366 câu trắc nghiệm Hóa học hay và khó

Câu 1: Tính chất nào sau đây là của khí clo ?

A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.

B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2).

C. Tác dụng với oxi tạo thành oxit.

D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.

Câu 2: Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, .

B. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2, .

C. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, .

D. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, .

Câu 3: Cho hỗn hợp A gồm bột các kim loại đồng và nhôm vào cốc chứa một lượng dư dung dịch HCl, phản ứng xong thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) còn 6,4g chất rắn không tan. Vậy khối lượng của hỗn hợp là:

A. 19,2g B. 17,2g C. 12,7g D. 8,6g

 

doc24 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 366 câu trắc nghiệm Hóa học hay và khó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên tố khác nhưng trong gang cacbon chiếm từ (3), còn trong thép hàm lượng cacbon (4). Các số 1;2;3;4 lần lượt là: A. gang; thép; 2-5%; dưới 2%. B. gang; thép; dưới 2%; trên 2%. C. gang; thép; 2-5%; trên 2%. D. gang; thép; 3-6%; dưới 2%. Câu 317: Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi trong đó lưu huỳnh chiếm 40% về khối luợng. Tỉ lệ số nguyên tử S và O trong phân tử là A. 1: 1. B. 1: 2. C. 1: 3. D. 2: 1. Câu 318: Cặp chất nào dưới đây có phản ứng ? A. Fe + Al2(SO4)3 B. Fe + HNO3 đặc , nguội C. Al + HCl D. Al + HNO3 đặc , nguội Câu 319: Clo phản ứng được với hợp chất nào sau đây: A. NaOH B. NaCl C. Na2SO4 D. HCl Câu 320: Clo tác dụng với nước A. tạo ra hỗn hợp hai bazơ. B. tạo ra hỗn hợp hai axit. C. tạo ra một axit hipoclorơ. D. tạo ra hỗn hợp muối. Câu 321: Một loại quặng chứa 82% Fe2O3. Thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng là: A. 57,4% B. 57,0 % C. 54,7% D. 56,4 % Câu 322: Nhỏ từ từ dung dịch chứa H2SO4 loãng vào một lượng bột sắt, sau một thời gian, bột sắt tan hoàn toàn và người ta thu được 0,075 mol H2 (đktc). Khối lượng bột sắt đã dùng là: A. 4,2 g B. 4,1 g C. 4,3 g D. 4,0 g Câu 323: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam C thành CO2. Cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là A. 40 gam. B. 25 gam. C. 15 gam. D. 50 gam. Câu 324: Khi đốt cháy than, xảy ra phản ứng hoá học sau: C + O2 → CO2 Nếu đốt cháy hết 1kg than (chứa 90% C ) thì thể tích khí CO2 sinh ra là: A. 1680 lit B. 1980lit C. 1860 lit D. 1806 lit Câu 325: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau ? A. CaCO3 và NaHCO3. B. Na2CO3 và K2CO3. C. K2CO3 và NaCl. D. HCl và KHCO3. Câu 326: Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì: A. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. B. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. D. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. Câu 327: Đồ dùng bằng nhôm không bị gỉ nếu: A. Sau khi đun nấu thức ăn mặn để nguyên không rửa. B. Ngâm trong nước muối một thời gian. C. Ngâm trong nước tự nhiên lâu ngày. D. Sau khi dùng rửa sạch, để khô. Câu 328: Sản phẩm nhiệt phân muối hiđrocacbonat là A. CO2. B. Cl2. C. CO. D. Na2O. Câu 329: Cho phương trình hóa học sau: X + NaOH ® Na2CO3 + H2O. X là A. CO. B. NaHCO3. C. CO2. D. KHCO3. Câu 330: Khối lượng kết tủa tạo ra, khi cho 21,2 gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 là A. 3,94 gam. B. 39,4 gam. C. 25,7 gam. D. 51,4 gam. Câu 331: Trong dãy biến hóa sau: thì X, Y, Z lần lượt là A. CO2; FeCl3; Fe(OH)2. B. Fe; FeCl3; Fe(OH)3. C. Fe; FeCl2; Fe(OH)2. D. CO2; FeCl2; Fe(OH)2. Câu 332: Cho dung dịch AgNO3 phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm Na2CO3 và NaCl. Các chất thu được sau phản ứng là A. AgCl, AgNO3, Na2CO3. B. Ag2CO3, AgCl, AgNO3. C. Ag2CO3, AgNO3, Na2CO3. D. AgCl, Ag2CO3, NaNO3. Câu 333: Hàng năm trên thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn khí clo. Nếu dùng NaCl để điều chế clo thì khối lượng NaCl cần dùng là (hiệu suất 100%) A. 70,15 triệu tấn. B. 75,15 triệu tấn. C. 80,15 triệu tấn. D. 74,15 triệu tấn. Câu 334: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl để giải phóng khí hiđro: A. Al, Fe, Zn. Mg B. Mg, Fe, Zn, Cu C. Hg, Fe, Mg, Zn D. Ag, Al, Fe, Zn Câu 335: Khối lượng của 0,25 mol Fe và 0,5 mol Al, khối lượng nào lớn hơn A. 0,5 mol Al lớn hơn. B. 0,5 mol Al bé hơn. C. Bằng nhau. D. 0,25 mol Fe lớn hơn. Câu 336: Cho 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là A. 10,6 gam và 8,4 gam. B. 16 gam và 3 gam. C. 10,5 gam và 8,5 gam. D. 16 gam và 4,8 gam. Câu 337: Dãy chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl ? A. NaHCO3, NaCl, CaCO3 B. CaCO3, Ca(ỌH)2, CaCl2 C. NaHCO3, CaCO3, CaCl2 D. CaCO3, Ca(OH)2, Ca(HCO3)2 Câu 338: Cho kim loại Fe, Ag tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 dư, sau phản ứng lọc bỏ dung dịch thu được chất rắn X. Thành phần chất rắn X gồm A. Fe, Cu. B. Fe, Ag, Cu. C. Ag, Cu D. Fe, Ag. Câu 339: Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là A. O, F, N, P. B. F, O, N, P. C. O, N, P, F. D. P, N, O, F. Câu 340: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần. B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần. C. tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần. Câu 341: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. chu kỳ 3, nhóm II. B. chu kỳ 3, nhóm III. C. chu kỳ 2, nhóm II. D. chu kỳ 2, nhóm III. Câu 342: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất? A. Sắt B. Bạc C. Đồng D. Nhôm Câu 343: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Kim loại đó là A. Rb. B. K. C. Li. D. Na. Câu 344: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất ( có khối lượng riêng nhỏ nhất) ? A. Kali ( K ) B. Rubiđi ( Rb ) C. Na( Natri ) D. Liti ( Li ) Câu 345: Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu. B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh. C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh. D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu. Câu 346: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh. B. Điện tích hạt nhân 11+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh. C. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu. D. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu. Câu 347: Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 0,5M . Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là A. 0,2 lít. B. 0,25 lít. C. 0,1 lít. D. 0,15 lít. Câu 348: Nguyên tố A có Z = 17, vị trí A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố là A. Chu kì 3 nhóm VII. B. Chu kì 2 nhóm V. C. Chu kì 2 nhóm VII. D. Chu kì 3 nhóm V. Câu 349: Một kim loại kiềm có khối lượng 1,1 gam tác dụng với nước, thu được 1,792 lít H2 (đktc). Kim loại kiềm đó là: A. Li B. Na C. Rb D. K Câu 350: Phản ứng giữa Cl2 và dung dịch NaOH dùng để điều chế A. thuốc tím. B. nước javen. C. clorua vôi. D. kali clorat. Câu 351: Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất A. đá vôi, đất sét, thủy tinh. B. đồ gốm, thủy tinh, xi măng. C. hiđrocacbon, thạch anh, thủy tinh. D. thạch anh, đất sét, đồ gốm. Câu 352: Cho 5,6g bột sắt tác dụng hoàn toàn 400g dung dịch CuSO4 8%. Khối lượng chất rắn thu được là : A. 640g B. 64g. C. 6,4g D. 0,64g. Câu 353: Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau ? A. SiO2 và SO2. B. SiO2 và H2O. C. SiO2 và NaOH. D. SiO2 và H2SO4. Câu 354: X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt , phản ứng mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải phóng H2. X là: A. Cu B. Fe. C. Al D. Mg Câu 355: Một loại thủy tinh chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO; 70,59% SiO2 (theo khối lượng). Công thức của thủy tinh được biểu diễn dưới dạng các oxit là A. K2O.CaO.6SiO2. B. K2O.2CaO.6SiO2. C. 2K2O.2CaO.6SiO2. D. K2O.6CaO.2SiO2. Câu 356: Cho 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng: - X, Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí H2. - Z, T không tác dụng với dung dịch HCl. - T không tác dụng với muối của Z, X không tác dụng với muối của Y. Thứ tự sắp xềp theo chiều hoạt động hóa học theo chiều tăng dần của 4 kim loại A. Y, T, Z, X B. X, Y, T, Z. C. Z, Y, T, X. D. Y, X, Z, T. Câu 357: Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu ? A. CO B. CO2 C. SO2 D. NO Câu 358: Đồng kim loại có thể phản ứng được với: A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH D. H2SO4 đặc, nóng Câu 359: Các chất nào trong dãy tác dụng được với SiO2 ? A. CO2, H2O, H2SO4, NaOH. B. NaOH, Na2CO3, K2O, CaO. C. CO2, H2SO4, CaO, NaOH. D. H2SO4, NaOH, CaO, H2O. Câu 360: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng A. vật lí và hoá học. B. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học. C. hoá học. D. vật lí. Câu 361: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch ZnSO4? A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Cu. Câu 362: Cho sơ đồ sau: A ® B ® C ® D (Axit) Các chất A, B, C, D có thể lần lượt là A. S, SO2, SO3, H2SO4. B. C, CO2, CO, H2CO3. C. N2, N2O, NO, HNO2. D. S, SO2, SO3, H2SO3. Câu 363: Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra ? A. ZnSO4 B. Na2SO4 C. MgSO4 D. K2SO4 Câu 364: Ngâm dây kẽm nặng 65gam trong dung dịch CuSO4 dư , phản ứng xong lấy dây kẽm ra đem rửa sạch , cân lại còn 48.75g . Khối lượng đồng được tạo thành là: A.65g B.35g C.64g D.16g Câu 365: Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt , bạc ,đồng vào dung dịch HCl , thấy có bọt khí thoát ra . Phản ứng xảy ra xong ,khối lượng kim loại không bị giảm là: A.Sắt , Bạc , Đồng B.Bạc , Đồng C. Sắt , Đồng D. Bạc , Sắt Câu 366: Nếu cho lần lượt 40g Ca , 24g Mg và 56g Fe vào dung dịch HCl dư thì có kim loại nào tạo nhiều khí hiđro hơn? A.Canxi B. Sắt C. Magiê D.Cả 3 kim loại tạo lượng khí hiđro bằng nhau ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Biên soạn và trộn câu hỏi: Nguyễn Thế Lâm THCS Phú Lâm – Tiên Du – Bắc Ninh Email: lambanmai8283@gmail.com

File đính kèm:

  • doc366 cau Trac Nghiem hay va kho.doc