Chuyên đề bồi dưỡng Vật Lý THCS

I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

1/ Nguyên lý truyền nhiệt:

Nếu chỉ có hai vật trao đổi nhiệt thì:

- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.

-Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật khi thu vào.

2/ Công thức nhiệt lượng:

- Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên: Q = mc∆t (với ∆t = t2 - t1. ¬Nhiệt độ cuối trừ nhiệt độ đầu)

- Nhiệt lượng của một vật tỏa ra để lạnh đi: Q = mc∆t (với ∆t = t1 - t2. ¬Nhiệt độ đầu trừ nhiệt độ cuối)

- Nhiệt lượng tỏa ra và thu của các chất khi chuyển thể:

 + Sự nóng chảy - Đông đặc: Q = mλ (λ là nhiệt nóng chảy)

 + Sự hóa hơi - Ngưng tụ: Q = mL (L là nhiệt hóa hơi)

- Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:

 Q = mq (q năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu)

- Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

Q = I2Rt

3/ Phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa ra = Qthu vào

4/ Hiệu suất của động cơ nhiệt:

H =

5/ Một số biểu thức liên quan:

- Khối lượng riêng: D =

- Trọng lượng riêng: d =

- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng: P = 10m

- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 10D

 

doc60 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng Vật Lý THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau biết: R1 = 6Ω; R2 = 4Ω R3 = 24Ω; R4 = 24Ω R5 = 2Ω; R6 = 1Ω U = 6V Bài 27: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ biết: R1 = 6Ω; R2 = 4Ω R3 = 12Ω; R4 = 7Ω R1 R2 R3 R4 R5 K1 K2 K3 K4 D E B C U + - A R5 = 5Ω; U = 12V Bỏ qua điện trở của các khóa K. Tính cường độ dòng diện qua mỗi điện trở khi: a/ K1, K2 mở; K3, K4 đóng. b/ K1, K3 mở; K2, K4 đóng c/ K1, K4 mở; K3, K2 đóng d/ K3, K2 mở; K1, K4 đóng e/ K4, K2 mở; K3, K1 đóng f/ K1 mở; K2, K3, K4 đóng g/ K2 mở; K1, K3, K4 đóng h/ K3 mở; K2, K1, K4 đóng R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7 A B C D U + - k/ K4 mở; K2, K3, K1 đóng Bài 28: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ biết: R1 = R2 = 10Ω R3 = R4 = 20Ω R5 = R6 = 12Ω R7 = 4Ω; U = 12V Tính cường độ dòng diện qua mỗi điện trở A A B C R1 R2 K1 R3 R4 R5 R6 R7 R8 R9 K2 D U + - Bài 29: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ biết: R1 = R2 = R3 = 5Ω; R5 = 10Ω; R6 = 12Ω; R7 = R8 = R9 = 8Ω; U = 12V Bỏ qua điện trở của các khóa k và điện trở của ampe kế. a/ Khi K1, K2 đều mở, ampe kế chỉ . Tính điện trở R4. b/ Khi K1 đóng, K2 mở ampe kế chỉ bao nhiêu? c/ Khi K1 mở, K2 đóng ampe kế chỉ bao nhiêu? d/ Khi K1, K2 cùng đóng ampe kế chỉ bao nhiêu? Bài 30: Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế U = 24V người ta mắc nối tiếp một biến trở với một bộ nguồn gồm 6 bóng đèn giống hệt nhau loại 6V-3W. Khi điều chỉnh biến trở tham gia vào mạch là R0 = 6Ω, người ta thấy các bóng trong bộ đèn đều sáng bình thường. Hỏi các bóng phải mắc như thế nào và trong các cách mắc đó thì cách nào lợi hơn. vẽ sơ đồ cách mắc đó. Bài 31: Có 4 đèn gồm: 1 đèn Đ1 loại 120V-40W; 1 đèn Đ2 loại 120V-60W; 2 đèn Đ3 loại 120V-50W. a/ Cần mắc chúng như thế nào vào mạng điện có hiệu điện thế 240V để chúng sáng bình thường? Vẽ sơ đồ mạch điện. b/ Nếu một đèn bị đứt dây tốc, độ sáng của các đèn còn lại sẽ thay đổi như thế nào? X Đ 120V C A B Cách 2 Bài 32: Một đèn có ghi 24V - 12W. Để sử dụng vào hiệu điện thế 120V người ta mắc đèn với biến trở R theo hai sơ đồ sau. Biết biến trở Rcó giá trị tối đa là 200Ω. a/ Tìm vị trí con chạy C ở mỗi sơ đồ. b/ Hiệu suất của mỗi cách sử dụng trên? X A B C + - 120V Đ Cách 1 Đ X M N A B C R2 R1 R0 U Bài 33: Cho mạch điện như hình vẽ: U = 18V; R2 = 10Ω; Bóng đèn Đ có ghi: 5V - 2,5W. a/ Khi điều chỉnh con chạy C để biến trở tham gia vào mạch là R0 = 8,4Ω. Thì đèn Đ sáng bình thường. Tìm giá trị điện trở R1. b/ Dịch chuyển con chạy C từ vị trí ở câu trên về phía B thì đèn Đ sáng mạnh hay yếu hơn? Tại sao? A B C D U A K + - R2 R1 R3 R4 Bài 34: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: R1 = 8Ω; R2 = 4Ω; R3 = 2Ω; U =12V Bỏ qua điện trở của ampe kế và của khóa K Khi K đóng ampe kế chỉ 0. Tính điện trở R4 và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. A B C D U A + - R2 R1 R3 R4 Bài 35: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: R1 = 15Ω; R2 = 10Ω; R3 = 12Ω; U =12V Bỏ qua điện trở của ampe kế. a/ Cho R4 = 12Ω. Tính cường độ dòng điện và chỉ rỏ chiều dòng điện qua ampe kế. b/ Cho R4 = 8Ω. Tính cường độ dòng điện và chỉ rỏ chiều dòng điện qua ampe kế. c/ Tính R4 khi cho dòng điện qua ampe kế có chiều từ C đến D và có cường độ 0,2A. V C K + - R2 R1 R3 R4 A B D U Bài 36: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: R1 = 8Ω; R2 = 4Ω; R3 = 6Ω; U =12V Vôn kế có điện trở rất lớn, điện trở khóa K không đáng kể. a/ Khi K mở, vôn kế chỉ bao nhiêu? b/ Cho R4 = 4Ω. Khi K đóng vôn kế chỉ bao nhiêu? c/ K đóng, vôn kế chỉ 2V. tính R4. Bài 37: cầu chì trong mạch điện có tiết diện S = 0,1mm2, ở nhiệt độ 270C. Biết rằng khi đoản mạch thì cường độ dòng điện qua dây chì là I = 10A. Hỏi sau bao lâu thì dây chì đứt? Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh và sự thay đổi điện trở, kích thước dây chì theo nhiệt độ. Cho biết nhiệt dung riêng, điện trở suất, khối lượng riêng, nhiệt nóng chảy và nhiệt độ nóng chảy của chì là: C = 120J/Kg.K; ρ = 0,22.10-6Ωm; D = 11300kg/m3; λ = 25000J/Kg; tc = 3270C. Bài 38: Một bàn là có ghi 120V - 1000W. khi mắc bàn là vào mạch điện thì hiệu điện thế trên ổ cắm điện giảm từ U1 = 125V xuống U2 = 100V. a/ Xác định điện trở các dây nối (Coi điện trở bàn là không thay đổi theo nhiệt độ). b/ Thực tế, điện trở của bàn là bị thay đổi theo nhiệt độ và công suất tiêu thụ thực tế của bàn là là P' = 650W. Tính hiệu điện thế ở hai đầu ổ cắm điện lúc này và điện trở R' của bàn là khi đó. Bài 39: Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 120V, người ta mắc song song hai dây kim loại. Cường độ dòng điện qua dây thứ nhất là 4A, qua dây thứ hai là 2A. a/ Tính cường độ dòng điện trong mạch chính. b/ Tính điện trở của mỗi dây và điện trở tương đương của mạch. c/ tính công suất điện của mạch và điện năng sử dụng trong 5 giờ. d/ Để có công suất cả đoạn là 800W người ta phải cắt bớt một đoạn của dây thứ hai rồi mắc song song lại dây thứ nhất vào hiệu điện thế nói trên. Hãy tính điện trở của đoạn dây bị cắt đó. Bài 40: Khi hoạt động bình thường một bếp điện có điện trở R= 90Ω thì cường độ dòng điện qua bếp lúc đó là 2,9A. a/ Nhiệt lượng mà bép tỏa ra trong 1phút là bao nhiêu? A V A B R2 R1 R3 R4 U b/ Nếu dùng bếp để đun sôi 0,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 250C thì mất thời gian là 5phút. coi rằng nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là có ích. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K. Bài 41: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: Biết: R1 = 15Ω, R2 = 8Ω R3 = 5Ω, R4 = 200Ω U = 24V, vốn kế chỉ 8V ampe kế chỉ 1A. Tính RV của vôn kế và RA của ampe kế. Bài 42: Ba điện trở có giá trị R, 2R, 3R được mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U không đổi. Dùng vôn kế lần lượt đo hiệu điện thế giữa hai đầu R, 2R thì vôn kế chỉ U1 =40,6V, U2 =72,5V vôn kế có điện trở Rv. nếu ta chuyển vôn kế sang đo hiệu điện thế hai đầu đỉện trở 3R thì vôn kế chỉ bao nhiêu? PHẦN VI: QUANG HÌNH HỌC I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thằng. 2. Phản xạ ánh sáng: S S' N I i i' - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Trên hình vẽ: SI: Tia tới; IS': Tia phản xạ IN: Đường pháp tuyến của gương I: Điểm tới. SIN = i: Góc tới INS' = i' Góc phản xạ 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: - Ảnh luôn là ảnh ảo. - Khoảng cách từ vật đến gương phẳng bằng khỏng cách từ gương đến ảnh. - Độ lớn của anh bằng độ lớn của vật. S R I N i r 4. Sự khúc xạ ánh sáng: 4.1. Hiện tượng khúc xạ: Là hiện tượng ánh sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gẫy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Q P 4.2. Định luật khúc xạ: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. Tia khúc xạ nằm bên kia pháp tuyến. - Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng. 5. Thấu kính hội tụ: 5.1 Cách nhận dạng: - Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Thấu kính hội tụ thường dùng có tiết diện là hai mặt cầu, một mặt cầu và một mặt phẳng và được kí hiệu: F' F O ∆ - Trục chính: Trong các tia tới vuông góc với thấu kính có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng. Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính ∆ của thấu kính. - Quang tâm: Trục chính của thấu kính hội tụ, cắt thâu kính tại điểm O. Điểm O được gọi là quan tâm của thgấu kính. - Tiêu điểm: Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính. Điểm đó là tiêu điểm của thấu kính hội tụ và nằm khác phía với tia tới. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F,F' nằm ở hai phía thấu kính cách đều quang tâm O. Chùm tia sắng đặt tại F, chiếu tới thấu kính sẽ cho chùm tia ló là chùm tia song song. - Tiêu cự: Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm OF = OF' =f gọi là tiêu cự của thâu kính. 5.2. Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: - Tia tới đến quang tâm thì cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. - Tia tới song song trục chính cho tia ló qua tiêu điểm của thấu kính. - Tia tới qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính. 5.3. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. 5.3.1. Cách vẽ ảnh: -Muốn dựng ảnh của một điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ ta dùng hai trong ba tia tới đặc biệt xuất phát từ S hai tia ló hoặc đường kéo dài của hai tia ló cắt nhau tại S', S' là ảnh của S (Hình vẽ) O O F F F' F' S S S' S' Ảnh thật Ảnh ảo ∆ ∆ - Muốn dựng ảnh của một vật AB (AB vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính) trước tiên ta dựng ảnh B' của B rồi từ B' hạ đường thẳng vuông góc với trục chính cắt trục chính tại A', A' chính là ảnh của điểm A. A'B' là ảnh của AB qua thấu kính. (Hình vẽ) O O F F F' F' A A A' A' B B' B B' ∆ ∆ Ảnh thật Ảnh ảo 5.3.2. Tính chất của ảnh - Vật nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh thật ngược chiều với vật. - Vật đặt trong khỏng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. - Vật đặt ngay trên tiru điểm của thấu kính hội tụ cho ảnh ở xa ∞. - Vật đặt rất xa thấu kính hội tụ cho ảnh có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. 6. Thấu kính phân kì. 6.1. Cách nhận dạng: - Thấu được làm bằng các vật liệu trong suốt có phần rìa dày hơn phần giữa. Được kí hiệu: - MỤC LỤC PHẦN I: NHIỆT HỌC 1/ Cơ sở lý thuyết. 1 2/ Bài tập vận dụng. 1 3/ Bài tập tự giải. 5 PHẦN II: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC - VẬN TỐC 1/ Cơ sở lý thuyết. 9 2/ Bài tập vận dụng. 10 3/ Bài tập tự giải. 15 PHẦN III: CÔNG - CÔNG SUẤT - ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG 1/ Cơ sở lý thuyết. 19 2/ Bài tập vận dụng. 20 3/ Bài tập tự giải. 24 PHẦN IV: ÁP SUẤT - ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN LỰC ĐẨY AC-SI-MET 1/ Cơ sở lý thuyết. 27 2/ Bài tập vận dụng. 28 3/ Bài tập tự giải. 33 PHẦN V: ĐIỆN HỌC 1/ Cơ sở lý thuyết. 37 2/ Bài tập vận dụng. 40 3/ Bài tập tự giải. 51 PHẦN VI: QUANG HÌNH HỌC 1/ Cơ sở lý thuyết. 58 2/ Bài tập vận dụng. 3/ Bài tập tự giải.

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE BOI DUONG HSG VAT LY THCS.doc
Giáo án liên quan