A- Mục tiêu.
- Hiểu được tại sao cần truyền và biến đổi chuyển động trong các máy móc và thiết bị.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
- Rèn luyện óc sáng tạo và khả năng vận dụng của học sinh.
B- Chuẩn bị.
GV: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị các đồ dùng:
+ Tranh vẽ bộ truyền động đai, truyền động răng, truyền động xích.
+ Mô hình các bộ truyền động trên.
HS:- Đọc và tìm hiểu trước bài 29 SGK.
- Sưu tầm các bộ truyền động trong thực tế.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 29. Truyền chuyển động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V:
Truyền và biến đổi chuyển động.
Tiết 27.
Tuần 14.
Thứ….ngày…tháng…năm 200….
Bài 29.
Truyền chuyển động.
Mục tiêu.
Hiểu được tại sao cần truyền và biến đổi chuyển động trong các máy móc và thiết bị.
Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
Rèn luyện óc sáng tạo và khả năng vận dụng của học sinh.
Chuẩn bị.
GV: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị các đồ dùng:
+ Tranh vẽ bộ truyền động đai, truyền động răng, truyền động xích.
+ Mô hình các bộ truyền động trên.
HS:- Đọc và tìm hiểu trước bài 29 SGK.
- Sưu tầm các bộ truyền động trong thực tế.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Chúng ta đã biết máy thường gồm nhiều chi tiết tạo thành. Trong mỗi cơ cấu chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác gọi là truyền chuyển động. Tuỳ theo mỗi cơ cấu mà dạng chuyển động là giống hay khác nhau. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số dạng truyền chuyển động.
Hoạt động 2: Tại sao cần truyền chuyển động.
GV cho học sinh quan sát H29.1 kết hợp quan sát mô hình và hỏi:
? Tại sao cần truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau?
? Tại sao số răng của đĩa llại nhiều hơn số răng của líp?
* Cần truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường cách xa nhau, khi làm việc chúng cần quay với một tốc độ khác nhau.
* Để biến đổi tốc độ cho phù hợp.
Hoạt động 3: Các bộ truyền chuyển động.
Truyền động ma sát - Truyền động đai.
GV cho học sinh quan sát hình 29.2 kết hợp quan sát mô hình và hỏi:
? Bộ truyền chuyển động gồm mấy chi tiết?
? Nhờ đâu mà khi bánh dẫn quay thì bánh bị dẫn lại quay theo?
a- Cấu tạo: H29.2 a, b.
Gồm bánh đẫn 1, bánh bị dẫn 2, dây đai 3 mắc căng trên hai bánh đai.
b- Nguyên lý.
Khi quay bánh dẫn 1 với một tốc độ , nhờ lực ma sát giữa dây và bánh đai, bánh
? Quan sát tốc độ quay và chiều quay của chúng và nhận xét?
GV nhận xét và nêu nguyên lí cùng tỉ số truyền.
GV cho học sinh vận hành mô hình và nhận xét những ưu nhược điểm của bộ truyền chuyển động này.
? Muốn đảo chiều chuyển động ta làm như thế nào?
bị dẫn sẽ quay với tốc độ , theo tỉ số truyền:
i = = = hay =
2. Truyền động ăn khớp.
? Quan sát H29.3 và hoàn thành các câu trong SGK.
? Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau, hoặc đĩa ăn khớp được với xích cần đảm bảo yếu tố gì?
- Học sinh quan sát, vận hành mô hình và trả lời.
GV cho học sinh liên hệ với cơ cấu truyền động xích xe đạp và chứng minh hệ thức.
-Học sinh chứng minh hệ thức và rút ra kết luận.
? So sánh bộ truyền động ăn khớp với bộ truyền động ma sát?
a- Cấu tạo:
- Bộ truyền động bánh răng gồm: Bánh dẫn và bánh bị dẫn.
- Bộ truyền động xích gồm: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.
* Bánh răng muốn ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh răng này phải bằng khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bắnh răng kia.
* Đĩa muốn ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ mắt của xích phải tương ứng.
b- Tính chất:
i = = hay =
Bánh răng nào có số răng ít hơn thì quay nhanh hơn.
c- ứng dụng: (SGK).
Củng cố.
GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Tìm hiểu các bộ truyền động khác mà em biết.
GV hướng dãn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
5- Hướng dẫn về nhà.
Học kỹ bài và hoàn thành các câu hỏi vào vở.
CB bài 30 và chuẩn bị các mẫu vật có trong bài học.
………………………………………………..
Tiết 28.
Tuần 14.
Thứ…ngày…tháng….năm 200….
Bài 30.
Biến đổi chuyển động.
Mục tiêu.
Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các cơ cấu biến đổi chuyển động.
Có hứng thú ham thích, tìm tòi kỹ thuật và có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
Chuẩn bị.
GV: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị các hình vẽ, các cơ cấu bánh răng, thanh răng, cơ cấu vít - đai ốc.
HS: - Tìm hiểu trước bài 30 SGK.
- Sưu tầm các cơ cấu biến đổi chuyển động.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Tại sao máy và các thiết bị cần truyền chuyển động? Thông số nào đặc trưng cho chuyển động quay? Công thức tính tỉ số truyền?
? Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Từ một dạng chuyển động ban đầu,muốn biến đổi thành các dạng chuyển động khác ta cần phải có các cơ cấu biến đổi chuyển động, nó là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động cũng như là phạm vi ứng dụng của các cơ cấu biến đổi chuyển động này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tại sao cần biến đổi chuyển động.
GV cho học sinh quan sát H30.1 kết hợp quan sát mô hình và hỏi:
? Tại sao kim máy khâu có thể chuyển động được?
? Hãy mô tả chuyển động của các bộ phận: Bàn đạp, thanh truyền, bánh đai?
HS tìm hiểu, trả lời và điền vào chỗ chấm của các câu trong T102-SGK.
GV kết luận chung.
Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong máy.
Hoạt động 3: Một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
1- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
GV cho hịc sinh quan sát hình 30.2 và kết hợp quan sát mô hìmh và hỏi:
? Em hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt?
? Khi tay quay(1) quay đều con trượt(3) sẽ chuyển động như thế nào?
? Khi nào con trượt (3) đổi hướng?
GV yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi trong SGK.
HS trả lời.
GV kết luận chung.
GV yêu cầu học sinh tìm các máy, các thiết bị có sử dụng các cơ cấu biến đổi chuyển động này.
a- Cấu tạo.
Cơ cấu tay quay – con trượt gồm: Tay quay 1, thanh truyền 2, con trượt 3, giá đỡ 4.
b- Nguyên lý làm việc.
- Con trượt 3 chuyển động tịnh tiến trên giá đỡ 4.
- Khi con trượt đi đến điểm chết trên và điểm chết dưới thì con trượt sẽ đổi hướng.
* Kết luận: Con trượt chuyển động trong các khu vực giữa hai vị trí giới hạn, vị trí giới hạn trên gọi là điểm chết trên và vị trí giới hạn dưới gọi là điểm chết dưới.
c- ứng dụng.(SGK)
2- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc.
GV cho học sinh quan sát H30.4 kết hợp mô hình và hỏi:
? Cơ cấu tay quay tanh lắc gồm mấy chi tiết? Chúng được kết nối với nhau như thế nào?
? Khi quay tay quay AB quanh một điểm A thì CD chuyển động như thế nào?
? Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động quay được không?
HS trả lời.
GV kết luận chung.
a- Cấu tạo.
Cơ cấu tay quay thanh lắc gồm: Tay quay1, thanhtruyền 2, thanh lắc 3, giá đỡ 4. Chúng được nối với nhau bằng khớp động (khớp quay).
b- Nguyên lý làm việc.
Khi quay tay quay 1 quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn.
c- ứng dụng. (SGK)
4- Củng cố.
GV goị học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
5- Hướng dẫn về nhà.
Học kỹ bài và hoàn thành các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị trước bài 31, chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành.
……………………………………………………
Hết tuần 14.
File đính kèm:
- jyfagdigfolasudfoasyifaklsd (23).doc