I) Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
- Có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp.
- HS yêu thích giờ tập nặn.
II) Chuẩn bị:
- GV: + Chuẩn bị 1 vài pho tượng.
+ Ảnh các tác phẩm điêu khăc nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
- HS : + Giấy vẽ vở tập vẽ.
+ Tranh, ảnh sưu tầm về tượng.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 21: Thường thức mĩ thuật Tìm hiểu về tượng - Phạm Anh Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Mĩ thuật: Lớp 3
Người thực hiện: Phạm Anh Anh
Trường tiểu học Chu Văn Thịnh – Huyện Mai Sơn
Bài 21: Thường thức mĩ thuật
TìM HIểU Về TƯợNG
I) Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
- Có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp.
- HS yêu thích giờ tập nặn.
II) Chuẩn bị:
GV: + Chuẩn bị 1 vài pho tượng.
+ ảnh các tác phẩm điêu khăc nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
HS : + Giấy vẽ vở tập vẽ.
+ Tranh, ảnh sưu tầm về tượng.
III) Phương pháp: + Quan sát, thuyết trình, vấn đáp, trò chơi.
IV) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
ổn định tổ chức.
Kiểm tra đồ dùng HS.
Bài mới.
a) Giới thiệu bài:
- Tượng là 1 loại hình nghệ thuật, có không gian 3 chiều, thể hiện được ý tưởng của nghệ nhân hoặc tác giả được nhiều người ưa thích và được phát triển ngày càng rộng rãi. để các em có một số kiến thức cơ bản về tượng. Hôm nay Thầy cùng cả lớp học bài 21: Thường thức mĩ thuật: TìM HIểU Về TƯợNG.
- GV ghi tên bài: thường thức mĩ thuật
Tìm hiểu về tượng
b) Quan sát, nhận xét.
- GV bày mẫu 1 số tượng và tranh, ảnh.
* Tượng có rất nhiều trong đời sống, xã hội, rất đa dạng và phong phú, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Tượng có nhiều thể loại như: Tượng bán thân, tượng toàn thân, Tượng đài, nhóm tượng, phù điêu. Ngoài các tượng chạm khắc về người còn có các tượng chạm khắc về các con vật như; Nghê, sư tử, Rồng…
Tượng còn làm đẹp thêm cho cuộc sống.
GV yêu cầu HS quan sát trên bảng.
2 HS lên bảng sờ vào tượng và tranh, ảnh.
+ Tượng và tranh khác nhau ở điểm nào.
GV nhận xét:
tượng khác với tranh là:
+ Tranh vẽ ở trên giấy trên vải, trên tường, bằng bút lông, bút chì, phấn màu và vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau như: màu nước, màu bột, sơn dầu…Tranh được vẽ trên mặt phẳng nên chỉ nhìn thấy mặt trước, tranh chúng ta chỉ cảm nhận bằng mắt.
+ Tượng được tạc, đắp đúc bằng đất, đá, kim loại, gỗ, thạch cao, xi măng có thể nhìn thấy xung quanh. Tượng có không gian 3 chiều (Mặt trước, mặt sau, mặt nghiêng) và cảm nhận bằng tay sờ được những chỗ lồi, chỗ lõm của tượng. Tượng có 2 loại;
Tượng mới có tên tác giả, thường được đặt ở công viên, quảng trường, viện bảo tàng và các cơ quan.
Tượng cổ do các nghệ nhân làm thường không có tên tác giả và được đặt ở Đền, chùa, miếu, nhà thờ…
+ Tượng thường chỉ có 1 màu ( trừ tượng phật ở chùa để thờ cúng và 1 số tượng dân gian ).
+ Em đã nhìn thấy tượng ở đâu?
Chúng ta thường nhìn thấy tượng được đặt ở chùa, ở các công trình kiến trúc, công viên, bảo tàng và các gia đình….
Em hãy kể tên một số tượng mà em biết?
- ở địa phương em có những bức tượng nào?
+ GV liên hệ thực tế.
- Em có nhận gì về các bức tượng đó?
C) Tìm hiểu về tượng.
- GV treo tranh, ảnh lên bảng.
* Tranh vẽ tượng do con người vẽ lên trên giấy, vải hoặc bằng nhiều chất liệu là do quan sát và vẽ lại.
* ảnh chụp các pho tượng là do máy ảnh ghi lại và in ra giấy nên ta chỉ nhìn thấy 1 mặt như tranh.
Các pho tượng này hiện đang được trương bày tại Viện boả tàng Mĩ thuật Việt Nam ỏ Hà Nội hoặc ở trong chùa, nhà thờ, ngôi đền, miếu …
- GV liên hệ thực tế.
- GV yêu cầu HS mở vở Tập vẽ 3 ( tr 28)
+ Hãy kể tên các pho tượng?
+ Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ?
+ Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng?
+ Em hãy nêu tên tác giả của mỗi pho tượng?
- GV nhận xét – Bổ xung.
* Tượng rất phong phú về kiểu dáng có tượng trong tư thế ngồi (Phật trên toà sen), có tượng đứng tượng chân dung, nhóm tượng.
+ Tượng thường đặt ở những nơi tôn nghiêm như Đình, Chùa, Miếu (Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp – Bắc Ninh).
+ Tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả.
+ Tượng mới thường đặt ở các công viên cơ quan bảo tàng, quảng trường, gia đình, trong các triển lãm mĩ thuật ( Tượng Bác Hồ, Lê Nin, tượng đài các anh hùng, danh nhân)
+ Tượng còn làm quà lưu niệm để tặng nhau.
d) Tổ chức trò chơi.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, cho HS thi dán tranh ảnh đã sưu tầm về tượng.
- GV nêu luật chơi, thời gian.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.
e) Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét tiết học.
g) Dặn dò.
- Dặn HS về nhà quan sát các pho tượng thường gặp, nếu có điều kiện mua 1 vài bức tượng về trang tri góc học tập và chuẩn bị bài tiết học sau.
2’
1’
1’
12’
10’
6’
2’
1’
- Hát chuyển tiết.
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS nhắc lại.
HS quan sát.
- HS quan sát mẫu.
- 2 HS lên bảng.
- Tượng gồ ghề, có chỗ lồi, chỗ lõm. Nhìn thấy ở mọi phía, thường có chỉ một màu
- Tranh được vẽ trên một mặt phẳng, trên giấy, vải, tường bằng các chất liệu chì, màu…
- ở chùa, ở công viên, bảo tàng, các công trình kiến trúc, gia đình….
- Tượng Bác Hồ, tượng Phật, tượng Lê Nin, tượng đài, tượng lưu niệm…
- Tượng đài ở ngã ba Cò Nòi.
- Có tượng to lớn, được ghép lại bằng nhiều khối như; Đá, kim loại.
- Có tượng nhỏ như; Tượng lưu niệm…
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- Tượng Bác Hồ với đại biểu dũng sĩ miền nam.
- Tượng chân dung Nguyễn Văn Trỗi.
- Tượng Hồ Chủ Tịch trên công trường thuỷ điện Hoà Bình.
- Tượng liệt sĩ là tranh 2.
- Tượng Bác Hồ là tranh 1 và 3.
- Tranh 1 chất liệu làm bằng đồng.
- Tranh 2,3 chất liệu làm bằng thạch cao.
- Tranh 1 của Minh Đỉnh
- Tranh 2 của Võ Văn Tấn
- Tranh 3 của Vũ An.
- HS thi đua 2 nhóm.
- HS nhận xét.
File đính kèm:
- Tim hieu ve tuong Lop 3.doc