ta xét một vài ví dụ về cách viết các biểu thức toán học trong ngôn ngữ lập trình Pascal: câu 4/26 GV: Trong một biểu thức có nhiều phép toán thì những phép toán nào sẽ được thực hiện trước những phép toán nào thực hiện sau? HS: Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên. Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc thì phép nhân, chia, chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư được thực hiện trước. Phép cộng và phép trừ được thực hiện từ trái sang phải. GV: Nhận xét nêu chú ý: trong Pascal chỉ được sử dụng dấu ( ) để gọp các phép toán trong các biểu thức toán học. Nếu trong chương trình 1 bạn nào đó đã quên quy định này của Pascal mà dùng dấu ngoặc vuông hay ngoặc nhọn để viết biểu thức thì điều gì sẽ xảy ra? HS: Chương trình dịch sẽ không hiểu và không thể dịch ra cho máy tính thực hiện được. Dữ liệu và kiểu dữ liệu: Dữ liệu: Dữ liệu bao gồm tất cả những thông tin có thể lưu trữ được trên máy tính. Dữ liệu rất đa dạng như: thông tin cá nhân, các số liệu dùng để tính toán, hình ảnh, âm thanh... Kiểu dữ liệu: Kiểu dữ liệu xác định giá trị có thể có của dữ liệu và được phân thành các kiểu sau: Kiểu số nguyên (Integer): trong khoảng -215 à 215-1 Ví dụ: số học sinh, số sách... Kiểu số thực (Real): trong khoảng 2.9.10-39 à 1.7.1038 và số 0 Ví dụ: chiểu cao, điểm trung bình,… Kiểu kí tự (Char): là một kí tự trong bảng chữ cái. Ví dụ: a, b,…,0 ,1 …,9 Kiểu xâu (String): là một dãy các kí tự đặt trong dấu nháy đơn. Ví dụ: ‘lớp 8E’, ‘Nguyễn văn A’,.... Các phép toán với dữ liệu kiểu số Kí hiệu và các phép toán của dữ liệu kiểu số trong Pascal: Kí hiệu Phép toán Kiểu dữ liệu + cộng số nguyên, số thực - trừ số nguyên, số thực * nhân số nguyên, số thực / chia số nguyên, số thực div chia lấy phần nguyên số nguyên mod chia lấy phần dư số nguyên Quy tắc tính các biểu thức số học: Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên; Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước; Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. Củng Cố: Em hãy liệt kê một số kiểu dữ liệu cơ bản và giá trị của từng kiểu dữ liệu đó trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Các phép toán với dữ liệu kiểu số? Quy tắc tính các biểu thức số học? Hướng dẫn về nhà: Về nhà học bài cũ, xem trước mục 3, 4 của bài “Chương trình máy tính và dữ liệu”. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbài 3. chương trình máy tính và dữ liệu.doc
Giáo án liên quan