Bài 26 . Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Kiến thức : Nhận biết được hiênẹ tượng bay hơi , tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và mặt thoáng

 Biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc

 Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng bay hơi và sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ , gió và mặt thoáng .

 Kỹ năng : Vạch ra và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ , gió và mặt thoáng đối với tốc độ bay hơi .

 Rèn luyện kỹ năng so sánh , quan sát , tổng hợp

 Biết vận dụng các kiến thức trong bài để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan

 Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu .

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7752 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 26 . Sự bay hơi và sự ngưng tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS NGUYỄN DU VŨ ĐẠT TÔN Giáo án Vật Lý 6 Tiết 30 Bài 26 . SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ I./ Mục đích , yêu cầu : Kiến thức : Nhận biết được hiênẹ tượng bay hơi , tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và mặt thoáng Biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng bay hơi và sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ , gió và mặt thoáng . Kỹ năng : Vạch ra và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ , gió và mặt thoáng đối với tốc độ bay hơi . Rèn luyện kỹ năng so sánh , quan sát , tổng hợp Biết vận dụng các kiến thức trong bài để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu . II./ Đồ dùng dạy học : Mỗi nhóm : 1 giá đỡ thí nghiệm , 1 kẹp vạn năng , 2 đĩa nhôm (hoặc 2 cốc đốt) giống như nhau 1 bình chia độ (có độ chia nhỏ nhất là 0,1 ml hoặc 0,2 ml) , 1 đèn cồn Cả lớp : Các hình 26.1 ; 26.2 a.b.c phóng to . Bảng phụ ghi câu hỏi III./ Các bước lên lớp : 1./ Ổn định lớp . 2./ Kiểm tra bài cũ : + Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc ? + Sữa bài tập 25.1 và 25.2 trong SBT 3./ Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’) - Yêu cầu HS quan sát hình 26.1 - Khi trời mưa ta thấy có rất nhiều nước đọng trên mặt đường , nhưng khi mặt trời xuất hiện sau cơn mưa thì nước mưa đã biến đi đâu ? - GV nhận xét câu trả lời - Sự bay hơi xảy ra rất thường xuyên xung quanh chúng ta . Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này Hoạt động 2 : Nhớ lại những điều về sự bay hơi đã học ở lớp 4 (5’) - Ở lớp 4 các em đã được học về sự bay hơi mà cụ thể là hiện tượng nước bay hơi - Hãy tìm 1 thí dụ về nước bay hơi - Hãy tìm một ví dụ về sự bay hơi của một chất lỏng không phải là nước Hoạt động 3 : Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi (8’) - GV treo lên bảng hình 26.2a.b.c - Trong thực tế , hiện tượng bay hơi gần gủi và dễ thấy nhất đó là việc phơi quần áo . - Dựa vào các a.b.c của hình 26.2 các em hãy tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi - Yêu cầu HS so sánh hình A1 và A2 (quần áo giống nhau , cách phơi , trời nắng và trời râm) - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C1 - Vậy tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố gì ? - Yêu cầu HS so sánh hình B1 và B2 (Quần áo giống nhau, cách phơi , trời có gió không) - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C2 - Yêu cầu HS so sánh hình C1 và C2 (Quần áo giống nhau, cách phơi) - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C3 - Từ 3 câu C1 , C2 và C3 , hãy cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng - GV treo câu C4 lên bảng , yêu cầu HS đọc và trả lời câu C4 Hoạt động 4 : Thí nghiệm kiểm tra(12’) - Yêu cầu HS đọc hết phần c. - GV lưu ý HS : Muốn kiểm tra sự phụ thuộc của yếu tố này thì các yếu tố khác phải không đổi - Lưu ý : Chỉ đổ khoảng 0,2 đến 0,5 cm3 nước (thời gian ngắn) - Yêu cầu HS nêu cách làm thí nghiệm kiểm tra yếu tố nhiệt độ - Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu C5 , C6 và C7 - Hướng dẫn HS về nhà làm kế hoạch thí nghiệm kiểm tra yếu tố gió và mặt thoáng chất lỏng Hoạt động 5 : Vận dụng (5’) - Yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời câu C9 và C10 - HS đọc phần Có thể em chưa biết - HS quan sát hình 26.1 - Nước đã bay hơi - Phơi quần áo , lau nhà … - HS : … - HS quan sát hình 26.2a.b.c - HS so sánh hình A1 và A2 về quần áo, cách phơi , trời nắng hay trời râm - HS đọc và trả lời câu C1 - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ - HS so sánh hình B1 và B2 về quần áo , cách phơi , gió - HS đọc và trả lời câu C2 - HS so sánh hình C1 và C2 về quần áo , cách phơi - HS đọc và trả lời câu C3 - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng - HS làm việc cá nhân trả lời câu C4 - HS đọc phần c. trong SGK - HS nêu cách làm thí nghiệm kiểm tra yếu tố nhiệt độ - HS hoạt động nhóm trả lời câu C5 , C6 và C7 - HS theo dõi – ghi chép - HS lần lượt đọc và trả lời câu C9 và C10 I./ SỰ BAY HƠI : 1./ Sự bay hơi : * * Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi 2./ Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào ? * * Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng 3./ Thí nghiệm kiểm tra : SGK 4./ Vận dụng 3./ Cũng cố : + Tại sao khi lau nhà xong , người ta thường để quạt máy thổi sàn nhà ? + Thế nào là sự bay hơi ? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi ? 4./ Dặn dò : + Về nhà xem lại bài , học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập trong SBT + Về nhà làm “Kế hoạch thí nghiệm kiểm tra” + Xem trước bài 26 “SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ(tt)”

File đính kèm:

  • docfdhasfdhsfdkuygoak[pơasdkopfa (29).doc
Giáo án liên quan