100 trò chơi dân gian

1. Trò chơi: CƯỚP CỜ

* Dụng cụ:

+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ

+ Một vòng tròn

+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội

* Cách chơi:

+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình.

+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.

+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về

+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 100 trò chơi dân gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
canh chụm) và chụp ngay trái banh khi banh rơi xuống và đã tung lên mặt đất. Tiếp tục 5 lần như thế để đủ. 4. Canh chuyền: Cầm chặt bó thẽ để ngang người thảy banh lên trong khi banh đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẽ và chụp cho kịp trái banh như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên.. Tiếp tục cho hết 5 lần. 5. Canh giã: Cầm giữa bó thẽ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẽ xuống nền nhà 2 lần, tiếp tục không ngừng và đếm 2,4,6,8,10 cho kịp bắt được trái banh. Thế là kết thúc cuộc chơi. Hơn thua nhau khi chơi banh thẽ: nếu người chơi không bắt kịp trái banh để banh rơi ra ngoài và khi bắt thẽ không đủ số hoặc dư so với số thẽ còn dư lại trong canh chụm quyết định. Người đánh thẽ giỏi có thể chừa 4 cây thẽ trong canh chụm để khi đánh các canh thẽ tiếp tục phải đánh 4 lần thay vì 2 lần trong cách chơi thẽ nói trên. Chơi khó vì khi vừa thảy banh và vừa nhặt thẽ hay đánh thẽ mà phải điều khiển cả tay và mắt nhìn. Bên nào hư thì đưa cho bên kia bắt đầu cuôc chơi. 6. Cách phạt: Bên thắng sẽ dùng cả bó thẽ nắm trong tay gõ vào chân họăc tay đối phương với số lượng đánh phạt tùy vào sự giao hẹn trước khi chơi, trong khi đó trái banh cũng được tung lên nhịp nhàng theo mỗi lần đánh phạt. Trò chơi dân gian "Oẳn tù tì" Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai người ai là người được ưu tiên thì với trò Sình Sầm dễ phân biệt trước sau. Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay: - Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm .- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ta có hình cái Kéo. - Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra. Luật chơi: Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm được cái búa. Khi cả hai cùng đọc: "Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? tao ra cái này", trong khi bàn tay được dấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên, như thế ta biết được bên nào thắng bên nào thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì được sình sầm lại. Trò chơi dân gian "Nhảy chõng cao" Nhiều hay ít người chơi cũng được, chia làm hai phe. Người cầm đầu trong toán chơi gọi là mẹ, người làm mẹ chơi hay và cao lớn nhất trong toán, người mẹ đi trước hoặc nhảy đầu tiên. Bắt đầu chơi, hai bên bao tiếng xùm bên nào thắng đi trước. * Cách chơi như sau: Bên thua hai người ngồi đối diện nhau, một người ngay một cẳng ra phía trước, bàn chân thẳng đứng gót chân chạm đất là canh một. Bên ăn nhảy qua canh một, người làm mẹ nhảy qua trước và đọc “đi canh một”, tất cả tụi con nhảy theo và lập lại câu “đi canh một” và vòng nhảy về cũng vậy, người cầm đầu cũng nhảy trước và đọc "về canh một" tụi con cũng nhảy qua sau và làm theo được hết rồi cứ như thế bên thua chồng cẳng lên canh 2, ngồi đối diện gác cẳng lên hàng tiếp tục lên canh 3 và canh 4, cứ như thế mà nhảy qua nhảy lại trong lúc miệng đọc đi hết canh này đến canh kia. Những canh cao như canh tư, tùy theo luật lệ chơi giao kèo trước, những đứa nhỏ không nhảy được cao, thì nhảy qua chỗ thấp thì sống, còn nếu không cho nhảy qua chổ thấp nhảy đụng chân thì chết ngồi đó chờ hết bàn chơi tiếp. Một lượt nhảy qua nhảy lại xong rồi canh bốn, thì tới canh búp. Khi làm canh tư, hai đứa ngồi làm chồng những bàn chân lên nhau gót chân chạm đầu ngón chân thành một tháp cao thẳng đứng tới lượt canh búp, canh nở, canh tàn, sau cùng là tới canh gươm, những canh trên chồng lên cao của ngón chân trên hết, giao kèo chơi chỉ được để cổ tay chạm ngón chân cái làm bàn tay búp, nở, tàn, gươm (nhiều bạn cũng ma giáo khi nhảy qua không để ý lú tay lên cho đụng người mẹ là chết cả đám). Những người con nhảy qua không được, có quyền nhảy qua chổ thấp nếu bên kia đồng ý. Sau cùng, là đi qua sông nhỏ, sông lớn là xong, hai người làm canh qua sông nhỏ bốn bàn chân chạm vào nhau bẹt ra hơi nhỏ để người đi bước vào cũng nói “đi canh nhỏ về canh nhỏ”. Vậy là xong canh nhỏ. Canh lớn hai người làm dang chân rộng ra để bên đi bước vào mà đi canh lớn, đi canh lớn là sắp hết trò chơi, toán đi bước qua và đọc "qua sông lớn về sông lớn". Khi về sông lớn hai người làm đưa tay lên cho người mẹ nắm và bắt đầu nói về sông lớn thì tất cả vụt chạy như rượt bắt, mấy đứa con thì lo chạy trước. Khi bắt được đứa nào thì đứa đó chết, bắt được hết thì xả bàn làm lại, hai bên tiếp tục bao tiếng xùm, bên nào thua thì làm. Nói tóm lại, đó là trò chơi dân gian vui nhất đối với trẻ thơ. ***Canh búp, nở, tàn, gươm: điển hình là một nụ hoa, dùng bàn tay để trên canh tư. *Canh búp: dùng bàn tay chụm lại. *Canh nở: dùng bàn tay chụm, nhưng để hé miệng. *Canh tàn: xòe cả lòng bàn tay. *Canh gươm: để một ngón tay thẳng đứng. Trò chơi dân gian "Đánh trỏng" Đánh trỏng là một môn chơi rất là dân gian ở Ninh Hòa của lứa tuồi trẽ thơ dành riêng cho các cô cậu có gan bẫm. Trò chơi không lệ thuộc vào số người, chia thành hai nhóm, cây trỏng để đánh thường thường chúng tôi chọn một trong hai loại cây ở quê nhà chỗ nào cũng có "cây dong hoặc cây gòn", vì hai loại cây này khi khô rất nhẹ, chặt làm hai khúc, cây cầm đánh dài khoảng 5 hoặc 6 tấc gọi là cây đập đầu mào, cây ngắn 2 tấc gọi là cây đầu mào. Khi có sẵn hai dụng cụ trên, chúng tôi đào một lỗ dài hơn 2 tấc, chiều sâu không tính miễn sao để đầu mào nằm gọn vào lỗ là được rồi, gạch phía trước lỗ một đường mức khoảng cách 6 hoặc 7 thước. Sáp vào trận hai nhóm bắt đầu khắc tính điểm, bên nào khắc điểm nhiều thì đi trước. Cách chơi bắt đầu, nhóm thua ra đứng phía trước lằn mức, nhóm ăn ở trong và bắt đầu chơi. Trước khi chơi hai bên giao kèo đánh được bao nhiêu điểm thì thắng . Thường thì chơi đánh trên 100 điểm mới thắng. 1/ Phần dích đầu trỏng: đặt đầu trỏng ngắn nằm ngang trên miệng lỗ và lấy cây dài dích sao cho đầu trỏng ngắn bay ra khỏi mức, đừng để cho bên đối phương chận lại hay bắt được đầu trỏng là người đó chết, dích đầu trỏng bay cũng là một nghệ thuật, mắt nhìn liếc đối phương đứng chỗ nào trống hoặc phải dích xa hay cao để đầu trỏng bay cao, khi bên đối phương bắt không được thì người dích đặt cây trỏng dài nằm ngang trên lỗ, để cho đối phương lượm đầu trỏng ngắn nằm ở đâu thì từ chỗ đó chố vào, nếu trúng cây trỏng dài thì người đó chết " cứ như vậy nếu chết tiếp tục thì thay thế người khác đi". 2/ Phần ne đầu trỏng nhỏ: Đến phần ne đầu trỏng, người ăn thường đứng sát mức, tay cầm trỏng dài để đầu trỏng ngắn nằm ngang dựa vào cùm tay, bắt đầu hất đầu trỏng ngắn tưng lên rồi khắc, liếc mắt nhìn những người thua đứng hàng mức bên ngoài đánh đầu trỏng ngắn thật mạnh ra ngoài để bên thua đừng bắt được. Khi đầu trỏng rớt xuống đất, bên thua lượm và chố vào đừng cho người bên trúng đón đánh được đầu trỏng ngắn bay ra ngoài, thì bắt đầu tính được điểm rồi . Phần tính điểm ở đây tính vào phần khắc ở trên, khắc bao nhiều cái tính bao nhiêu điểm. 3/ Chặt đầu mào: Đặt đầu mào nằm xuôi xuống lỗ sao để một đầu chỏng lên, khi chặt đầu mào đầu trỏng ngắn bay lên, đón đầu trỏng ngắn rơi xuống rồi khắc bao nhiêu cái thì tính bao nhiêu điểm, nên đánh ra ngoài mức để sao cho đối phương đánh bắt không được thì mới tính điểm. 4/ Phần Âm u: Bên nào đánh thắng trước điểm đã giao kèo thì âm u bên thua, tùy theo chơi để bắt cặp người ăn, người thua âm u, bên ăn bắt đầu khắc bao nhiêu cái thì nhảy bao nhiêu bước khi âm u, người ăn một tay cầm cây trỏng dài dựa vào cùm tay tưng lên rồi ne thật mạnh cho đầu trỏng ngắn bay đi thật xa, rồi rơi xuống đất người thua lượm đầu trỏng ngắn cầm trên tay, người ăn bắt đầu nhảy bắt đầu từ vị trí đầu trỏng ngắn rớt xuống, nhảy bao nhiêu bước, từ điểm khắc bao nhiêu cái ở trên. Khi nhảy xong rồi đặt cây trỏng dài xuống để cho người thua chố, nếu chố trúng cây trỏng dài, thì người thua u một hơi dài về lỗ, người ăn chạy theo sau cầm cây trỏng dài đợi khi người thua tắt hơi để đánh người thua, rồi tiếp tục cặp khác âm u. Xong hết rồi hai nhóm chơi khắc lại, tiếp tục chơi tiếp. Trò chơi dân gian "Đua thuyền" Từ xa xưa ở Việt Nam đã có đua thuyền. Đua thuyền ở nhiều nơi không phải là trò thi tài mà là hành vi thực hiện một nghi lễ với thuỷ thần, xuất phát từ tục cầu nước của cư dân nông nghiệp - tín ngưỡng phồn thực. Có nơi cuộc thi chỉ có hai thuyền (Đào Xá - Phú Thọ), một chải “đực” mang hình chim ở mũi thuyền, chải kia là “cái” mang hình cá. Hai biểu tượng đối ứng giao hoà âm - dương (chim trên cao, dương - cá dưới nước, âm); khô - ướt (thuyền và nước); thuyền trôi, mái chèo khuấy nước nhằm “đánh thức thuỷ thần” và cuộc đua ấy chỉ thực hiện vào ban đêm, đến dạng sáng thì kết thúc. Cuộc đua thuyền của cư dân miền biển thì lại mang ý nghĩa cầu ngư. Có địa phương tổ chức đua thuyền để tưởng niệm các anh hùng giỏi về thủy chiến... Ngày nay, đua thuyền là một nội dung quan trọng trong chương trình của rất nhiều lễ hội từ Bắc chí Nam, nhất là các địa phương có sông hồ hoặc gần biển. Cuộc đua thuyền hiện nay ở nhiều địa phương không đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng như bưổi ban đầu mà đã trở thành sự kiện thể thao hấp dẫn có quy mô lớn, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Đua thuyền đã có thêm sứ mệnh của cuộc thi tài và biểu dương sức mạnh tập thể. Trò chơi dân gian "Kéo chữ" Trò chơi kéo chữ phát triển ở vùng Hoa Lư, Tam Điệp (Ninh Bình). Một đội kéo chữ có 32 con trai dưới 15 tuổi mặc quần xanh, áo trắng có nẹp đỏ, chân quấn xà cạp, tay cầm gậy dài 1,2m cuốn giấy màu và ở trên đầu gậy có gù sặc sỡ. Tất cả được chia làm hai dẫy, mỗi dẫy có một người cầm đầu (tổng cờ tiền) và một người đứng cuối (tổng cờ hậu). Tổng cờ phải chọn những người có mặt mũi khôi ngô, mặc quần trắng, áo the đầu đội khăn xếp, thắt lưng ba múi, tay cầm cờ thần vuông. Vào cuộc kéo chữ, theo tiếng trống của người tiểu cảnh, hai cánh quân dàn ra dưới sự hướng dẫn của các tổng cờ để xếp thành các chữ khác nhau. Các tổng cờ vừa dẫn quân vừa múa hát, làm cho không khí rất sôi nổi và náo nhiệt. Đội quân theo tổng cờ chạy theo hình xoáy ốc với những động tác phức tạp, lần lượt các chữ được hiện ra (chữ Hán hoặc Nôm) "Thái bình", "Thiên phúc", "Xuân hoà khả lạc", "Quốc thái dân an"...

File đính kèm:

  • docTro_choi_dan_gian.doc
Giáo án liên quan