Derweze là một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc Turkmenistan. Với vị trí ở giữa sa mạc và dân số chỉ 350, đây không phải một điểm đến lí tưởng cho khách du lịch. Hơn nữa, nó còn ở gần vị trí của Cánh cổng tới địa ngục - một cái hố rộng 70 mét đã cháy rực từ hơn 40 năm nay. Vào năm 1971, một nhóm các nhà địa chất học đã vô tình khoan thủng bề mặt của một hang động ngầm, dẫn đến việc sụp đổ toàn bộ khu vực và dàn khoan phía trên. Lo ngại rằng việc này sẽ thải ra các loại khí nguy hiểm, họ tiến hành đốt lửa để triệt tiêu các loại khí này. Việc đó đã có tác dụng, các loại khí bắt lửa, và không ngừng cháy từ đó tới nay. Miệng hố nằm trên một bể khí tự nhiên ngầm và chính điều đó đã giữ cho ngọn lửa cháy liên tục trong gần nửa thế kỉ.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu 6 địa danh đáng sợ nhất thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 địa danh đáng sợ nhất thế giới
Trên thế giới có những địa danh được biết đến như cơn ác mộng, như địa ngục giữa trần gian.
Cánh cổng tới địa ngục, Turkmenistan
Derweze là một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc Turkmenistan. Với vị trí ở giữa sa mạc và dân số chỉ 350, đây không phải một điểm đến lí tưởng cho khách du lịch. Hơn nữa, nó còn ở gần vị trí của Cánh cổng tới địa ngục - một cái hố rộng 70 mét đã cháy rực từ hơn 40 năm nay. Vào năm 1971, một nhóm các nhà địa chất học đã vô tình khoan thủng bề mặt của một hang động ngầm, dẫn đến việc sụp đổ toàn bộ khu vực và dàn khoan phía trên. Lo ngại rằng việc này sẽ thải ra các loại khí nguy hiểm, họ tiến hành đốt lửa để triệt tiêu các loại khí này. Việc đó đã có tác dụng, các loại khí bắt lửa, và không ngừng cháy từ đó tới nay. Miệng hố nằm trên một bể khí tự nhiên ngầm và chính điều đó đã giữ cho ngọn lửa cháy liên tục trong gần nửa thế kỉ.
Vùng trũng Afar, Châu Phi
Thật khó tưởng tượng khi bạn tới một nơi mà mặt đất liên tục di chuyển, các hố sâu xuất hiện bất ngờ, và lớp đất dưới chân có thể biến mất hoàn toàn. Đó chính là vùng trũng Afar ở phía Đông châu Phi, một trong 2 điểm duy nhất trên thế giới có thể nhìn thấy các dãy núi ngầm dưới biển trồi lên. Đây là nơi mà hai mảng kiến tạo địa chất gặp nhau và cũng là những khu vực có hoạt động địa chất mạnh nhất trên trái đất.
Chỉ trong hai tháng từ tháng 9 tới tháng 11/2005, vùng đất này đã chịu 165 trận động đất với cường độ trên 3.9 độ, cùng với đó là những trận động đất nhỏ hơn diễn ra liên tục. Khu vực này cũng là nơi có một trong những bể nham thạch lớn nhất thế giới (Erta Ale) và các nhà khoa học cho rằng khu vực Sừng châu Phi sẽ sớm tách ra khỏi lục địa ở khu vực này.
Namaskaro, Iceland
Namaskara là một khu vực ở Iceland, nằm dưới chân núi Namafjall, một trong những những núi lửa đang hoạt động trong khu vực này. Thực tế, toàn bộ vùng này là một điểm nóng của các hoạt động địa nhiệt với những khung cảnh ảm đạm và lộn xộn nhất trên thế giới. Mặt đất được bao phủ bởi các solfaratas - các hồ bùn rộng từ 1 đến hơn 10 mét. Giữa những hồ bùn này là các miệng phun hơi nước cùng một loạt các loại khí núi lửa khác, tạo thành một màn sương bao phủ toàn bộ khu vực này. Mặt đất nóng bỏng bốc hơi cùng với việc hoàn toàn không có sự xuất hiện của một loài thực vật nào đã mang lại cảm giác đáng sợ cho vùng đất này.
Công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar
Công viên này có thể là một trong những nơi lạ lùng nhất mà bạn từng thấy. Toàn bộ khu vực được bao phủ bơi những khối đá nhọn, có nơi cao tới 120 mét. Các khối đá này được hình thành khi bị nước biển ăn mòn và trở nên sắc như dao cạo, ngoài ra nơi đây có tới hàng trăm loài động thực vật không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Đây cũng là một trong những địa điểm ít được nghiên cứu nhất. Địa hình nơi đây quá hiểm trở, chỉ có rất ít các nhà khoa học chịu vào sâu trong khu vực này tìm hiểu và số người quay trở lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Hồ nước xanh, Nga
Hồ nước này trở nên đặc biệt bởi lẽ thật khó có thể thấy được các dòng nước lưu thông trong khu vực này. Nước đi qua các hang động ngầm dưới đáy hồ và dù các nhà khoa học đã ước tính độ sâu của hồ là 250 mét, nhưng họ vẫn chưa thể tìm ra các nguồn nước ngầm chảy ra vào hồ nước. Nơi đây có hệ thống hang động dày đặc sâu nhất từng biết tới trên thế giới nên rất khó để khám phá được đáy hồ, thậm chí có ý kiến cho rằng hồ nước này hoàn toàn không có đáy.
Ngoài ra do hàm lượng lưu huỳnh cao, nước hồ luôn có màu xanh sáng đặc trưng khiến nó càng trở nên heo hút và bất cứ ai từng thử sức lặn xuống đều không muốn ở lại lâu.
Vịnh Truk, đảo quốc Micronesia
Nằm ở ngoài khơi Micronesia, vùng nước nhiệt đới này là một trong những mồ chôn tàu bè lớn nhất thế giới. Vào chiến tranh thế giới thứ 2, người Nhật chọn khu vực này để lập ra một trong những căn cứ tấn công quân Đồng Minh ở phía Nam Thái Bình Dương. Nó sớm trở thành căn cứ lớn nhất trong khu vực, cho tới tháng 2/1944 khi quân Mỹ tấn công và đánh chìm 60 tàu cùng 275 máy bay. Ngày nay, vùng nước này ẩn giấu hàng trăm xác tàu và máy bay bên dưới mặt nước. Vịnh nước được bao quanh bởi một dải san hô, nhờ đó nó được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng từ đại dương bên ngoài. Kết quả là phần lớn các xác tàu vẫn còn nguyên vẹn.
Nơi đây vẫn còn sót lạ hững quả bom chưa nổ, các thùng nhu yếu phẩm và cả hài cốt người vẫn nằm đầy rẫy ở dưới khoang và trên boong tàu.
File đính kèm:
- Nhung dia danh dang so nhat the gioi.doc