1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Biết được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát, so sánh.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức phòng trừ sâu, bệnh ngay từ lúc mới hình thành mầm mống và có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Trọng tâm:
- Nêu được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại; điều kiện lây lan của ổ dịch.
- Phân tích được ảnh hưởng của từng điều kiện đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại.
- Đề xuất được biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 15 Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 tháng 8 năm 2012
Bài 15 - Tiết PPCT: 12 ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN
Tuần dạy: 6 CỦA SÂU, BỆNH HẠI
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Biết được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát, so sánh.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức phòng trừ sâu, bệnh ngay từ lúc mới hình thành mầm mống và có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Trọng tâm:
- Nêu được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại; điều kiện lây lan của ổ dịch.
- Phân tích được ảnh hưởng của từng điều kiện đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại.
- Đề xuất được biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại.
3. Chuẩn bị
3.1. Giáo viên:
- Nghiên cứu sgk, sgv và tài liệu tham khảo.
3.2. Học sinh:
- Đọc sgk và trả lời câu hỏi trước ở nhà.
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức: 2’
4.2. Kiểm tra bài cũ: không
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
ª Hoạt động 1: Vào bài
GV: Sâu, bệnh hại cây trồng phát triển được phụ thuộc vào những điều kiện nào?Trả lời câu hỏi này ta nghiên cứu bài hôm nay
HS: Lắng nghe và ghi tựa bài vào vở
ªHoạt động 2: Tìm hiểu nguồn sâu, bệnh hại ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
GV: Nguồn sâu, bệnh hại có ở đâu?
HS: Trả lời
GV: Biện pháp làm giảm nguồn sâu, bệnh?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để điền vào phiếu học tập
Biện pháp
Tác dụng
HS: thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày
GV: Nhận xét
ª Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện đất đai ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển sâu, bệnh hại
GV: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại?
HS: Trả lời
GV: Độ ẩm không khí và lượng mưa có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát sinh và phát triển của sâu, bệnh hại?
HS: Trả lời
GV: Khi gặp điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì làm cần làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại?
HS: Trả lời
GV: Điều kiện đất đai như thế nào thí cây tròng phát triển tốt? Như thế nào thì cây dễ mắc bệnh?
HS: Trả lời
GV: Điều kiện nào thì giống là yếu tố phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?
HS: Trả lời
GV: Điều kiện nào thì giống lại là yếu tố ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?
HS: Trả lời
GV: Điều kiện nào thì sâu, bệnh phát triển thành dịch?
HS: Trả lời
GV: Làm thế nào để hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?
HS: Trả lời
GV: Để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cần chú ý đến những biện pháp nào để có thể bảo vệ môi trường?
HS: Trả l
GV: Cần chú ý đến điều kiện đất đai, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa để sâu, bệnh hại không phát triển thành dịch.
I. Nguồn sâu, bệnh hại
- Nguồn sâu, bệnh có sẵn trên đồng ruộng. Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại, bào tử của nhiều loài gây bệnh tiềm ẩn trong đất.
- Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu bệnh
- Biện pháp: cày bừa, ngâm đất, phơi đất, phát quang bờ ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng.., sử dụng hạt giống cây con sạch bệnh.
II. Điều kiện khí hậu, đất đai
1/ Nhiệt độ môi trường
- Mỗi loài sâu hại sinh trưởng và phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Ở nhiệt độ giới hạn này sâu sinh sản mạnh nhất.
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự xâm nhập và lây lan và phát triển của bệnh hại.
2/ Độ ẩm không khí và lượng mưa
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của côn trùng. Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
- Ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại thông qua nguồn thức ăn.
3/ Điều kiện đất đai
- Đất giàu mùn, giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bạc lá.
- Trên đất chua, cây trồng kém phát triển và dễ mắc bệnh tiêm lửa.
III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc
- Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu, bệnh.
- Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước và phân bón.
- Bón nhiều phân đạm ® bộ lá phát triển mạnh là nguồn thức ăn phong phú cho sâu, bệnh hại phát triển.
- Ngập úng và vết thương cớ giới là điều kiện xâm nhập của VSV.
IV. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch
- Đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sâu, bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập
Điều kiện phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
Các điều kiện
Nội dung
Khí hậu, đất đai
Giống cây trồng, chế độ chăm sóc
Sâu, bệnh phát triển thành dịch
Đáp án:
Các điều kiện
Nội dung
Khí hậu, đất đai
a. Nhiệt độ môi trường:
+ ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển, quá trình xâm nhập và lây lan của sâu , bệnh
+ Mỗi loài ST, PT tốt ở1 giới hạn về nhiệt độ
Đa số sâu, có giới hạn t0 : 100C ->520C, nhiệt độ quá cao sâu chết
b. Độ ẩm không khí, lượng mưa
+ ảnh hưởng đến sự ST, phát dục của côn trùng
+ ảnh hưởng gián tiếp qua thức ăn
Độ ẩm thấp -> không khí khô->côn trồng mất nước có thể chết
Nhiệt độ, độ ẩm cao-> sâu bệnh PT mạnh->kiểm tra phát hiện sớm, diệt trừ: dùng bẫy.
c. Đất đai:
- Đất thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng-> cây PT không bình thường-> dễ sâu bệnh
- Đất giàu mùn, đạm-> cây dễ mắc bệnh đạo ôn, bạc lá
- Đất chua: -> cây dễ mắc bệnh tiêm lửa
Giống, cây trồng, chế độ chăm sóc
- Hạt giống, cây con bị nhiễm bệnh-> ĐK để sâu, bệnh phát triển
- Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước, phân bón-> sâu, bệnh phát triển mạnh
- Bón nhiều phân( đặc biệt phân đạm)-> cây dễ nhiễm bệnh
- Ngập úng, cây có vết xước-> VSV dễ xâm nhập gây bệnh
Sâu bệnh phát triển thành dịch
- ổ dịch: Là nơi xuất phát của sâu bệnh để PT ra đồng ruộng
- Khi ĐK môi trường thuận lợi( thức ăn đầy đủ, nhiệt độ,độ ẩm thích hợp) cho sự phát triển của sâu bệnh-> PT thành dịch
-> Cần có biện pháp kịp thời dập tắt ổ dịch
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học bài 15 và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 16 và bắt một số loài sâu hại lúa để tiết sau thực hành.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Ngày soạn.doc